VNR Content
Pearl
Trong 6 năm liên tiếp, Ding Xiaojuan đã 'chặt tay' trong lễ hội mua sắm 'Ngày độc thân' (11/11). 'Chặt tay' là một cách diễn đạt phổ biến của người tiêu dùng Trung Quốc mô tả về nỗi ám ảnh khi tiêu tiền mất kiểm soát cho hoạt động mua hàng trực tuyến đến mức họ chỉ muốn chặt tay để chấm dứt.
"Tôi đã đặt báo thức vào nửa đêm trong những năm trước để thanh toán các đơn đặt hàng của mình nhằm có thể nhận thêm quà", Ding, 39 tuổi, kể về quá khứ săn sale 'điên rồ' của mình trong quá khứ.
Tuy nhiên, cũng theo Ding, sự cuồng nhiệt trong việc săn sale, chốt đơn đó đã giảm bớt. Cô không còn cảm thấy đam mê với cuộc mua sắm vào ngày độc thân này ở Trung Quốc. Ngân sách cho sự kiện này trong năm nay của Ding chỉ khoảng 2.000 Nhân dân tệ (312 USD), tương đương 1/4 mức cô từng chi cho những năm trước.
Tmall của Alibaba quảng bá lễ hội mua sắm ngày độc thân năm 2021
Ding làm việc ở một trường trung học thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Cô nói thêm: "Hiện có quá nhiều lựa chọn và tôi cảm thấy các sản phẩm không phải lúc nào cũng là rẻ nhất trong ngày độc thân. Đôi khi tôi có thể tìm những món hời thực sự thông qua hoạt động livestream, ngay cả trong những ngày bình thường".
Sự kiện ngày độc thân được khởi đầu vào năm 2009 bởi 'gã khổng lồ' trong ngành thương mại điện tử Alibaba Group Holding. Dần dần, nó phát triển từ một lễ hội mua sắm kéo dài 1 ngày vào ngày 11/11 thành một sự kiện trị giá hàng tỷ USD kéo dài nhiều tuần, được các trang thương mại điện tử Trung Quốc quảng bá mạnh mẽ. Điều này khiến ngày độc thân được những người trong ngành và các nhà phân tích theo dõi chặt chẽ như một điểm nhấn chi tiêu của người tiêu dùng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tuy nhiên, sau hơn 1 thập kỷ, có những dấu hiệu cho thấy ngày độc thân đang mất đi phần nào sức hút. Đã có nhiều phàn nàn trong những năm gần đây về các phương pháp giảm giá bị lạm dụng, đòi hỏi người mua hàng phải tính toán phức tạp. Sự xuất hiện của nhiều lễ hội và nhiều nền tảng mua sắm hơn khiến người tiêu dùng ít có lý do hơn để chờ đợi sự kiện mua sắm của Alibaba.
Giờ đây, người Trung Quốc đã có rất nhiều lựa chọn để săn giảm giá. Họ có thể tìm cơ hội mua sắm ở các buổi livestream phổ biến trên nền tảng video ngắn như Kuaishou Technology hoặc Douyin (phiên bản Tiktok của Trung Quốc). Taobao Live của Alibaba cũng là một đơn vị lớn trong lĩnh vực này.
Công nhân phân loại hàng để giao tại trạm giao hàng thông minh của JD.com
"5-6 năm trước, cuộc đua khuyến mại, săn sale vẫn là nơi Alibaba và JD.com cạnh tranh với nhau. Nhưng bây giờ Trung Quốc còn có Pinduoduo và nhiều nền tảng thương mại điện tử, nền tảng livestream sắp ra mắt thì cuộc cạnh tranh giành thị phần sẽ khốc liệt hơn nhiều", James Yang, đối tác tại công ty Bain & Company cho biết. Hơn 50% người tiêu dùng được Bain & Company khảo sát trong năm nay có kế hoạch sử dụng 3 nền tảng trở lên trong Ngày độc thân.
Lucy Liu, 25 tuổi, sống ở Thượng Hải cho biết: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình thực sự muốn tận dụng Ngày độc thân". Giảm giá đột ngột là một công cụ khuyến mại phổ biến trong ngày độc thân, giúp người dùng giảm đi được số tiền đáng kể khi muốn mua một mặt hàng nào đó. Tuy nhiên, người bán hiện nay có xu hướng tặng quà nhiều hơn là giảm giá, điều này có nghĩa người tiêu dùng phải chi tiền nhiều hơn cho nhiều sản phẩm hơn.
