VNR Content
Pearl
Diễn biến gần đây tại Ukraine, với việc quân đội nước này tái chiếm khu vực diện tích lên đến 6.000 km2 trong khi Nga rút quân sang bên kia bờ sông cho thấy đây là một cuộc chiến tranh đầy những bất ngờ. Và có lẽ điều đáng nói hơn cả, là xung đột Nga - Ukraine đang dần trở thành một cuộc chiến drone thực thụ đầu tiên trong lịch sử, cho chúng ta thấy một viễn cảnh đầy khốc liệt của chiến trường tương lai.
Dù mang dáng dấp một công nghệ điển hình của thế kỷ 21, UAV hay drone đã xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Trong Thế chiến I, Mỹ và Anh từng thử nghiệm các loại máy bay trinh sát và máy bay gắn bom với cánh tháo lắp được, điều khiển qua sóng vô tuyến. Trong Thế chiến II, Đức từng triển khai tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới, mã số V-1.
Khi xâm lược Việt Nam, các drone của Mỹ đã được sử dụng lần đầu tiên trong các chiến dịch và tên lửa hành trình trở thành một phần quan trọng trong kho vũ khí chiến lược của các cường quốc. Khi cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq diễn ra, các drone tinh vi hơn được sử dụng không chỉ cho mục đích trinh sát, mà còn để tấn công các mục tiêu khủng bố bằng tên lửa không đối đất.
Orion
Ngày nay, drone được sử dụng bởi hơn 100 quốc gia, cùng các nhóm tư nhân lẫn cá nhân. Nếu như chiến trường drone trước đây hầu như độc chiếm bởi duy nhất một UAV Predator của Mỹ - được ví như kẻ săn mồi trên những sa mạc Trung Đông - thì hiện số lượng các nhóm drone đa dạng đã xuất hiện ngày càng nhiều với những vai trò khác nhau trên chiến trường và những nơi khác.
Drone quân sự hiện đại có đủ mọi chủng loại, và được xếp vào một số hạng mục chính dựa trên kích cỡ và tốc độ: từ to lớn, bay cao và nhanh, cho đến nhỏ, bay thấp và chậm. Những drone nhỏ nhất có thể nắm trọn trong lòng bàn tay người lính, và về cơ bản được thiết kế để trở thành “tai mắt” của họ trong các tình huống cần quan sát xuyên tường hoặc các góc chết. Trong khi đó, những máy bay không người lái cỡ lớn, sử dụng động cơ phản lực, với sải cánh 40 mét có thể bay cao đến 18.000 mét.
Nằm ở giữa là loạt drone chuyên dùng để xâm nhập không phận kẻ thù, tiến hành hoạt động trinh sát nhằm hỗ trợ chiến thuật cho các tốp bộ binh, và thậm chí là tấn công trực tiếp các mục tiêu giáp nhẹ.
Khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2/2022, họ đã tận dụng những kinh nghiệm có được từ việc sử dụng drone trong quá trình sáp nhập bán đảo Crimean năm 2014 để giành những thắng lợi bước đầu. Quân đội Nga dùng drone để theo dõi các lực lượng Ukraine và dựa trên dữ liệu gửi về để điều chỉnh tọa độ trọng pháo nhằm tiêu diệt đối thủ.
S70
Theo các nguồn tin của Tình báo Anh, vào những ngày đầu của cuộc xung đột, Nga đã tung ra khoảng 500 drone với giá trị ước tính 9 tỷ USD như một công cụ chiến lược để điều phối lực lượng pháo binh. Nhiều nguồn cho biết, dù drone của Nga không tinh vi như của phương tây, chúng vẫn tiên tiến hơn nhiều xét về khả năng tích hợp trong các hệ thống.
Trong nhóm cỡ nhỏ, Nga sở hữu drone Zala Kyb và Eleron-3SV, là những UAV cánh hình tam giác (delta-wing) được thiết kế để các lực lượng bộ binh có thể âm thầm triển khai và xâm nhập lãnh thổ địch. Chúng có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát, dù rằng Zala Kyb cũng mang được đạn dược để lao thẳng vào các mục tiêu bên dưới và phát nổ.
Trong nhóm cỡ trung là Orlan-10, một drone cực kỳ phổ biến của Nga được sử dụng không chỉ ở Ukraine mà còn ở Syria nữa. Nó chủ yếu được sử dụng để do thám và trinh sát, mang theo một hệ thống laser nhằm đánh dấu mục tiêu. Ít phổ biến hơn là mẫu Kronshtadt Orion, được thiết kế để đánh chính xác và trinh sát. Thông tin về mẫu này rất ít, nhưng có vẻ khả năng hoạt động của nó tương tự mẫu MQ-1 Predator của Mỹ.
Orlan 10
Ngoài ra, Nga còn có một nguyên mẫu drone động cơ phản lực là S-70B Okhotnik, dự kiến triển khai trong quân đội vào năm 2024. Mẫu này mới chỉ được thử nghiệm và các thông tin về nó được xếp vào loại tuyệt mật. Tuy nhiên, nó trông khá giống mẫu RQ-170 của Lockheed Martin và có khả năng hoạt động phạm vi rộng với hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất.
Có thông tin cho biết Nga đang đàm phán để mua hàng trăm drone quân sự Shahid từ Iran. Mẫu UAV cỡ lớn với cánh quạt và động cơ đơn này là biến thể được phát triển dựa trên MQ-1.
Một phần lý do có lẽ vì Ukraine đã học được bài học từ cuộc chiến Crimea năm 2014. Thời điểm đó, quốc gia này không có drone nào cả, nhưng sau 8 năm, quân đội Ukraine đã xây dựng được một lực lượng nhỏ gồm 300 drone dựa trên các mẫu drone trinh sát A1-SM Fury và Leleka-100, và gần đây nhất là sự bổ sung mẫu drone tầm trung Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, với thời gian hoạt động 27 tiếng, bay cao 7620 mét, và có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát hoặc tấn công mục tiêu mặt đất bằng 4 quả bom dẫn đường laser gắn bên dưới cặp cánh dài 12 mét.
Bayraktar TB2
Bên cạnh đó, Ukraine còn tận dụng các drone trinh sát cỡ lớn Tu-141 từ thời Soviet và drone cỡ nhỏ Switchblade của Mỹ. Giống Zala Kyb của Nga, Switchblade được ví như kho đạn dược di động, có thể bay 40 phút và mang theo một đầu đạn đủ lớn để xuyên phá giáp tăng.
Ukraine cũng sắp nhận được drone Phoenix Ghost - một kho đạn dược di động khác với khả năng tấn công cả phương tiện lẫn binh lính, drone theo dõi Furias, Pumas, ScanEagle, và Ankas của Thổ Nhĩ Kỳ. Có thông tin rằng Ukraine hiện đang đàm phán để mua 4 drone MQ-1C Gray Eagle của Mỹ, vốn được trang bị tên lửa Hellfire, nhưng phía Mỹ bày tỏ quan ngại rằng một trong các máy bay này có thể rơi vào tay Nga.
Black Hornet
Trong khi đó, Na-uy và Anh đã cam kết tăng các drone cỡ nhỏ Black Hornet cho Ukraine. Đây là loại drone trông như những chiếc trực thăng đồ chơi, có thể nằm gọn gàng trong lòng bàn tay của người lính nhằm triển khai các chiến dịch trong đô thị.
Danh sách chưa dừng lại ở đó, bởi Ukraine còn triển khai hàng đàn drone dân sự khác. Có giá chỉ vài trăm đô, chúng chủ yếu được sử dụng bởi các lực lượng dân quân, bán quân sự, và người dân bình thường - một số được tinh chỉnh để mang theo lựu đạn nhắm vào mục tiêu. Chiến thuật này trước đây tỏ ra khá hiệu quả, nhưng các hệ thống phòng không và các thiết bị gây nhiễu sóng thế hệ mới của Nga ngày càng khiến loại drone này trở nên vô dụng.
Chưa kể, các lệnh cấm vận nhằm vào Nga, cụ thể là lĩnh vực quốc phòng và hàng không, đã gây cho nước này không ít khó khăn trong bảo dưỡng và thay thế drone. Tuy nhiên, Nga lại có nhiều hệ thống chống drone tiên tiến và có thể gây nhiễu tín hiệu điều khiển từ phía Ukraine, làm gián đoạn hệ thống liên lạc, và tấn công trực tiếp vào hệ thống điện tử của máy bay địch.
Furia 4
Nhiều nguồn tin cho biết trong quá trình phía Nga giảm tốc độ tiến quân, các hệ thống phòng thủ và radar cảnh báo sớm dùng để hỗ trợ các lực lượng quân đội của họ cũng được tổ chức lại tốt hơn. Tuy nhiên, Ukraine lại được tiếp cận với nhiều công nghệ tinh vi của phương Tây hơn bao giờ hết, với khả năng chống lại các kỹ thuật đối phó của Nga bằng cách chuyển đổi tần số và lập trình drone…bỏ chạy cho đến khi kết nối được tái thiết lập.
Sự khác biệt trong hệ thống phòng thủ của Ukraine và Nga rất rõ ràng. Báo cáo cho thấy drone Ukraine bị bắn hạ thường hứng chịu hư hỏng vật lý đáng kể, tức chúng đã bị tấn công bởi tên lửa. Trong khi đó, drone Nga bị bắn hạ thường không gặp hư hại gì, chứng tỏ chúng bị tấn công làm ngắt hệ thống điện bên trong.
Đầu tiên, drone, hay UAV chiến đấu, chắc chắn không phải một sản phẩm chỉ tồn tại trong truyện khoa học viễn tưởng. Quá trình phát triển và triển khai của chúng cũng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cấm vận, tình hình kinh tế, tài nguyên, và lao động như các tài sản quân sự khác. Dù chúng có thể mang lại tác động to lớn đối với một chiến dịch, khi số lượng drone giảm sút và mạng lưới drone trở nên bất ổn định, cục diện chiến trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Zala Kyb
Thứ hai là sự trỗi dậy của các mẫu drone thương mại giá rẻ, từ đó tạo ra những đội quân giám sát - hay những quả bom di động - vừa kinh tế mà rất đông đảo. Tuy nhiên, tính hiệu quả của chúng cũng có phần hạn chế trước các hệ thống phòng thủ chống drone hiện đại. Một vấn đề khác là những drone thương mại được sử dụng bởi binh lính, dân thường, nhà báo, các đội cứu hộ…tiềm ẩn nguy cơ làm mờ đi lằn ranh giữ drone chiến đấu và phi chiến đấu, đặt dân thường vô tội trước rủi ro trở thành mục tiêu bất đắc dĩ.
Một hiệu ứng mà drone thương mại mang lại là chúng đã và đang thay đổi cuộc chiến thông tin. Nếu như Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến truyền hình đầu tiên, thì Ukraine là cuộc chiến camera drone đầu tiên. Các drone thương mại không chỉ dùng để tìm kiếm mục tiêu, chúng còn ghi nhận những video công kích của Nga ở độ phân giải cao và màu sắc hoàn chỉnh.
Drone còn thay đổi và giúp cải thiện các hệ thống phòng thủ chống drone ở tốc độ đáng kể. Đối mặt với một trận chiến gồm hàng triệu drone trong tương lai, các nhà hoạch định chiến thuật quân sự trên thế giới đang ngày càng hứng thú với tìm hiểu hệ thống phòng thủ drone, cách cải thiện chúng, và thậm chí là cách sử dụng các bầy drone để chống lại các bầy drone.
Drone còn đẩy nhanh tốc độ các trận chiến. Trước đây, phải mất đến 30 phút để thực hiện một cuộc pháo kích, nay chỉ mất khoảng…3 phút. Thay vì dùng ống nhòm và gương tín hiệu để tìm mục tiêu, drone có hệ thống chỉ điểm laser, liên kết vệ tinh, mạng internet, và các đội drone lẫn drone cá nhân.
Thay vì các lực lượng đặc biệt, chỉ huy một chiến dịch trong tương lai có thể gửi thông tin đến drone. Khi các hệ thống tự động, AI, và công nghệ “bầy đàn” trở nên ổn định hơn, các chỉ huy có thể quan sát nhiều hướng tiếp cận từ một vị trí và đánh giá tình hình trong thời gian ngắn hơn nhiều. Các drone thậm chí có thể chờ sẵn trong khu vực để hỗ trợ những người bị thương và tấn công các hệ thống phòng thủ.
Nếu drone bị hư hại thì sao? Chúng chỉ là máy móc mà thôi.
Drone cũng làm thay đổi chiến thuật bộ binh. Một người lính ở Ukraine có thể không bao giờ biết chắc một hoặc nhiều drone đang quan sát họ. Các chỉ huy Không quân Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của drone. Lính bộ binh sẽ phải thích nghi với thế giới mới. Dù lực lượng không quân sẽ đảm nhiệu tiêu diệt các UAV tầm cao, binh sỹ cần tự học các kỹ năng chống drone và sử dụng hiệu quả các loại súng chống drone bán ra đạn shotgun, lưới, dây nhựa, vi sóng, hay laser. Chiến trường mạng cũng cần thay đổi để chống trả những mối đe dọa mới.
Liệu drone có giúp Ukraine đánh bại Nga? Liệu các bầy drone có có biến Đài Loan trở thành một mục tiêu đắt đỏ với Trung Quốc? Liệu NATO có chấp nhận rủi ro hi sinh chiến đấu cơ F-35 Lightning 35 triệu USD cho khi mà một con drone 200 USD có thể bay vào ống nạp của động cơ khi cất cánh? Hay liệu các bầy drone có thể đóng vai trò tạo bất ngờ cho những kẻ xâm lược tương lai?
Tham khảo: New Atlas
>> Drone cảm tử Thần Phong thay đổi chiến tranh hiện đại như thế nào?
Dù mang dáng dấp một công nghệ điển hình của thế kỷ 21, UAV hay drone đã xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Trong Thế chiến I, Mỹ và Anh từng thử nghiệm các loại máy bay trinh sát và máy bay gắn bom với cánh tháo lắp được, điều khiển qua sóng vô tuyến. Trong Thế chiến II, Đức từng triển khai tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới, mã số V-1.
Khi xâm lược Việt Nam, các drone của Mỹ đã được sử dụng lần đầu tiên trong các chiến dịch và tên lửa hành trình trở thành một phần quan trọng trong kho vũ khí chiến lược của các cường quốc. Khi cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq diễn ra, các drone tinh vi hơn được sử dụng không chỉ cho mục đích trinh sát, mà còn để tấn công các mục tiêu khủng bố bằng tên lửa không đối đất.
Ngày nay, drone được sử dụng bởi hơn 100 quốc gia, cùng các nhóm tư nhân lẫn cá nhân. Nếu như chiến trường drone trước đây hầu như độc chiếm bởi duy nhất một UAV Predator của Mỹ - được ví như kẻ săn mồi trên những sa mạc Trung Đông - thì hiện số lượng các nhóm drone đa dạng đã xuất hiện ngày càng nhiều với những vai trò khác nhau trên chiến trường và những nơi khác.
Drone quân sự hiện đại có đủ mọi chủng loại, và được xếp vào một số hạng mục chính dựa trên kích cỡ và tốc độ: từ to lớn, bay cao và nhanh, cho đến nhỏ, bay thấp và chậm. Những drone nhỏ nhất có thể nắm trọn trong lòng bàn tay người lính, và về cơ bản được thiết kế để trở thành “tai mắt” của họ trong các tình huống cần quan sát xuyên tường hoặc các góc chết. Trong khi đó, những máy bay không người lái cỡ lớn, sử dụng động cơ phản lực, với sải cánh 40 mét có thể bay cao đến 18.000 mét.
Nằm ở giữa là loạt drone chuyên dùng để xâm nhập không phận kẻ thù, tiến hành hoạt động trinh sát nhằm hỗ trợ chiến thuật cho các tốp bộ binh, và thậm chí là tấn công trực tiếp các mục tiêu giáp nhẹ.
Khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2/2022, họ đã tận dụng những kinh nghiệm có được từ việc sử dụng drone trong quá trình sáp nhập bán đảo Crimean năm 2014 để giành những thắng lợi bước đầu. Quân đội Nga dùng drone để theo dõi các lực lượng Ukraine và dựa trên dữ liệu gửi về để điều chỉnh tọa độ trọng pháo nhằm tiêu diệt đối thủ.
Theo các nguồn tin của Tình báo Anh, vào những ngày đầu của cuộc xung đột, Nga đã tung ra khoảng 500 drone với giá trị ước tính 9 tỷ USD như một công cụ chiến lược để điều phối lực lượng pháo binh. Nhiều nguồn cho biết, dù drone của Nga không tinh vi như của phương tây, chúng vẫn tiên tiến hơn nhiều xét về khả năng tích hợp trong các hệ thống.
Drone của Nga
Đội drone của Nga không đa dạng như của NATO, nhưng chúng có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau.Trong nhóm cỡ nhỏ, Nga sở hữu drone Zala Kyb và Eleron-3SV, là những UAV cánh hình tam giác (delta-wing) được thiết kế để các lực lượng bộ binh có thể âm thầm triển khai và xâm nhập lãnh thổ địch. Chúng có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát, dù rằng Zala Kyb cũng mang được đạn dược để lao thẳng vào các mục tiêu bên dưới và phát nổ.
Trong nhóm cỡ trung là Orlan-10, một drone cực kỳ phổ biến của Nga được sử dụng không chỉ ở Ukraine mà còn ở Syria nữa. Nó chủ yếu được sử dụng để do thám và trinh sát, mang theo một hệ thống laser nhằm đánh dấu mục tiêu. Ít phổ biến hơn là mẫu Kronshtadt Orion, được thiết kế để đánh chính xác và trinh sát. Thông tin về mẫu này rất ít, nhưng có vẻ khả năng hoạt động của nó tương tự mẫu MQ-1 Predator của Mỹ.
Ngoài ra, Nga còn có một nguyên mẫu drone động cơ phản lực là S-70B Okhotnik, dự kiến triển khai trong quân đội vào năm 2024. Mẫu này mới chỉ được thử nghiệm và các thông tin về nó được xếp vào loại tuyệt mật. Tuy nhiên, nó trông khá giống mẫu RQ-170 của Lockheed Martin và có khả năng hoạt động phạm vi rộng với hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất.
Có thông tin cho biết Nga đang đàm phán để mua hàng trăm drone quân sự Shahid từ Iran. Mẫu UAV cỡ lớn với cánh quạt và động cơ đơn này là biến thể được phát triển dựa trên MQ-1.
Drone của Ukraine
Cuộc chiến drone tại Ukraine đang diễn ra phức tạp hơn bao giờ hết, với nhiều thông tin cho rằng Nga thiệt hại nặng nề về số lượng drone hơn số liệu công bố.Một phần lý do có lẽ vì Ukraine đã học được bài học từ cuộc chiến Crimea năm 2014. Thời điểm đó, quốc gia này không có drone nào cả, nhưng sau 8 năm, quân đội Ukraine đã xây dựng được một lực lượng nhỏ gồm 300 drone dựa trên các mẫu drone trinh sát A1-SM Fury và Leleka-100, và gần đây nhất là sự bổ sung mẫu drone tầm trung Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, với thời gian hoạt động 27 tiếng, bay cao 7620 mét, và có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát hoặc tấn công mục tiêu mặt đất bằng 4 quả bom dẫn đường laser gắn bên dưới cặp cánh dài 12 mét.
Bên cạnh đó, Ukraine còn tận dụng các drone trinh sát cỡ lớn Tu-141 từ thời Soviet và drone cỡ nhỏ Switchblade của Mỹ. Giống Zala Kyb của Nga, Switchblade được ví như kho đạn dược di động, có thể bay 40 phút và mang theo một đầu đạn đủ lớn để xuyên phá giáp tăng.
