Công nghệ sản xuất phim mới đang được Netflix thúc đẩy, nhanh hơn, rẻ hơn so với phông xanh

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Nếu là 1 người đam mê phim ảnh, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "virtual production" (sản xuất ảo) hay "LED wall" (tường LED) đang làm mưa làm gió trong ngành công nghiệp điện ảnh. Đây không chỉ là xu hướng công nghệ mới mà còn là 1 bước ngoặt trong cách nhà làm phim tạo ra những cảnh quay hoành tráng mà không cần phải di chuyển đến những địa điểm xa xôi.

Trường quay ảo là gì?​


Netflix đã tổ chức 1 hội thảo chuyên sâu về virtual production tại Toho Studios vào tháng 6/2025, nhằm chia sẻ với các nhà làm phim Nhật Bản về thực trạng, thách thức và tiềm năng của công nghệ này. Hội thảo là 1 buổi chia sẻ chân thực, gần gũi, dành riêng cho những người trong ngành, từ đạo diễn, nhà sản xuất đến đội ngũ kỹ thuật. Vậy virtual production là gì? Nói đơn giản, đây là phương pháp sử dụng công nghệ tạo ra môi trường ảo thay thế cho bối cảnh thực tế, trong đó LED wall đóng vai trò trung tâm, hiển thị hình nền được tạo bằng công nghệ CG hoặc cảnh quay thực tế. Tuy nhiên, virtual production không chỉ dừng lại ở việc dùng LED wall, mà còn bao gồm cả các khâu chuẩn bị như tạo storyboard, khảo sát địa điểm ảo (virtual scouting), tích hợp dữ liệu từ các công cụ như Unreal Engine để tạo nên trải nghiệm liền mạch từ khâu tiền kỳ (pre-production) đến quay phim.

1752206362348.png


So với cách làm truyền thống, virtual production giúp nhà làm phim tiết kiệm thời gian và chi phí khi không cần dựng bối cảnh vật lý hay di chuyển đến các địa điểm thực tế. Ví dụ, 1 cảnh quay trên đỉnh núi phủ tuyết hay không gian vũ trụ giờ đây có thể được thực hiện ngay trong studio, LED wall hiển thị nền CG bối cảnh đó 1 cách chân thực. Theo Netflix, công nghệ này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mở ra cơ hội sáng tạo không giới hạn, giúp đạo diễn hiện thực hóa những ý tưởng "không thể" trước đây. Tuy nhiên, các chuyên gia tại hội thảo nhấn mạnh virtual production không phải 1 giải pháp đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng ngay lập tức. Nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đội ngũ chuyên môn cao, và kế hoạch rõ ràng từ đầu.

Hiện trạng tại Nhật Bản​


Tại hội thảo, Netflix đã làm sáng tỏ cách virtual production được triển khai trong dự án phim "Bullet Train Explosion", bản remake từ bộ phim kinh điển năm 1975. Bộ phim này là ví dụ điển hình cho thấy tiềm năng và thách thức của công nghệ LED wall. Ban đầu, ekip sản xuất không kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ từ công ty đường sắt Đông Nhật Bản JR East (East Japan Railway) nên kế hoạch quay phim hoàn toàn không dựa vào cảnh quay trên tàu thật. Tuy nhiên, nhờ sự hợp tác bất ngờ từ JR East, đoàn phim đã được phép quay 7 chuyến tàu đặc biệt. Dù vậy, để đáp ứng yêu cầu của hàng loạt cảnh quay, họ vẫn phải dựng 2 bộ khung tàu shinkansen bằng vật liệu giống thật, đặt trong studio với 2 bức LED wall dài đến 27 mét bao quanh để hiển thị cảnh quay ngoài cửa sổ.

1752206390451.png


Quá trình này không hề đơn giản. Theo chia sẻ từ ông phó đạo diễn Katsuro Onoue của phim, việc sử dụng LED wall yêu cầu một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc quay những cảnh nền bằng nhiều loại camera như GoPro, iPhone, LUMIX DC-GH5, DJI Ronin 4D và Sony Cinema Line ILME-FX3. Đặc biệt, đội ngũ chỉ có 10 phút để lắp đặt thiết bị trên tàu thật, đòi hỏi kế hoạch chi tiết và phối hợp nhịp nhàng. Kết quả là các cảnh quay ngoài cửa sổ được tái hiện chân thực trên LED wall, không chỉ giúp diễn viên dễ dàng nhập vai mà còn giảm thiểu công đoạn hậu kỳ (post-production) so với phương pháp phông xanh (green screen). Một điểm cộng lớn là LED wall có độ sáng lên đến 2,500 nits, vượt trội máy chiếu (projector) 60,000 lumen từng được cân nhắc, giúp tái hiện ánh sáng tự nhiên một cách sống động, thậm chí hỗ trợ điều chỉnh màu sắc và độ sáng theo cảm xúc của cảnh quay.

