VNR Content
Pearl
Sáng nay, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HoSE) đã ra quyết định huỷ niêm yết đối với cổ phiếu của CTCP Tập đoàn FLC (mã FLC). Như vậy, với quyết định trên, toàn bộ gần 710 triệu cổ phiếu FLC sẽ chính thức bị huỷ niêm yết từ ngày 20/2/2023.
Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là các mẫ cổ phiếu đã đăng ký niêm yết và được chấp nhận trên sàn giao dịch chứng khoán như HoSE và HNX. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động tình hình kinh doanh thua lỗ khiến công ty không đạt những tiêu chí niêm yết ban đầu.
Ở trong trường hợp FLC, lý do bị huỷ niêm yết là do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán và Uỷ ban Chứng khoán (UBCKNN) xét thấy cần thiết phải huỷ niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thuộc trường hợp chứng khoán bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định tại o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Như vậy, đối với cổ phiếu FLC sẽ bị huỷ niêm yết đồng nghĩa với việc các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.
Trong trường hợp của các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết, nhà đầu tư cần liên hệ với công ty chủ quản ở đây là FLC, để xác định được cổ phiếu sẽ xử lý theo dạng nào. Thông thường, có hai dạng bao gồm Chuyển cổ phiếu xuống sàn Upcom hoặc Cổ phiếu không chuyển sàn.
Đối với cổ phiếu chuyển xuống sàn Upcom, các nhà đầu tư tiếp tục giao dịch cổ phiếu bình thường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần theo dõi, bám sát mọi thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp đó để nhận ra các dấu hiệu thay đổi có vấn đề.
Đối với cổ phiếu không chuyển sàn, có nghĩa là không được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với cổ phiếu. này thì mọi người hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ và xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán dưới dạng thương lượng thoả thuận với người khác.
Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng, cho dù trong trường hợp cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải huỷ giá trị.
Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, cần có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu.
Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là gì?
Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là các mẫ cổ phiếu đã đăng ký niêm yết và được chấp nhận trên sàn giao dịch chứng khoán như HoSE và HNX. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động tình hình kinh doanh thua lỗ khiến công ty không đạt những tiêu chí niêm yết ban đầu.
Ở trong trường hợp FLC, lý do bị huỷ niêm yết là do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán và Uỷ ban Chứng khoán (UBCKNN) xét thấy cần thiết phải huỷ niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thuộc trường hợp chứng khoán bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định tại o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Như vậy, đối với cổ phiếu FLC sẽ bị huỷ niêm yết đồng nghĩa với việc các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.
Cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết, nhà đầu tư phải làm sao?
Trong trường hợp của các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết, nhà đầu tư cần liên hệ với công ty chủ quản ở đây là FLC, để xác định được cổ phiếu sẽ xử lý theo dạng nào. Thông thường, có hai dạng bao gồm Chuyển cổ phiếu xuống sàn Upcom hoặc Cổ phiếu không chuyển sàn.
Đối với cổ phiếu chuyển xuống sàn Upcom, các nhà đầu tư tiếp tục giao dịch cổ phiếu bình thường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần theo dõi, bám sát mọi thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp đó để nhận ra các dấu hiệu thay đổi có vấn đề.
Đối với cổ phiếu không chuyển sàn, có nghĩa là không được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với cổ phiếu. này thì mọi người hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ và xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán dưới dạng thương lượng thoả thuận với người khác.
Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng, cho dù trong trường hợp cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải huỷ giá trị.
Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, cần có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu.