Ở Đài Loan, mới đây đã ghi nhận một cuộc xâm lấn bất ngờ của những con cóc mía. Với đèn pin trong tay và trang bị bảo hộ kín đáo, hàng chục tình nguyện viên từ Hiệp hội Bảo tồn Động vật lưỡng cư Đài Loan đã bước vào chuyến hành trình truy lùng cóc mía xuyên đêm.
Cóc mía là loài bản địa ở Nam và Trung Mỹ, chúng đã gây ra những vụ phá hoại nổi tiếng ở Úc cùng Philippines, nhưng chưa bao giờ là Đài Loan. Nhiều người không hiểu lý do gì mà một loài lưỡng cư lớn và có độc tố cao, sinh sống ở Nam, Trung Mỹ, lại xuất hiện ở Chaotun - một thị trấn ở chân đồi của dãy núi trung tâm Đài Loan.
Cách đây vài tuần, một người dân địa phương đã phát hiện một loài cóc với vẻ ngoài khác lạ xuất hiện trong vườn rau nhà mình. Cô nhanh chóng chụp lại và đăng tải lên mạng. Bức ảnh ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có Yang Yi-ju, một chuyên gia tại Đại học Quốc gia Dong Hwa.
Cô đã cử một nhóm tình nguyện viên từ Hiệp hội Bảo tồn Động vật lưỡng cư đến để điều tra. Sau quá trình săn tìm, nhóm tình nguyện bắt được 27 con cóc mía. Cô xác định được ngay, đây là loài cóc mía nhờ tuyến parotoid lớn nằm sau mỗi mắt. Tuyến này có khả năng tiết ra chất độc, gây chết người.
Cóc mía bị xem là dịch hại vì ba lý do sau: kẻ săn mồi phàm ăn, sinh sản nhanh chóng và cực độc. Ban đầu, cóc mía chỉ có mặt ở 14 quốc gia nhưng hiện đã được tìm thấy ở hơn 40 quốc gia khác nhau. Do đó, chúng được liệt kê vào danh sách “100 loài ngoại lai xâm lấn” trên thế giới bởi nhóm chuyên gia về các loài xâm lấn (ISSG).
Cóc mía trưởng thành dài từ 3,5 đến 5,9 inch (9 đến 15 cm), có da màu vàng và nâu, được bao phủ bởi các mụn cóc không đều. Cóc mía cái có thể đẻ tới 30.000 quả trứng một lúc và có khả năng giao phối quanh năm.
Khi bị đe dọa, cóc mía tiết ra một loại chất độc màu trắng sữa từ các tuyến phía sau mắt của chúng, được gọi là bufotoxin. Bufotoxin có thể gây chết hầu hết các loài động vật nếu chúng vô tình ăn phải.
Nhận thấy rõ hiểm họa từ loài vật ngoại lai, chính phủ Đài Loan khẩn trương mở rộng chu vi tìm kiếm thêm 4 km. Cho đến nay, đã có hơn 200 con cóc mía với nhiều kích cỡ khác nhau bị bắt và hiện đang được nuôi tại Viện nghiên cứu các loài đặc hữu.
Tên gọi cóc mía bắt đầu từ việc chúng được người dân ở Úc, Philippines, Nhật Bản, Caribe cũng như Florida và Hawaii, sử dụng để tiêu diệt các loài bọ cánh cứng gây hại sống trên cây mía. Tuy nhiên, do đặc tính sinh sản nhanh và không có kẻ thù tự nhiên, chúng đã gây hại cho hệ sinh thái địa phương.
Mặc dù bề ngoài có phần già nua, nhưng cóc là biểu tượng của sự giàu có, trường thọ và may mắn trong văn hóa Trung Quốc từ lâu đời. Đó là lý do người dân ở khu vực Chaotun đã ngần ngại báo cáo chính quyền, khi phát hiện loài cóc lạ này.
Cho đến năm 2016, việc nhập khẩu cóc mía vào Đài Loan làm vật nuôi vẫn hợp pháp. Giá bán một con có thể dao động từ 3000 Đài tệ đến 4000 Đài tệ (107 USD-142 USD). Các nhà bảo tồn tin rằng, kể từ khi chính phủ cấm nhập khẩu cóc mía, người dân có xu hướng nhân giống chúng tại địa phương. Không may, một số con đã lọt ra ngoài tự nhiên do trốn thoát hoặc bị chủ bỏ rơi.
Hiện tại, cóc mía đang xâm lấn rất mạnh mẽ ở Đài Loan và chưa có dấu hiệu tích cực trong việc ngăn chặn chúng.
Nguồn: Euronews, Livescience
Cách đây vài tuần, một người dân địa phương đã phát hiện một loài cóc với vẻ ngoài khác lạ xuất hiện trong vườn rau nhà mình. Cô nhanh chóng chụp lại và đăng tải lên mạng. Bức ảnh ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có Yang Yi-ju, một chuyên gia tại Đại học Quốc gia Dong Hwa.
Cô đã cử một nhóm tình nguyện viên từ Hiệp hội Bảo tồn Động vật lưỡng cư đến để điều tra. Sau quá trình săn tìm, nhóm tình nguyện bắt được 27 con cóc mía. Cô xác định được ngay, đây là loài cóc mía nhờ tuyến parotoid lớn nằm sau mỗi mắt. Tuyến này có khả năng tiết ra chất độc, gây chết người.
Cóc mía bị xem là dịch hại vì ba lý do sau: kẻ săn mồi phàm ăn, sinh sản nhanh chóng và cực độc. Ban đầu, cóc mía chỉ có mặt ở 14 quốc gia nhưng hiện đã được tìm thấy ở hơn 40 quốc gia khác nhau. Do đó, chúng được liệt kê vào danh sách “100 loài ngoại lai xâm lấn” trên thế giới bởi nhóm chuyên gia về các loài xâm lấn (ISSG).
Cóc mía trưởng thành dài từ 3,5 đến 5,9 inch (9 đến 15 cm), có da màu vàng và nâu, được bao phủ bởi các mụn cóc không đều. Cóc mía cái có thể đẻ tới 30.000 quả trứng một lúc và có khả năng giao phối quanh năm.
Khi bị đe dọa, cóc mía tiết ra một loại chất độc màu trắng sữa từ các tuyến phía sau mắt của chúng, được gọi là bufotoxin. Bufotoxin có thể gây chết hầu hết các loài động vật nếu chúng vô tình ăn phải.
Nhận thấy rõ hiểm họa từ loài vật ngoại lai, chính phủ Đài Loan khẩn trương mở rộng chu vi tìm kiếm thêm 4 km. Cho đến nay, đã có hơn 200 con cóc mía với nhiều kích cỡ khác nhau bị bắt và hiện đang được nuôi tại Viện nghiên cứu các loài đặc hữu.
Tên gọi cóc mía bắt đầu từ việc chúng được người dân ở Úc, Philippines, Nhật Bản, Caribe cũng như Florida và Hawaii, sử dụng để tiêu diệt các loài bọ cánh cứng gây hại sống trên cây mía. Tuy nhiên, do đặc tính sinh sản nhanh và không có kẻ thù tự nhiên, chúng đã gây hại cho hệ sinh thái địa phương.
Mặc dù bề ngoài có phần già nua, nhưng cóc là biểu tượng của sự giàu có, trường thọ và may mắn trong văn hóa Trung Quốc từ lâu đời. Đó là lý do người dân ở khu vực Chaotun đã ngần ngại báo cáo chính quyền, khi phát hiện loài cóc lạ này.
Cho đến năm 2016, việc nhập khẩu cóc mía vào Đài Loan làm vật nuôi vẫn hợp pháp. Giá bán một con có thể dao động từ 3000 Đài tệ đến 4000 Đài tệ (107 USD-142 USD). Các nhà bảo tồn tin rằng, kể từ khi chính phủ cấm nhập khẩu cóc mía, người dân có xu hướng nhân giống chúng tại địa phương. Không may, một số con đã lọt ra ngoài tự nhiên do trốn thoát hoặc bị chủ bỏ rơi.
Hiện tại, cóc mía đang xâm lấn rất mạnh mẽ ở Đài Loan và chưa có dấu hiệu tích cực trong việc ngăn chặn chúng.
Nguồn: Euronews, Livescience