Con người đã dùng khinh khí cầu để do thám từ bao giờ?

Hóa ra không phải bây giờ các quốc gia mới dùng khinh khí cầu để do thám các quốc gia khác mà lịch sử ra đời hình thức trinh sát này đã có từ lâu.
Con người đã dùng khinh khí cầu để do thám từ bao giờ?
Mỹ đã sử dụng một chiếc F-22 để bắn hạ khinh khí cầu vào ngày 4/2. Nhưng những thiết bị thu thập thông tin tình báo này đã có một lịch sử phát triển lâu dài.
Hôm 4/2, chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ đã bắn hạ chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc sau khi nó dạt trên bầu trời ngoài khơi bờ biển Nam Carolina. Tên lửa AIM-9X Sidewinder bắn từ độ cao 17,6km trúng khinh khí cầu ở độ cao lên tới 19,8km đã kết thúc câu chuyện gây tranh cãi suốt tuần qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III cho biết: “Khinh khí cầu trên của Trung Quốc có thể được sử dụng để giám sát các địa điểm chiến lược trên lục địa của nước Mỹ. Nó đã bị bắn hạ trên lãnh hải Mỹ”.
Khinh khí cầu bay vào bầu trời Montana vào ngày 1/2 và khiến các chuyến bay đến và đi từ Sân bay Quốc tế Billings phải tạm dừng. Trong bốn ngày, khinh khí cầu bay theo gió khắp nước Mỹ cho đến khi bị tên lửa bắn hạ trên đại dương.
Tại cuộc họp báo ngày 2/2, một quan chức quốc phòng cấp cao lưu ý rằng Mỹ đã theo dõi khinh khí cầu và "tạm giữ" nó kể từ khi nó đi vào không phận nước này. Mặc dù đã định không bắn hạ vì lo ngại rủi ro cho người dân nhưng cuối cùng Mỹ vẫn chọn cách cuối cùng là bắn hạ trước những lo ngại về an ninh.
Cũng tại cuộc họp báo, vị quan chức này cũng lưu ý đây không phải lần đầu tiên. Trước đó đã có khá nhiều vụ khinh khí cầu kiểu như thế này đi qua nước Mỹ.
Trên thực tế việc sử dụng khinh khí cầu để thu thập thông tin tình báo đã có từ hàng thế kỷ trước. Dưới đây là lịch sử chi tiết.

Khinh khí cầu quân sự

Khinh khí cầu đã được sử dụng trong giám sát quân sự từ năm 1794 khi nước Pháp sử dụng chúng để theo dõi chuyển động của người và đại bác từ trên cao. Trong Nội chiến Mỹ, các lực lượng của phe liên minh đã sử dụng bóng bay, bay cao tới 300m để ghi lại hoạt động bên dưới.
Khi đó, giao tiếp với khinh khí cầu rất phức tạp khi sử dụng cờ tín hiệu hoặc dây điện báo để báo cáo những gì họ quan sát được. Những quả bóng bay này được buộc lại, cho phép các đội trên mặt đất kéo những quả bóng bay trở lại vị trí cũ. Theo nghĩa này, những quả bóng bay giống như các tháp quan sát hơn là các phương tiện do thám thực sự.
Con người đã dùng khinh khí cầu để do thám từ bao giờ?
Sau đó tới Chiến tranh thế giới thứ nhất, khinh khí cầu được sử dụng để chụp ảnh chiến trường bên dưới. Nhưng tất nhiên để theo dõi chiến trường bên dưới không đơn giản vì những quả khinh khí cầu này sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị máy bay chiến đấu bắn hạ.
Con người đã dùng khinh khí cầu để do thám từ bao giờ?
Trong Thế chiến thứ nhất, Frank Luke Jr là một phi công của Quân đội Mỹ có biệt danh là "Arizona Balloon Buster" vì đã bắn hạ 18 quả bóng bay quan sát của Đức quốc xã.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng chứng kiến việc sử dụng khí cầu điều khiển được hoặc khí cầu cứng, bay như máy bay ném bom hoặc máy dò tìm. Khí cầu có thể tự di chuyển và không cần dây buộc, cho phép chúng tiếp cận không phận phía trên phòng tuyến của kẻ thù.
Con người đã dùng khinh khí cầu để do thám từ bao giờ?
Trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã chế tạo những chiếc khinh khí cầu tầm cao được thả vào luồng phản lực mới, sau đó được gió thổi trên cao mang qua Thái Bình Dương. Hơn 9.000 quả bóng bay FuGo đã được phóng vào dòng phản lực, hoàn chỉnh với bom cháy được thiết kế để đốt cháy các thành phố và khu rừng.
Tuy nhiên tính hiệu quả của các cuộc tấn công bằng FuGo bị hạn chế vì chúng dựa vào những cơn gió mạnh, nhất là vào tháng 11 đến tháng 3, khi Tây Bắc Thái Bình Dương ẩm ướt và lạnh, hạn chế khả năng lan rộng của đám cháy.

Đôi mắt lơ lửng trên bầu trời​

Việc giám sát khinh khí cầu tầm xa bị giới hạn bởi cách điều khiển khinh khí cầu và thông tin mà nó có thể truyền đạt. Vụ tai nạn khinh khí cầu nổi tiếng năm 1947 tại Roswell, New Mexico là do một thiết bị mang cảm biến âm thanh được thiết kế để lắng nghe âm thanh của các vụ nổ hạt nhân của Liên Xô.
Một lý do để sử dụng khinh khí cầu là chúng có thể mang trọng tải lớn vì một vật thể nhẹ hơn không khí có kích thước vừa đủ lơ lửng trên bầu trời mà không cần tạo ra lực nâng. Một tướng Mỹ đã mô tả khinh khí cầu “cao tới 60 mét với trọng tải có kích thước bằng một chiếc máy bay phản lực.
Tất nhiên những thứ mà khinh khí cầu đã ghi lại được và gửi đi là điều chưa ai quan sát thấy. Có thể nhờ độ cao của chúng ở mức vừa đủ nên cho phép giám sát các đường truyền vô tuyến và các đường truyền không dây khác tốt hơn vệ tinh, mặc dù điều đó mang tính suy đoán nhiều hơn.
Với sự quan tâm rộng rãi của quân đội nhiều nước trong việc phát triển khinh khí cầu giám sát, có khả năng cuộc chạy đua phát triển khinh khí cầu trinh thám chỉ mới bắt đầu.
>>> Nga sắp trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu chiến, các quốc gia khác có nên lo lắng?
Nguồn: Popsci
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top