Đã đến lúc ngừng sử dụng vòng đeo theo dõi vận động!

Vào năm 2017, LC LeClair, 46 tuổi, đã được tặng một chiếc vòng đeo theo dõi thể chất miễn phí sau khi mua gói dịch vụ từ nhà cung cấp bảo hiểm sức khỏe của mình.
Bản thân cô là người luôn vận động. Dù một số vấn đề về mặt y tế khiến bản thân cô phải hạn chế tập luyện, sức khỏe của LeClair vẫn ổn định và cô duy trì thói quen bơi lội 2 lần mỗi tuần, tập yoga 2 - 3 lần mỗi tuần, và thường xuyên đi bộ.
Khi công ty bảo hiểm tặng cô chiếc vòng đeo theo dõi thể chất, LeClair nghĩ rằng nó sẽ giúp cô có động cơ để tập luyện đều đặn hơn nữa. Và ban đầu, cô quả thật rất thích thú với việc theo dõi số bước chân cũng như giám sát nhịp tim của mình. Thông tin thu được thật sự mới mẻ và thú vị.
Tuy nhiên, sau vài tháng, chiếc vòng này bắt đầu trở thành một tiêu chuẩn mà cô dựa vào đó để đánh giá bản thân. LeClair dần bớt chú ý đến cảm giác thoải mái khi đi bộ, thay vào đó chỉ chăm chăm vào làm sao để đảm bảo mình đi đủ số bước đã đề ra. Không còn thú vui ngắm nhìn mây trời hay lướt bàn tay trên những cành cây phủ đầy rêu mềm mịn, cô chỉ lo lắng không biết liệu nhịp tim của mình đã đủ cao hay chưa. Khi thức giấc mỗi sáng, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu cô chính là “liệu mình có đi đủ bước trong hôm nay không đây?”.
Đã đến lúc ngừng sử dụng vòng đeo theo dõi vận động!
Tôi cố vờ như nó không có ở đó và mặc kệ nó thu thập dữ liệu mà không hề nghĩ về nó” - LeClair nói, nhưng kỳ lạ thay, điều đó ngày càng trở nên quá khó để thực hiện. Cô nhận ra rằng, ước muốn duy nhất của mình chỉ là làm sao có thể thư thả đi bộ mà không bị thiết bị kia liên tục nhắc nhở về tiến trình tập luyện thường ngày.
Và ngày đó cũng đến: LeClair quyết định mọi thứ đã quá đủ. “Tôi tháo nó ra và vứt thẳng vào sọt rác” - cô nói.
Nhiều năm sau khi từ bỏ chiếc vòng đeo theo dõi thể chất, hoạt động tập luyện của LeClair không hề suy giảm.
Tôi tự tra tấn mình suốt 8 tháng trời bởi nghĩ rằng mình nên dùng nó, hoặc có được mọi dữ liệu kia thật quá tuyệt vời” - cô nói.
Những thiết bị theo dõi thể chất ngày nay có thể làm rất nhiều thứ khác, chứ không dừng ở đếm số bước chân. Chúng có thể theo dõi giấc ngủ của bạn, mức độ hồi phục sau tập luyện, cường độ tập luyện, và thậm chí là theo dõi những con sóng khi bạn lướt sóng nữa! Nắm được những thông tin như vậy không phải lúc nào cũng là điều tích cực, và một số chuyên gia cảnh báo rằng những món đồ đó có thể là rào cản, thay vì trợ giúp, hoạt động thể chất của bạn.
Tại sao lại nói đã đến lúc ngừng sử dụng các thiết bị theo dõi thể chất? Và nếu không dùng chúng, bạn cần làm gì?
Những vấn đề tiềm ẩn đối với thiết bị theo dõi thể chất
Alissa Rumsey, một bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng tại Brooklyn, tác giả cuốn sách “Unapologetic Eating”, hiện đang hướng dẫn nhiều người cách ăn uống và tập luyện theo trực giác. Cô cho biết những thiết bị theo dõi thể chất giúp một số khách hàng của mình biết được họ đang tiến đến đâu trong lộ trình tập luyện, nhưng với nhiều người - trong đó có bản thân cô - thì việc theo dõi những thông số như vậy có thể trở thành một nỗi ám ảnh tiêu cực, giống như những gì đã xảy ra với LeClair.