1752206397732.png


Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều suôn sẻ. Việc lắp đặt LED wall trong một nhà kho ở Chiba không được chuẩn bị sẵn như các studio chuyên dụng đã gây ra nhiều khó khăn. Đội ngũ phải đảm bảo mặt sàn phẳng hoàn toàn để đặt các tấm LED lớn, vốn rất dễ bị hỏng do va chạm vật lý hay tĩnh điện. Ngoài ra, việc tích hợp cảm biến chuyển động (motion sensor) để điều chỉnh góc quay cũng gặp trở ngại do hạn chế về không gian. Những chi tiết này cho thấy virtual production dù mạnh mẽ, nhưng không phải giải pháp "cắm là chạy" mà đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian, công sức và tiền bạc.

Chi phí hiệu quả​


Một câu hỏi mà bất kỳ nhà sản xuất nào cũng quan tâm là: virtual production có thực sự tiết kiệm chi phí? Theo phân tích tại hội thảo, câu trả lời không đơn giản là "có" hay "không".

1752206419647.png


1752206427894.png


1752206435711.png


Với phương pháp 3D ICVFX (in-camera visual effects), chi phí cho thiết kế bối cảnh và dựng sân khấu vẫn chiếm một khoản lớn. Tuy nhiên, các khâu chỉnh sửa tạm thời và xử lý VFX hậu kỳ có thể được giảm bớt, giúp tiết kiệm một phần chi phí. Dù vậy, tổng chi phí không giảm đáng kể, đặc biệt với dự án đòi hỏi LED wall lớn và phức tạp. Trong trường hợp "Bullet Train Explosion", chỉ riêng giai đoạn chuẩn bị đã tiêu tốn số tiền đáng kể, chưa kể chi phí lắp đặt LED wall và thuê kỹ thuật viên cho quá trình quay.

Phương pháp 2D ICVFX như trong trường hợp "Bullet Train Explosion" được đánh giá là ít tốn kém hơn do không yêu cầu mô hình 3D phức tạp. Thay vào đó, các cảnh nền thực tế hoặc CG đơn giản được sử dụng, phù hợp cho các cảnh như nhìn ra cửa sổ hay cảnh trong xe. Tuy nhiên, ngay cả 2D ICVFX cũng cần thời gian chuẩn bị dài, thường tối thiểu 6 tháng để đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru. Điều này cho thấy virtual production không phải là một giải pháp rẻ, mà là một khoản đầu tư đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và chi phí.

1752206454504.png


1752206462576.png


Theo các nguồn quốc tế như Variety và TVBEurope, virtual production đang trở thành xu hướng toàn cầu đặc biệt ở thị trường Mỹ và châu Âu, nơi các studio lớn như Industrial Light & Magic hay Framestore đã áp dụng công nghệ này cho các dự án bom tấn như The Mandalorian hay Jurassic World. Netflix cũng đã phát triển 1 bộ tài liệu hướng dẫn 8 phần về virtual production, nhấn mạnh vai trò công nghệ này trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và mở rộng khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, việc áp dụng virtual production còn khá hạn chế đặc biệt là với 3D ICVFX, do thiếu cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân sự chuyên môn. Theo VFX manager Kaori Otagaki của Netflix Nhật Bản, nhu cầu tại Nhật hiện chủ yếu tập trung vào 2D ICVFX do tính đơn giản và chi phí thấp hơn.

1752206477166.png


1752206483957.png


Một bài viết từ ScreenSkills cũng chỉ ra rằng virtual production đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, từ bộ phận mỹ thuật đến bộ phận mỹ thuật ảo, đảm bảo hình ảnh nền và cảnh quay thực tế ăn khớp. Điều này đặc biệt quan trọng trong các dự án như Bullet Train Explosion, nơi các cảnh nền phải được quay trước và tích hợp chính xác với LED wall. Thách thức lớn nhất tại Nhật Bản, theo ông Jin Kim từ Netflix Korea, là sự thiếu giao tiếp và hiểu biết chung giữa các bộ phận. Ông nhấn mạnh rằng thành công của virtual production phụ thuộc vào việc thiết lập một tầm nhìn chung ngay từ giai đoạn tiền kỳ, với sự hỗ trợ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2NvbmctbmdoZS1zYW4teHVhdC1waGltLW1vaS1kYW5nLWR1b2MtbmV0ZmxpeC10aHVjLWRheS1uaGFuaC1ob24tcmUtaG9uLXNvLXZvaS1waG9uZy14YW5oLjY0NjcwLw==
Top