Người điều hành của nhà máy điện hạt nhân Fukushima mới đây đã nộp đơn xin cấp phép lên Bộ đảm bảo an toàn Nhật Bản. Nhà máy dự định xây một đường hầm dưới biển cùng các cơ sở hạ tầng cần thiết, nhằm thải một lượng lớn nước phóng xạ đã qua xử lý xuống Thái Bình Dương.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị chịu trách nhiệm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hy vọng Cơ quan quản lý hạt nhân sẽ sớm chấp nhận đơn xin cấp phép để họ có thể tiến hành xây dựng vào tháng 6/2021, đưa vào khai thác tháng 4 năm 2023.
TEPCO cần sự đồng ý tuyệt đối về kế hoạch triển khai và mẫu thiết kế cơ bản của đường hầm dưới biển, thiết bị pha loãng nước ô nhiễm với nước biển, cũng như các vật liệu cần thiết khác. Nhà máy có kế hoạch thải một lượng lớn nước đã qua xử lý nhưng vẫn còn phóng xạ vào Thái Bình Dương, nằm cách nhà máy khoảng 1km.
Chính phủ và TEPCO cho biết, ngoài tritium không gây hại với một lượng nhỏ và là thành phần không thể loại bỏ khỏi nước, những đồng vị khác được chọn để xử lý đều giảm đến mức tối đa trước khi xả. Nước chứa tritium cần phải pha loãng với nước biển để giảm nồng độ chất phóng xạ xuống dưới 1/4 tiêu chuẩn cho phép.
Quá trình xử lý cam kết đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác động đến các làng đánh bánh cá lân cận và môi trường. Lối ra của đường hầm sẽ dẫn đến khu vực không cho phép đánh bắt cá. Nhà máy hiện đang có khoảng 1000 bể chứa đầy nước phóng xạ, chúng cần phải dỡ bỏ hoàn toàn để ngừng hoạt động nhà máy.
Junichi Matsumoto, người phụ trách dự án xả nước cho biết, TEPCO sẽ xây dựng đường hầm bằng cách khoan qua lớp nền dưới đáy biển. Sau đó, họ sẽ xả nước xuống khoảng 12 m dưới bề mặt đại dương.
Nhà máy Fukushima Daiichi đang lưu trữ lượng nước nhiễm xạ ngày càng tăng kể từ sau khi ba lò phản ứng bị động đất và sóng thần Sendai 2011 làm hư hỏng, hệ thống nước làm mát bắt đầu bị ô nhiễm và rò rỉ. TEPCO cho biết, các bể chứa hiện tại chứa khoảng 1,29 triệu tấn nước và sẽ đạt công suất 1,37 triệu tấn vào đầu năm 2023.
Nếu các bạn không nhớ thì nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 và 2 đã bị hư hại nghiêm trọng do trận động đất và sóng thần Sendai ngày 11/3/2011. Tổng cộng 45.000 người sống trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy số 1 đã được yêu cầu di dời. Tại nhà máy số 2, chính quyền đã cho di tản dân cư trong khu vực bán kính 3 km và khuyến cáo những người sống trong phạm vi 10 km không nên rời khỏi nhà.
Vào tháng 4, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản nâng mức khủng hoảng sự cố nhà máy điện Fukushima 1 lên mức 7, mức cao nhất trong thang sự cố hạt nhân quốc tế. Cuối năm 2011, do vẫn chưa thể kiểm soát sự cố, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ, ông Noda Yoshihiko tuyên bố đóng nguội nhà máy Fukushima một cách có kiểm soát.
Vì lo ngại sẽ có thêm một sự cố hạt nhân giống như Fukushima, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân trong nước, chuyển sang dùng điện sản xuất từ than, dầu và khí đốt.
Chính phủ vào tháng 4/2021 đã chính thức thông qua quyết định xả nước vào Thái Bình Dương theo các tiêu chuẩn an toàn do cơ quan quản lý đặt ra. Tuy nhiên, quyết định này đã bị ngư dân, người dân và những nước láng giềng, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc, phản đối dữ dội.
