Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?

Hiện tại trên thế giới chỉ có 4 cơ sở hoàn thành các thủ tục đóng băng thi thể chờ hồi sinh một cách độc lập, trong đó Viện Khoa học Đời sống ở Sơn Đông, Trung Quốc là cơ sở duy nhất ở châu Á. Nhiều người được đóng băng để chờ hồi sinh ở đây từ năm 2017. Tại Trung Quốc, có 10 thi thể đã được đông lạnh thành công, đặt trong bình nitơ lỏng, trong đó người nhỏ tuổi nhất mới 13 tuổi.
Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?
Về mặt pháp luật, đóng băng sâu chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã chết. Khoảng thời gian lý tưởng để bắt đầu thủ thuật cryogenics là trong khoảng 2 phút sau khi tim bệnh nhân ngừng đập và không quá 15 phút sau đó.
Đầu tiên, thi thể được làm lạnh dần bằng băng và tiêm chất hóa học để giảm đông máu. Sau khi nhiệt độ hạ đến gần mức 0°C, máu được rút ra để thay bằng một dung dịch nhằm để bảo vệ các mô và cơ quan.
Các kỹ thuật viên cũng tiêm vào cơ thể một dung dịch khác để ngăn các tinh thể băng hình thành, sau đó tiếp tục làm lạnh thi thể xuống đến -130°C. Bước cuối cùng, thi thể được di dời sang một bình chứa nitơ lỏng. Ở đó, nó sẽ được hạ nhiệt độ xuống -196°C.
Mức phí mà một người phải bỏ ra nếu muốn đông lạnh sâu toàn bộ cơ thể tại Viện Cryonics (Mỹ) là từ khoảng 35.000 USD.
Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?
Nhiều nhà khoa học cho rằng cơ hội để hồi sinh một người chết gần như bằng 0. Bởi các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là các bộ phận trọng yếu như tim, phổi, não, thận chắc chắn đã bị tổn thương khi đóng băng.
Cho tới thời điểm hiện tại, việc những tổn thương đã xảy ra và dẫn đến cái chết là không thể đảo ngược. Do các tổn hại nặng về các cơ quan nội tạng và não nên luật quy định người tham gia kỹ thuật phải chết thực sự về mặt khoa học, điều này càng làm cho việc hồi sinh một người đã chết gần như không khả thi.
Alcor không đưa ra được một kỹ thuật rõ ràng nào để làm hồi sinh lại một người đã chết quá lâu, hoặc một kỹ thuật đang được phát triển trong tương lai để mang người chết quay trở lại cuộc sống.
Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?
Một công nghệ rất mơ hồ trên website của Alcor được mô tả rằng, họ sẽ sử dụng công nghệ nano phân tử với các robot cỡ nano siêu nhỏ có thể thay thế các nhiễm sắc thể hỏng và để có thể phục hồi đến từng tế bào. Điều đáng nói là Alcor không hề nghiên cứu về công nghệ này, thực chất họ chỉ kinh doanh dịch vụ đóng băng và bảo quản người đã chết và không có ai phải chịu trách nhiệm về lời hứa hồi sinh của bệnh nhân. Nghiên cứu chính của Alcor chỉ là các kỹ thuật bảo quản người đã chết tốt nhất có thể.

Trường hợp cụ thể:​

Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?
Ông Robert Nelson tả lại quá trình ướp đông thi thể của bác sĩ James Bedford.
Theo New York Times, James Bedford là giáo sư tâm lý học tại Đại học California và là một người đàn ông thành công trong cuộc sống. Ông qua đời vào ngày 12/1/1967 vì bệnh ung thư thận. Trước khi qua đời, Bedford đã để lại di nguyện là thực hiện đóng băng thi thể mình chờ "hồi sinh".
Cơ thể của bác sĩ Bedford được các chuyên gia từ Hiệp hội Cryonics California, Mỹ, xử lý. Trước khi qua đời, ông Bedford đã tuyên bố mình sẽ cống hiến cơ thể cho y khoa và ngành nghiên cứu đông lạnh thi thể.
Sau khi Bedford qua đời, tuần hoàn của tiến sĩ Bedford được duy trì thông qua hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim. Cùng lúc đó, cơ thể phải được làm lạnh trên đá. Tiếp theo, các chuyên gia bắt đầu thay máu của bác sĩ Bedford bằng dung dịch bảo quản hóa học. Họ tiêm chất dimethyl sulfoxide vào cơ thể ông. Đây là chất được cho là có thể giúp bảo toàn các cơ quan nội tạng và mô. Sau đó, họ đóng băng thi thể bằng đá khô trước khi chuyển sang môi trường nitơ lỏng. Thi thể Bedford được đưa vào một quan tài, chở về nhà riêng rồi sau đó chuyển đến trung tâm đông lạnh Cryo - Care ở Phoenix, Arizona. Nơi này đã đồng ý cất giữ túi thi thể đông lạnh của ông Bedford trong bể nitơ lỏng -196 độ C.
Năm 1991, 22 năm sau khi "ngủ đông", thi thể của ông Bedford được đưa đến một kho lạnh khác. Đây là nơi "nghỉ ngơi" của 3 thi thể ướp đông khác. Ngày 25/5/1991, các chuyên gia kiểm tra tình trạng thi thể của bác sĩ Bedford lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Theo báo cáo của Alcor, da cổ, thân trên của Bedford đã bị đổi màu, mũi sụp xuống và xuất hiện hai lỗ thủng trên cơ thể.
Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?
Kiểm tra kỹ vùng da ở ngực trên cho thấy các vết lõm có vẻ như bị gãy xương. Mũi và miệng của ông có vết máu, mắt mở hé và giác mạc có màu trắng của băng. Các kỹ thuật viên đánh giá dịch máu chảy ra từ miệng và mũi không phải là điều bất ngờ, nằm ngoài dự đoán.
Có thể sống mãi mãi bằng cách đặt cơ thể con người trong nitơ lỏng ở -196 độ không?
Thi thể của ông James Bedford trong lần kiểm tra duy nhất.
Đặc biệt, kiểm tra hình ảnh bên ngoài họ nhận thấy thi thể trẻ hơn so với tuổi 73. Dù có những biến đổi, báo cáo đánh giá ông được bảo quản tốt.
Trải qua một cuộc "phiêu lưu" dài và đầy khó khăn, cuối cùng, dự án đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh mà bác sĩ Bedford tham gia đã chính thức dừng lại vào năm 1994. Năm 2017 là thời điểm mà Robert dự đoán vị bác sĩ sẽ thức dậy trôi qua nhưng không đạt được kết quả như mong đợi.
Tình trạng của ông vẫn chưa được đánh giá là chết nhưng họ cũng không kết luận ông còn sống. Theo một số nhà khoa học, James Bedford thậm chí đã tử vong khi bước vào quá trình thử nghiệm đóng băng. Cơ thể của ông vẫn nằm trong phòng thí nghiệm của tổ chức kéo dài sự sống Alcor.
Viễn cảnh hồi sinh một cơ thể đóng băng cho đến nay vẫn còn khá xa vời và thiếu tính thực tế. Và nhiều người trong cộng đồng khoa học thậm chí còn cho rằng đây là hành động phi đạo đức.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top