Liu cho biết cô nhận thấy các giao dịch phức tạp trong ngày độc thân rất rắc rối. Cô cũng cho rằng việc giảm giá các mặt hàng diễn ra thường xuyên chứ không phải chỉ trong ngày độc thân. Ví dụ, Liu có thể mua các sản phẩm trang điểm và dưỡng da với giá tốt từ daigou (người buôn hàng xách tay).
Ngày độc thân ở Trung Quốc cũng phải đối mặt với thách thức mới trong năm nay. Đây là sự kiện 11/11 đầu tiên kể từ khi Alibaba bị điều tra chống độc quyền. Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng đang chứng kiến nhu cầu suy yếu từ việc mua sắm khi thu nhập và chi tiêu nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo Cục thống kê Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế nước này trong quý 3 năm nay là khá chậm, chỉ đạt mức 4,9%. Trong khi doanh số bán lẻ - một thước đo chi tiêu của người tiêu dùng chỉ tăng 4,4% so với năm ngoái.
Cuộc chiến chống độc quyền nhắm vào một số công ty Big Tech ở nước này cũng đã buộc nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương thức kinh doanh. Wechat của Tencent Holding, nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất Trung Quốc với 1,25 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng đã bắt đầu cho phép liên kết với các nền tảng đối thủ để tuân theo những quy định mới.
Alibaba hiện cũng cho phép người dùng thanh toán bằng Wechat Pay trên một số nền tảng của mình, chẳng hạn như dịch vụ giao đồ ăn Ele.me, nền tảng phát trực tuyến video Youku, nền tảng bán vé trực tuyến Damai và nền tảng thương mại điện tử xuyên biến giới Kaola.
Trung Quốc cũng đang xem xét yêu cầu các công ty như Tencent và ByteDance cho phép các nền tảng cạnh tranh truy cập và hiển thị nội dung của họ trong kết quả tìm kiếm. Những động thái này ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn cửa hàng trực tuyến.
Zhao Xiaofeng, trợ lý giáo sư tại khoa tài chính và bảo hiểm của đại học Lĩnh Nam cho rằng: "Chắc chắn cuộc chiến chống độc quyền ở Trung Quốc sẽ có tác động trực tiếp đến bối cảnh cạnh tranh trong Ngày độc thân. Các công ty Big Tech nên suy nghĩ về việc những lợi thế mà họ có trước đây do hệ sinh thái khép kín có phải là năng lực cốt lõi của họ không".
Hàng tồn kho trong kho của Cainiao, công ty con về hậu cần của Alibaba
Zhao cho biết nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo do Tencent hậu thuẫn có thể là kẻ thua cuộc lớn nhất từ những thay đổi gần đây. Bởi lẽ sự tăng trưởng này phần lớn từ sự hỗ trợ của các nền tảng truyền thông thuộc Tencent. Với sự bắt buộc phải mở cửa của Tencent thì nền tảng này sẽ gặp khó.
Zhao cho biết thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều quyền tự chủ hơn và ít phụ thuộc vào những nền tảng lớn. Điều này có thể truyền cảm hứng cho sự xuất hiện của các công ty cũng như thương hiệu mới.
Alibaba từ lâu đã sử dụng ngày độc thân để thể hiện sức mạnh bán hàng và tiếp thị của mình. Nó thường đi kèm với các buổi dạ tiệc đếm ngược công phu vài giờ trước ngày 11/11 với sự xuất hiện của các siêu sao quốc tế như Taylor Swift và Katy Perry. Ngược lại, năm nay gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu quyết định tập trung nêu ra các sáng kiến về bền vững môi trường và tính bình đẳng xã hội.
Dù rằng cuộc chiến săn sale, chốt đơn ở Trung Quốc đang lâm nguy nhưng vẫn có những dấu hiệu của sự tăng trưởng. Theo ước tính của công ty nghiên cứu Tipitdata, trong làn sóng bán hàng trước ngày độc thân, từ 20 - 31/10, tổng giá trị hàng hóa trên Tmall đã tăng hơn 50% so với năm ngoái, vượt 80 tỷ Nhân dân tệ.
