Cứ đến cuối tháng là tiêu hết tiền, 1 thế hệ trẻ “sống nay biết mai” không tích lũy, không nhà riêng, không gia đình

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Theo CNBC, tại Trung Quốc đang rộ lên trào lưu hưởng thụ đến những đồng cuối cùng trong ví, các bạn trẻ vung tiền tiêu xài thoải mái để rồi đến gần cuối tháng, chỉ đủ cầm cự đến kì nhận lương, hoặc phải vay nợ để đủ chi tiêu. Hết lối sống “nằm thẳng,” giờ giới trẻ lại có 1 phong trào mới hưởng thụ cuộc sống đến khánh kiệt.
Eric Hsu nhớ lại quãng thời gian kham khổ khi phải 10 ngày nữa mới tới kì nhận lương, nhưng trong túi anh chỉ còn lại 32 USD. Tài khoản không hề có 1 khoản tiền tiết kiệm nào đề phòng những lúc như này. Chia sẻ với CNBC, anh nói: “Tôi dùng nốt số tiền còn lại để mua ổ bánh mì trắng và ăn dè sẻn trong 3 bữa, chờ đến khi nhận lương."
“Cũng có lúc tôi nghĩ, mình không phải không kiếm được tiền. Tôi cho rằng thu nhập bản thân thuộc dạng khá giả so với mặt bằng chung. Song, tháng nào cũng thấy không đủ tiêu”.
Anh là 1 trường hợp điển hình của phong trào sống hưởng thụ đến khánh kiệt cuối tháng. Những người trẻ độc thân được gọi là “yue guang zu” - nguyệt quang tộc (moonlight clan).

Cứ đến cuối tháng là tiêu hết tiền, 1 thế hệ trẻ “sống nay biết mai” không tích lũy, không nhà riêng, không gia đình
Cứ quẹt thẻ mua sắm đi, đằng nào cuối tháng bạn chả hết tiền!
Đây là 1 cách chơi chữ của người Trung Quốc, ám chỉ lối sống ăn tiêu từng đồng tiền làm ra không chút dự phòng, làm đến đâu tiêu đến đấy, thậm chí vung tay quá trán. Do vậy, cứ đến cuối tháng lại chẳng còn xu nào trong túi. Hsu thừa nhận “tiền vào tay trái lại ra ở tay phái”, không thể kiểm soát được.
Chung Chí Niên, giáo sư tại ĐH Bách Khoa Hong Kong, cho biết thuật ngữ này xuất phát từ Đài Loan, nay đã phổ biến ở cả đại lục và Hong Kong, đều ám chỉ những bạn trẻ độc thân ăn tiêu thoải mái mà không lo nghĩ cho tương lai hay lúc ốm đau, bệnh tật. “Lối sống này khác xa thời của bố mẹ họ. Bố mẹ thì luôn tiết kiệm từng xu kiếm được nhưng các bạn trẻ bây giờ lại mạnh tay chi hết số tiền họ có” - ông kết luận.
Ông cho biết, do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, nhiều người trẻ có mức thu nhập thấp có xu hướng thoái chí, gia nhập vào “nguyệt quang tộc” vì không hy vọng gì ở tương lai. Họ không còn muốn kham khổ để tiết kiệm như thế hệ trước nữa.

Cứ đến cuối tháng là tiêu hết tiền, 1 thế hệ trẻ “sống nay biết mai” không tích lũy, không nhà riêng, không gia đình
Chi tiền sở hữu quần áo, đồ công nghệ,... đến cuối tháng chẳng còn tiền
A-Jin, 34 tuổi, cho biết chỉ riêng các khoản chi cố định hàng tháng như bảo hiểm, điện nước, di chuyển,... đã chiếm hơn nửa tháng lương của cô - khoảng 985 USD. “Không có cách nào để tiết kiệm” - A-Jin nói. “Nếu chẳng may bị tai nạn, tôi chẳng có khoản tiền dự phòng nào cả”. Mỗi tháng, cô chỉ còn lại khoảng 10.000 Đài tệ cho tiền ăn uống và chi tiêu vặt, tương đương 1/3 trong tổng số lương nhận được.
Chính vì chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, họ dễ sinh ra tâm lý yolo (đời bạn chỉ sống có 1 lần). Do vậy khuyến khích bản thân chi tiêu ngay cả khi phải vay nợ để tận hưởng cuộc sống này.
Như với trường hợp của Hsu, anh thừa nhận có tới 4 cái thẻ tín dụng và gần 70% trong số tiền lương hàng tháng dùng để chi trả cho những khoản nợ tín dụng đổ về. Gần như chẳng còn dư đồng nào để tiết kiệm. Một nửa là để chi cho những khoản cần thiết, nhưng nửa kia thì chủ yếu để phục vụ những ham muốn và sở thích của anh.