Họ trở nên ám ảnh với những con số và bận rộn với việc theo dõi cũng như tìm cách đạt được những con số nhất định, từ đó mất phương hướng vào những thứ thực sự quan trọng” - Rumsey nói.
Các thiết bị theo dõi thể chất có thể bắt đầu trở nên phản tác dụng nếu bạn sử dụng chúng một cách quá đà - đó là cảnh báo của Daryl Appleton, một nhà trị liệu tâm lý tại East Greenwich.
Nếu bạn liên tục kiểm tra ứng dụng hoặc số bước chân, và dùng nó để đánh giá liệu bản thân đã ổn hay chưa, hoặc phát hiện ra rằng việc theo dõi thể chất và lượng calo nạp vào đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân và công việc hàng ngày của bạn, bạn có thể đứng trước nguy cơ bị một số hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần” - Appleton nói. Cô cho biết điều này có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc khiến người dùng ám ảnh với việc duy trì các chỉ số ở mức họ cho là hợp lý, một thiết bị theo dõi thể chất có thể làm bạn mất hoàn toàn hứng thú với tập luyện. Steph Gaudreau, một bác sỹ trị liệu dinh dưỡng kiêm huấn luyện viên thể chất tại San Diego, cho biết một trong các khách hàng của cô đã mua một chiếc vòng theo dõi thể chất để giúp bản thân cảm thấy có động lực đi bộ thường xuyên. Thế nhưng nó lại có tác dụng ngược lại.
Người phụ nữ này nói với Gaudreau rằng nếu cố biết mình không thể đạt đủ 10.000 bước, cô sẽ chẳng thèm đi bộ ngày hôm đó. “Nếu tôi không thể đi đủ 10.000 bước, tại sao phải cố gắng làm gì?” - trích nguyên văn câu nói của người đó.
Một vấn đề tiềm ẩn khác với thiết bị theo dõi thể chất là chúng có thể thúc giục người dùng bỏ qua những dấu hiệu mệt mỏi của cơ thể và tiếp tục tập luyện trong khi họ nên ngừng lại.
Họ ngừng chú ý đến cảm nhận của cơ thể và liệu bản thân có cần nghỉ ngơi hay không, hay có cần đứng lên đi lại một chút hay không” - Rumsey nói. “Nó như kiểu, ‘ồ mình đi đủ bước rồi nè, hôm nay không cần phải đi thêm nữa’, hay, ‘chưa đủ chỉ tiêu rồi, dù có mệt đến mấy, mình cũng phải ra ngoài và tìm cách đạt được mục tiêu số bức chân hay mục tiêu về calo mới được’”
Suy nghĩ đó có thể khiến người ta mất mối liên kết với cơ thể của chính họ - điều mà chính Rumsey đã từng trải qua. Một vài năm trước, khi cô gặp khó khăn với giấc ngủ, cô đã quyết định sử dụng một ứng dụng trên điện thoại để theo dõi nhịp điệu giấc ngủ của mình. Nhưng có những ngày khi thức dậy, cảm thấy tràn trề năng lượng vì đã có một giấc ngủ tuyệt vời, thì ứng dụng lại nói rằng cô chưa ngủ đủ (một vấn đề với các thiết bị và ứng dụng theo dõi thể chất là chúng không phải lúc nào cũng chính xác). Điều này khiến cô nghi ngờ chính cơ thể mình.
Các thiết bị theo dõi thể chất đã giúp xóa bỏ ranh giới từng tồn tại giữa các thiết bị y tế và sản phẩm tiêu dùng. Thông tin vốn trước đây chỉ có thể có được thông qua bác sỹ - như giao động nhịp tim và nhịp điệu giấc ngủ - nay hiện hữu trên các sản phẩm đời sống. Ưu điểm của việc này là chúng ta nắm được nhiều thông tin hơn về chính sức khỏe của mình; nhược điểm là chúng ta lệ thuộc hơn vào các thiết bị đang sở hữu, dựa vào chúng để thu thập và phân tích thông tin.
Đã đến lúc ngừng sử dụng vòng đeo theo dõi vận động!