Trong đó, hàng may mặc có mức tăng lớn nhất, hơn gấp đôi so với lượng bán trước vào tháng 10 năm ngoái, tiếp theo là đồ trang trí nhà. Tuy vậy, các ngành hàng điện tử, thể thao, hoạt động ngoài trời và chăm sóc sức khỏe bị tụt lại phía sau.
Theo SCMP
"Tôi đã đặt báo thức vào nửa đêm trong những năm trước để thanh toán các đơn đặt hàng của mình nhằm có thể nhận thêm quà", Ding, 39 tuổi, kể về quá khứ săn sale 'điên rồ' của mình trong quá khứ.
Tuy nhiên, cũng theo Ding, sự cuồng nhiệt trong việc săn sale, chốt đơn đó đã giảm bớt. Cô không còn cảm thấy đam mê với cuộc mua sắm vào ngày độc thân này ở Trung Quốc. Ngân sách cho sự kiện này trong năm nay của Ding chỉ khoảng 2.000 Nhân dân tệ (312 USD), tương đương 1/4 mức cô từng chi cho những năm trước.
Ding làm việc ở một trường trung học thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Cô nói thêm: "Hiện có quá nhiều lựa chọn và tôi cảm thấy các sản phẩm không phải lúc nào cũng là rẻ nhất trong ngày độc thân. Đôi khi tôi có thể tìm những món hời thực sự thông qua hoạt động livestream, ngay cả trong những ngày bình thường".
Sự kiện ngày độc thân được khởi đầu vào năm 2009 bởi 'gã khổng lồ' trong ngành thương mại điện tử Alibaba Group Holding. Dần dần, nó phát triển từ một lễ hội mua sắm kéo dài 1 ngày vào ngày 11/11 thành một sự kiện trị giá hàng tỷ USD kéo dài nhiều tuần, được các trang thương mại điện tử Trung Quốc quảng bá mạnh mẽ. Điều này khiến ngày độc thân được những người trong ngành và các nhà phân tích theo dõi chặt chẽ như một điểm nhấn chi tiêu của người tiêu dùng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tuy nhiên, sau hơn 1 thập kỷ, có những dấu hiệu cho thấy ngày độc thân đang mất đi phần nào sức hút. Đã có nhiều phàn nàn trong những năm gần đây về các phương pháp giảm giá bị lạm dụng, đòi hỏi người mua hàng phải tính toán phức tạp. Sự xuất hiện của nhiều lễ hội và nhiều nền tảng mua sắm hơn khiến người tiêu dùng ít có lý do hơn để chờ đợi sự kiện mua sắm của Alibaba.
Giờ đây, người Trung Quốc đã có rất nhiều lựa chọn để săn giảm giá. Họ có thể tìm cơ hội mua sắm ở các buổi livestream phổ biến trên nền tảng video ngắn như Kuaishou Technology hoặc Douyin (phiên bản Tiktok của Trung Quốc). Taobao Live của Alibaba cũng là một đơn vị lớn trong lĩnh vực này.
"5-6 năm trước, cuộc đua khuyến mại, săn sale vẫn là nơi Alibaba và JD.com cạnh tranh với nhau. Nhưng bây giờ Trung Quốc còn có Pinduoduo và nhiều nền tảng thương mại điện tử, nền tảng livestream sắp ra mắt thì cuộc cạnh tranh giành thị phần sẽ khốc liệt hơn nhiều", James Yang, đối tác tại công ty Bain & Company cho biết. Hơn 50% người tiêu dùng được Bain & Company khảo sát trong năm nay có kế hoạch sử dụng 3 nền tảng trở lên trong Ngày độc thân.
Lucy Liu, 25 tuổi, sống ở Thượng Hải cho biết: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình thực sự muốn tận dụng Ngày độc thân". Giảm giá đột ngột là một công cụ khuyến mại phổ biến trong ngày độc thân, giúp người dùng giảm đi được số tiền đáng kể khi muốn mua một mặt hàng nào đó. Tuy nhiên, người bán hiện nay có xu hướng tặng quà nhiều hơn là giảm giá, điều này có nghĩa người tiêu dùng phải chi tiền nhiều hơn cho nhiều sản phẩm hơn.