Ukraine cũng sắp nhận được drone Phoenix Ghost - một kho đạn dược di động khác với khả năng tấn công cả phương tiện lẫn binh lính, drone theo dõi Furias, Pumas, ScanEagle, và Ankas của Thổ Nhĩ Kỳ. Có thông tin rằng Ukraine hiện đang đàm phán để mua 4 drone MQ-1C Gray Eagle của Mỹ, vốn được trang bị tên lửa Hellfire, nhưng phía Mỹ bày tỏ quan ngại rằng một trong các máy bay này có thể rơi vào tay Nga.
Trong khi đó, Na-uy và Anh đã cam kết tăng các drone cỡ nhỏ Black Hornet cho Ukraine. Đây là loại drone trông như những chiếc trực thăng đồ chơi, có thể nằm gọn gàng trong lòng bàn tay của người lính nhằm triển khai các chiến dịch trong đô thị.
Danh sách chưa dừng lại ở đó, bởi Ukraine còn triển khai hàng đàn drone dân sự khác. Có giá chỉ vài trăm đô, chúng chủ yếu được sử dụng bởi các lực lượng dân quân, bán quân sự, và người dân bình thường - một số được tinh chỉnh để mang theo lựu đạn nhắm vào mục tiêu. Chiến thuật này trước đây tỏ ra khá hiệu quả, nhưng các hệ thống phòng không và các thiết bị gây nhiễu sóng thế hệ mới của Nga ngày càng khiến loại drone này trở nên vô dụng.
Cuộc chiến drone thực sự diễn ra như thế nào?
Việc Ukraine sử dụng drone đã thay đổi thế cục cuộc chiến, khi mà lực lượng UAV của Nga được cho là không còn khả năng gây thiệt hại như thời điểm đầu nữa, đôi lúc buộc họ phải tiến hành các cuộc pháo kích với độ chính xác giảm đi. Ngược lại, Ukraine đã sử dụng drone, cả lớn lẫn nhỏ, để thực hiện những cuộc tấn công hiệu quả với thiệt hại về tài nguyên và nhân lực được giảm thiểu, cho phép họ tấn công các hệ thống phòng không và thậm chí là đánh chìm tàu đối phương.Chưa kể, các lệnh cấm vận nhằm vào Nga, cụ thể là lĩnh vực quốc phòng và hàng không, đã gây cho nước này không ít khó khăn trong bảo dưỡng và thay thế drone. Tuy nhiên, Nga lại có nhiều hệ thống chống drone tiên tiến và có thể gây nhiễu tín hiệu điều khiển từ phía Ukraine, làm gián đoạn hệ thống liên lạc, và tấn công trực tiếp vào hệ thống điện tử của máy bay địch.
Nhiều nguồn tin cho biết trong quá trình phía Nga giảm tốc độ tiến quân, các hệ thống phòng thủ và radar cảnh báo sớm dùng để hỗ trợ các lực lượng quân đội của họ cũng được tổ chức lại tốt hơn. Tuy nhiên, Ukraine lại được tiếp cận với nhiều công nghệ tinh vi của phương Tây hơn bao giờ hết, với khả năng chống lại các kỹ thuật đối phó của Nga bằng cách chuyển đổi tần số và lập trình drone…bỏ chạy cho đến khi kết nối được tái thiết lập.
Sự khác biệt trong hệ thống phòng thủ của Ukraine và Nga rất rõ ràng. Báo cáo cho thấy drone Ukraine bị bắn hạ thường hứng chịu hư hỏng vật lý đáng kể, tức chúng đã bị tấn công bởi tên lửa. Trong khi đó, drone Nga bị bắn hạ thường không gặp hư hại gì, chứng tỏ chúng bị tấn công làm ngắt hệ thống điện bên trong.
