Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không?

Theo quan niệm xưa, việc xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ là điều kiêng kỵ bởi những lý do sau: nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, nhiều uế khí, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của chủ nhà, đặc biệt là nếu xảy ra các tình trạng tắc nghẽn đường ống nước hay bồn cầu. Hơn nữa, hơi ẩm toả ra từ toilet sẽ khiến phòng ngủ cũng như chăn, nệm dễ có mùi hôi, sinh sôi nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Ngày nay, những thắc mắc liệu có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ đã có phần nào được giải quyết nhờ những hướng tích cực trong suy nghĩ và một số lợi ích mà chúng đem lại cho chủ nhà như sau:
  • Thứ nhất, thiết kế phòng ngủ có kết hợp nhà vệ sinh đảm bảo sự riêng tư, sinh hoạt thoải mái, bớt thời gian chờ đợi nếu bạn phải sống chung với nhiều thành viên trong gia đình.
  • Thứ hai, tính tiện lợi của việc bố trí phòng ngủ gần nhà vệ sinh ở chỗ, bạn sẽ di chuyển nhanh hơn vào những lúc cấp bách như lúc dậy muộn hoặc khi trời quá lạnh để đi xuống nhà vệ sinh chung.
  • Và cuối cùng, nếu biết cách thiết kế phòng ngủ kết hợp phòng tắm đẹp sẽ tạo nên một không gian sống sang trọng, hiện đại và tiện nghi đặc biệt phù hợp với những cặp vợ chồng trẻ hoặc các bạn độc thân.

1717659692845.png

Lưu ý khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ:​

  • Không gộp chung nhà vệ sinh, phòng tắm, lavabo rửa mặt. Nhiều gia đình thích tích hợp các chức năng này lại vì sẽ tiết kiệm diện tích nhưng nếu làm vậy khi sử dụng sẽ rất bất tiện, không đảm bảo vệ sinh.
  • Nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ vì đây là nơi dễ đọng nước, nơi sinh sống của muỗi, gián nếu thi công cao hơn thì sẽ gây ra tình trạng nước tràn từ nhà vệ sinh ra ngoài, ảnh hưởng đến các khu vực khác.
  • Bạn có thể đổi hướng cửa ra vào và hướng cửa nhà vệ sinh sao cho chúng lệch nhau hoặc vuông góc. Tuy nhiên, việc này có thể tốn kém nhiều chi phí, đối với phòng ngủ nhỏ bạn có thể tận dụng các vách ngăn hoặc rèm cửa để che chắn lại. Thêm nữa, chủ nhà nên kê đầu giường hướng khác, ở khu vực góc tường hoặc gần cửa sổ để chỗ nghỉ ngơi thông thoáng hơn, đón nhiều ánh nắng hơn, tránh hơi ẩm và mùi hôi từ nhà vệ sinh.
  • Đối với nhà vệ sinh đặt cuối nhà hoặc nhà vệ sinh có diện tích hạn hẹp thì việc lắp đặt cửa sổ hoặc cửa thông gió là vô cùng cần thiết, có tác dụng đón ánh sáng, luồng không khí dễ lưu thông, hạn chế được khí ẩm, đảm bảo căn phòng luôn khô ráo, mát mẻ và chủ nhà cũng cảm thấy không gian thoải mái hơn, không còn ngột ngạt nữa.
  • Chọn loại gạch lót sàn và gạch ốp tường chống thấm nước, có màu sáng hoặc hoa văn đơn giản để căn phòng sạch sẽ thông thoáng hơn.
  • Luôn giữ cho nhà vệ sinh được sạch sẽ bằng việc lau chùi, dọn rửa thường xuyên, tránh để quần áo bẩn lâu ngày, chất chồng làm sinh sôi vi khuẩn và bốc mùi.
  • Tận dụng các góc tường để đặt chậu rửa, hoặc bố trí tủ lavabo lớn để cất giữ nhiều đồ đạc hơn mà không sợ chúng bị hôi hám, ẩm mốc khi đặt ở ngoài.
  • Hạn chế đặt quá nhiều vật dụng dưới sàn, bạn nên lắp các kệ treo tường nếu phòng tắm nhỏ không đặt được tủ.
  • Sử dụng vách kính để ngăn cách khu vực tắm và bồn rửa để không gian vừa sạch sẽ, vừa tinh tế, hiện đại.
  • Đặt thêm các chậu cây cảnh lá to, lá xanh có tác dụng hấp thụ khí ô uế.
  • Đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top