Liu cho biết cô nhận thấy các giao dịch phức tạp trong ngày độc thân rất rắc rối. Cô cũng cho rằng việc giảm giá các mặt hàng diễn ra thường xuyên chứ không phải chỉ trong ngày độc thân. Ví dụ, Liu có thể mua các sản phẩm trang điểm và dưỡng da với giá tốt từ daigou (người buôn hàng xách tay).
Ngày độc thân ở Trung Quốc cũng phải đối mặt với thách thức mới trong năm nay. Đây là sự kiện 11/11 đầu tiên kể từ khi Alibaba bị điều tra chống độc quyền. Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng đang chứng kiến nhu cầu suy yếu từ việc mua sắm khi thu nhập và chi tiêu nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo Cục thống kê Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế nước này trong quý 3 năm nay là khá chậm, chỉ đạt mức 4,9%. Trong khi doanh số bán lẻ - một thước đo chi tiêu của người tiêu dùng chỉ tăng 4,4% so với năm ngoái.
Cuộc chiến chống độc quyền nhắm vào một số công ty Big Tech ở nước này cũng đã buộc nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương thức kinh doanh. Wechat của Tencent Holding, nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất Trung Quốc với 1,25 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng đã bắt đầu cho phép liên kết với các nền tảng đối thủ để tuân theo những quy định mới.
Alibaba hiện cũng cho phép người dùng thanh toán bằng Wechat Pay trên một số nền tảng của mình, chẳng hạn như dịch vụ giao đồ ăn Ele.me, nền tảng phát trực tuyến video Youku, nền tảng bán vé trực tuyến Damai và nền tảng thương mại điện tử xuyên biến giới Kaola.
Trung Quốc cũng đang xem xét yêu cầu các công ty như Tencent và ByteDance cho phép các nền tảng cạnh tranh truy cập và hiển thị nội dung của họ trong kết quả tìm kiếm. Những động thái này ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn cửa hàng trực tuyến.
Zhao Xiaofeng, trợ lý giáo sư tại khoa tài chính và bảo hiểm của đại học Lĩnh Nam cho rằng: "Chắc chắn cuộc chiến chống độc quyền ở Trung Quốc sẽ có tác động trực tiếp đến bối cảnh cạnh tranh trong Ngày độc thân. Các công ty Big Tech nên suy nghĩ về việc những lợi thế mà họ có trước đây do hệ sinh thái khép kín có phải là năng lực cốt lõi của họ không".
Zhao cho biết nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo do Tencent hậu thuẫn có thể là kẻ thua cuộc lớn nhất từ những thay đổi gần đây. Bởi lẽ sự tăng trưởng này phần lớn từ sự hỗ trợ của các nền tảng truyền thông thuộc Tencent. Với sự bắt buộc phải mở cửa của Tencent thì nền tảng này sẽ gặp khó.
Zhao cho biết thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều quyền tự chủ hơn và ít phụ thuộc vào những nền tảng lớn. Điều này có thể truyền cảm hứng cho sự xuất hiện của các công ty cũng như thương hiệu mới.
Alibaba từ lâu đã sử dụng ngày độc thân để thể hiện sức mạnh bán hàng và tiếp thị của mình. Nó thường đi kèm với các buổi dạ tiệc đếm ngược công phu vài giờ trước ngày 11/11 với sự xuất hiện của các siêu sao quốc tế như Taylor Swift và Katy Perry. Ngược lại, năm nay gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu quyết định tập trung nêu ra các sáng kiến về bền vững môi trường và tính bình đẳng xã hội.
Dù rằng cuộc chiến săn sale, chốt đơn ở Trung Quốc đang lâm nguy nhưng vẫn có những dấu hiệu của sự tăng trưởng. Theo ước tính của công ty nghiên cứu Tipitdata, trong làn sóng bán hàng trước ngày độc thân, từ 20 - 31/10, tổng giá trị hàng hóa trên Tmall đã tăng hơn 50% so với năm ngoái, vượt 80 tỷ Nhân dân tệ.
Trong đó, hàng may mặc có mức tăng lớn nhất, hơn gấp đôi so với lượng bán trước vào tháng 10 năm ngoái, tiếp theo là đồ trang trí nhà. Tuy vậy, các ngành hàng điện tử, thể thao, hoạt động ngoài trời và chăm sóc sức khỏe bị tụt lại phía sau.
Theo SCMP