Bài học từ Ukraine
Xung đột Nga - Ukraine còn lâu nữa mới chấm dứt, có thể kéo dài thêm nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm. Tuy nhiên, cuộc chiến drone quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử này mang đến cho chúng ta một góc nhìn về chiến trường trong tương lai.Đầu tiên, drone, hay UAV chiến đấu, chắc chắn không phải một sản phẩm chỉ tồn tại trong truyện khoa học viễn tưởng. Quá trình phát triển và triển khai của chúng cũng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cấm vận, tình hình kinh tế, tài nguyên, và lao động như các tài sản quân sự khác. Dù chúng có thể mang lại tác động to lớn đối với một chiến dịch, khi số lượng drone giảm sút và mạng lưới drone trở nên bất ổn định, cục diện chiến trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ hai là sự trỗi dậy của các mẫu drone thương mại giá rẻ, từ đó tạo ra những đội quân giám sát - hay những quả bom di động - vừa kinh tế mà rất đông đảo. Tuy nhiên, tính hiệu quả của chúng cũng có phần hạn chế trước các hệ thống phòng thủ chống drone hiện đại. Một vấn đề khác là những drone thương mại được sử dụng bởi binh lính, dân thường, nhà báo, các đội cứu hộ…tiềm ẩn nguy cơ làm mờ đi lằn ranh giữ drone chiến đấu và phi chiến đấu, đặt dân thường vô tội trước rủi ro trở thành mục tiêu bất đắc dĩ.
Một hiệu ứng mà drone thương mại mang lại là chúng đã và đang thay đổi cuộc chiến thông tin. Nếu như Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến truyền hình đầu tiên, thì Ukraine là cuộc chiến camera drone đầu tiên. Các drone thương mại không chỉ dùng để tìm kiếm mục tiêu, chúng còn ghi nhận những video công kích của Nga ở độ phân giải cao và màu sắc hoàn chỉnh.
Drone còn thay đổi và giúp cải thiện các hệ thống phòng thủ chống drone ở tốc độ đáng kể. Đối mặt với một trận chiến gồm hàng triệu drone trong tương lai, các nhà hoạch định chiến thuật quân sự trên thế giới đang ngày càng hứng thú với tìm hiểu hệ thống phòng thủ drone, cách cải thiện chúng, và thậm chí là cách sử dụng các bầy drone để chống lại các bầy drone.
Drone còn đẩy nhanh tốc độ các trận chiến. Trước đây, phải mất đến 30 phút để thực hiện một cuộc pháo kích, nay chỉ mất khoảng…3 phút. Thay vì dùng ống nhòm và gương tín hiệu để tìm mục tiêu, drone có hệ thống chỉ điểm laser, liên kết vệ tinh, mạng internet, và các đội drone lẫn drone cá nhân.
Thay vì các lực lượng đặc biệt, chỉ huy một chiến dịch trong tương lai có thể gửi thông tin đến drone. Khi các hệ thống tự động, AI, và công nghệ “bầy đàn” trở nên ổn định hơn, các chỉ huy có thể quan sát nhiều hướng tiếp cận từ một vị trí và đánh giá tình hình trong thời gian ngắn hơn nhiều. Các drone thậm chí có thể chờ sẵn trong khu vực để hỗ trợ những người bị thương và tấn công các hệ thống phòng thủ.
Nếu drone bị hư hại thì sao? Chúng chỉ là máy móc mà thôi.
Drone cũng làm thay đổi chiến thuật bộ binh. Một người lính ở Ukraine có thể không bao giờ biết chắc một hoặc nhiều drone đang quan sát họ. Các chỉ huy Không quân Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của drone. Lính bộ binh sẽ phải thích nghi với thế giới mới. Dù lực lượng không quân sẽ đảm nhiệu tiêu diệt các UAV tầm cao, binh sỹ cần tự học các kỹ năng chống drone và sử dụng hiệu quả các loại súng chống drone bán ra đạn shotgun, lưới, dây nhựa, vi sóng, hay laser. Chiến trường mạng cũng cần thay đổi để chống trả những mối đe dọa mới.
Liệu drone có giúp Ukraine đánh bại Nga? Liệu các bầy drone có có biến Đài Loan trở thành một mục tiêu đắt đỏ với Trung Quốc? Liệu NATO có chấp nhận rủi ro hi sinh chiến đấu cơ F-35 Lightning 35 triệu USD cho khi mà một con drone 200 USD có thể bay vào ống nạp của động cơ khi cất cánh? Hay liệu các bầy drone có thể đóng vai trò tạo bất ngờ cho những kẻ xâm lược tương lai?
Tham khảo: New Atlas
>> Drone cảm tử Thần Phong thay đổi chiến tranh hiện đại như thế nào?