Chính phủ Nhật Bản đã phải nhờ đến sự hỗ trợ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, hòng đảm bảo việc xả thải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đồng thời giúp cộng đồng hiểu tường tận vấn đề nước này gặp phải. Theo TEPCO, việc xả thải sẽ kéo dài khoảng 30 năm, tuân theo giới hạn xả hàng năm, cho đến khi nhà máy ngừng hoạt động.
Nguồn: Japantoday
TEPCO cần sự đồng ý tuyệt đối về kế hoạch triển khai và mẫu thiết kế cơ bản của đường hầm dưới biển, thiết bị pha loãng nước ô nhiễm với nước biển, cũng như các vật liệu cần thiết khác. Nhà máy có kế hoạch thải một lượng lớn nước đã qua xử lý nhưng vẫn còn phóng xạ vào Thái Bình Dương, nằm cách nhà máy khoảng 1km.
Chính phủ và TEPCO cho biết, ngoài tritium không gây hại với một lượng nhỏ và là thành phần không thể loại bỏ khỏi nước, những đồng vị khác được chọn để xử lý đều giảm đến mức tối đa trước khi xả. Nước chứa tritium cần phải pha loãng với nước biển để giảm nồng độ chất phóng xạ xuống dưới 1/4 tiêu chuẩn cho phép.
Quá trình xử lý cam kết đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác động đến các làng đánh bánh cá lân cận và môi trường. Lối ra của đường hầm sẽ dẫn đến khu vực không cho phép đánh bắt cá. Nhà máy hiện đang có khoảng 1000 bể chứa đầy nước phóng xạ, chúng cần phải dỡ bỏ hoàn toàn để ngừng hoạt động nhà máy.
Junichi Matsumoto, người phụ trách dự án xả nước cho biết, TEPCO sẽ xây dựng đường hầm bằng cách khoan qua lớp nền dưới đáy biển. Sau đó, họ sẽ xả nước xuống khoảng 12 m dưới bề mặt đại dương.
Nhà máy Fukushima Daiichi đang lưu trữ lượng nước nhiễm xạ ngày càng tăng kể từ sau khi ba lò phản ứng bị động đất và sóng thần Sendai 2011 làm hư hỏng, hệ thống nước làm mát bắt đầu bị ô nhiễm và rò rỉ. TEPCO cho biết, các bể chứa hiện tại chứa khoảng 1,29 triệu tấn nước và sẽ đạt công suất 1,37 triệu tấn vào đầu năm 2023.
Nếu các bạn không nhớ thì nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 và 2 đã bị hư hại nghiêm trọng do trận động đất và sóng thần Sendai ngày 11/3/2011. Tổng cộng 45.000 người sống trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy số 1 đã được yêu cầu di dời. Tại nhà máy số 2, chính quyền đã cho di tản dân cư trong khu vực bán kính 3 km và khuyến cáo những người sống trong phạm vi 10 km không nên rời khỏi nhà.
Vì lo ngại sẽ có thêm một sự cố hạt nhân giống như Fukushima, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đóng cửa tất cả nhà máy điện hạt nhân trong nước, chuyển sang dùng điện sản xuất từ than, dầu và khí đốt.
Chính phủ vào tháng 4/2021 đã chính thức thông qua quyết định xả nước vào Thái Bình Dương theo các tiêu chuẩn an toàn do cơ quan quản lý đặt ra. Tuy nhiên, quyết định này đã bị ngư dân, người dân và những nước láng giềng, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc, phản đối dữ dội.
Chính phủ Nhật Bản đã phải nhờ đến sự hỗ trợ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, hòng đảm bảo việc xả thải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đồng thời giúp cộng đồng hiểu tường tận vấn đề nước này gặp phải. Theo TEPCO, việc xả thải sẽ kéo dài khoảng 30 năm, tuân theo giới hạn xả hàng năm, cho đến khi nhà máy ngừng hoạt động.
Nguồn: Japantoday