Cứ đến cuối tháng là tiêu hết tiền, 1 thế hệ trẻ “sống nay biết mai” không tích lũy, không nhà riêng, không gia đình
Mua sắm trực tuyến, quẹt thẻ trả tiền,... việc thanh toán quá dễ dàng khiến họ không thể kiềm chế được ham muốn của bản thân.
Giáo sư Chung cho biết, “nguyệt quang tộc” phản ánh tâm lý vỡ mộng của giới trẻ hiện nay, giống như “nằm thẳng” (tang ping) hay “thờ ơ mặc kệ sự đời” (bai lan) phổ biến.
Họ không còn hy vọng mua được 1 căn nhà riêng vì giá nhà quá đắt đỏ, thị trường bất động sản nằm ngoài tầm với của những người trẻ. Để mua được 1 căn hộ, có khi phải tiết kiệm trong hàng chục năm, hoặc vay tiền ngân hàng để mua nhà rồi mắc nợ cũng tầm hàng chục năm sau khi mua.
Giả sử giá nhà được coi là hợp lý nếu nó gấp 3 lần thu nhập hàng năm, con số ở Đài Loan hiện là 9,6. Nếu là 1 thành phố phát triển như Đài Bắc, có thể lên tới 15,7. Có nghĩa 1 người cần từ 10-15 năm để trả đủ tiền mua nhà. “Giấc mơ sở hữu được 1 căn nhà riêng, kết hôn và sinh con trở nên quá xa vời” - giáo sư thừa nhận.

Cứ đến cuối tháng là tiêu hết tiền, 1 thế hệ trẻ “sống nay biết mai” không tích lũy, không nhà riêng, không gia đình
Nhận thấy cho dù có ăn uống kham khổ, chi tiêu dè sẻn, việc mua nhà và xây dựng gia đình vẫn quá xa tầm với, nhiều bạn trẻ chọn cách buông xuôi. “Họ chọn từ bỏ giấc mơ đó và vung tiền mua sắm những thứ có thể sở hữu ngay trong tầm tay”. Đây được gọi là mua “niềm hạnh phúc nhỏ nhưng đảm bảo”.
Đó có thể chỉ đơn giản là 1 tách cà phê Starbucks, 1 chuyến du lịch, 1 chiếc xe,... giúp bạn bù đắp thiếu thốn tinh thần vì đã đánh mất mục tiêu chung trong cuộc sống. Họ chọn lối sống độc thân thảnh thơi thoải mái, không có định hướng lập gia đình hay mua nhà vì cho rằng nó đã nằm ngoài tầm tay.
Hsu đồng tình với quan điểm sống này. “Một căn hộ 3 phòng ngủ hiện có giá 20 triệu Đài tệ. Lương tôi hàng năm được 720.000 Đài tệ, vậy phải tích lũy trong bao lâu mới đủ?” Nếu xác định mục tiêu là mua nhà, chẳng khác nào bạn tích cóp từng xu nhưng không bao giờ dùng đến - vì thực tế có bao giờ đủ?
A-Jin cho biết không có mục tiêu tài chính hay dài hạn nào, cũng như từ bỏ hoàn toàn ý định mua nhà riêng. “Miễn là đủ tiền mua đồ ăn để nhét đầy bụng, tôi vẫn sống được. Thế là đủ rồi” - cô nói. “Đằng nào cũng là bất khả thi, vậy nên tôi chỉ nghĩ làm sao để đối xử tử tế với bản thân mình”.


>>> Trào lưu sống "bai lan" và "tang ping" ở Trung Quốc.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top