Leela R. Magavi, một chuyên gia tâm lý học và là giám đốc trung tâm y tế vùng Mindpath Health, cho biết dù các thiết bị theo dõi thể chất là những công cụ hữu ích giúp chúng ta tạo thói quen tích cực, chúng chưa được thử nghiệm hay kiểm định để có thể được dùng như một loại thiết bị chẩn đoán lâm sàng, và cũng như phát hiện của Rumsey, chúng thậm chí có thể cho kết quả không chính xác.
Các thiết bị theo dõi thể chất không biết chi tiết về cuộc sống của mỗi người, và không thể đánh giá tình trạng thể chất hay tinh thần” - theo Magavi. Cô cảnh báo rằng chúng có thể đưa ra những khuyến nghị chung chung, dẫn đến việc người dùng cố gắng tập luyện quá sức và tự rước về những chấn thương không đáng có.
Một số bệnh nhân của tôi gặp phải rối loạn căng thẳng, và họ lo lắng khi thấy chỉ số nhịp tim và hơi thở của mình” - Magavi nói. Cô khuyên họ cố gắng tránh sử dụng các loại thiết bị này.
Thay vì theo dõi chỉ số, bạn nên làm gì?
Nếu vòng đeo theo dõi thể chất mang lại cho bạn những trải nghiệm tiêu cực, Gaudreau và Rumsey nói rằng hãy học cách kiểm tra cơ thể và theo dõi hoạt động mà không cần đến chúng. Rumsey khuyến nghị nên dành ra một khoảng thời gian vào mỗi buổi sáng, chiều, và tối để ngừng lại và suy nghĩ: “Mình đang cảm thấy thế nào?”
“Nếu điều này nghe có vẻ mới với bạn, bạn có lẽ sẽ nói rằng, ‘tôi không biết mình cảm thấy thế nào nữa’” -
Rumsey nói. Trong trường hợp đó, hãy chú ý và nghĩ xem bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hay mệt mỏi. Bạn có cảm thấy đau nhức? Căng cứng cơ? Liên hệ những cảm giác đó với mức độ và loại hoạt động bạn đã thực hiện trong ngày hay trong tuần.
Đã đến lúc ngừng sử dụng vòng đeo theo dõi vận động!
Bạn cũng có thể chạy bộ hoặc đi bộ mà không cần vòng đeo theo dõi thể chất để biết đã đi được bao xa hoặc đốt được bao nhiêu calo. Thay vào đó, tập trung vào cơ thể khi luyện tập. Chân bạn cảm thấy ra sao? Có lúc nào bạn muốn tăng tốc không? Hay chậm lại? Hãy đi theo bản năng và xem cảm nhận của mình.
Trong trường hợp một bệnh nhân quá chán chường không muốn đi bộ nữa, Gaudreau đề nghị người đó bỏ vòng đeo theo dõi thể chất lại, và thay vì giữ thái độ “hoặc đi đủ hoặc không đi”, thì chuyển sang “đi, cố đi thêm chút nữa, cố hết sức”. Người này sau đó đặt ra hạn mức rằng, “đi” là khoảng 20 phút, “cố đi thêm chút nữa” là khoảng 40 phút, và “cố hết sức” là 60 phút.
Sau khi từ bỏ tư duy hoặc đi đủ hoặc không đủ, cô nhận ra rằng mức thấp nhất có thể của mình là đi bộ 20 phút” - Gaudreau nói, và cô đánh giá rằng với người này, đó là mục tiêu hợp lý. Kể cả khi cô ấy không cố gắng gì và đã đi đủ 20 phút, cô vẫn cảm thấy đã hoàn thành. Cuối cùng, người này đeo chiếc vòng Fitbit trở lại khi đã học được cách tránh để nó ảnh hưởng đến cảm xúc hay tinh thần mình.
Rumsey nói rằng bởi các thiết bị theo dõi thể chất thường áp đặt tư tưởng bạn phải tập luyện theo một cách nhất định nào đó - ví dụ theo một khoảng thời gian hay cường độ cụ thể - cô khuyến khích bệnh nhân đơn giản là chỉ cần chú ý đến việc tập luyện mà thôi.
Bất kỳ hình thức tập luyện nào cũng được, như bật nhạc và nhảy quanh căn phòng của bạn” - Rumsey nói. “Có vô vàn cách để vận động mà!”
Tham khảo:
TheWashingtonPost
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top