Đã khó chữa rồi còn bị "kháng điều trị", thật không may cho những ai bị trầm cảm!

Nếu đang sống chung với chứng trầm cảm, hẳn bạn biết rằng nó vốn đã rất khó để thực hiện các bước điều trị đầu tiên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang thực hiện điều trị để giúp bản thân mà tình hình vẫn không mấy cải thiện. Lúc đó, bác sĩ của bạn sẽ chẩn đoán bạn mắc chứng trầm cảm "kháng điều trị" - một loại trầm cảm tiếp tục chống lại các liệu pháp được áp dụng hoặc bất kỳ loại thuốc nào uống vào. Nếu bạn đang phải vật lộn với loại trầm cảm dai dẳng này, thì có đến 1/3 số người bị trầm cảm trên thế giới cũng đang chịu cùng số phận với bạn

Vậy bệnh trầm cảm kháng điều trị là gì?

Trước hết, cần nhớ rằng “kháng điều trị” không có nghĩa là “không thể điều trị được". Trầm cảm kháng điều trị thường được định nghĩa là một loại trầm cảm không đáp ứng với điều trị sau một khoảng thời gian nhất định, khi một ai đó bị bệnh không có sự cải thiện đáng kể sau hai đợt dùng thuốc chống trầm cảm khác nhau. Theo nhà trị liệu tâm lý Anne Posey, một đợt thuốc chống trầm cảm sẽ được kê đơn sử dụng trong ít nhất sáu tuần, sau đó mới có kết luận chúng có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, các kỹ thuật điều trị khác, ngoài thuốc, vẫn có thể can thiệp được

Nhận biết các dấu hiệu bệnh trầm cảm kháng trị

Nhiều người có thể tự hỏi làm thế nào để biết liệu mình có bị trầm cảm hoặc trầm cảm kháng trị hay không. Cách tốt nhất để gỡ rối câu trả lời này là làm việc cùng với bác sĩ tâm thần và nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để giúp hiểu tiền sử bệnh của bạn.
Đã khó chữa rồi còn bị kháng điều trị, thật không may cho những ai bị trầm cảm!
Trầm cảm không đơn giản chỉ là có một ngày tồi tệ. Đó là khi bạn cảm thấy chán nản hằng ngày và gần như kéo dài suốt ngày trong khoảng thời gian dài hơn hai tuần. Nhưng sau đó với tình trạng háng điều trị, bạn sẽ thấy sự kết hợp của các tác động khác nhau đối với thói quen và phản ứng của bạn với thuốc. Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm kháng điều trị có thể gồm: - Tình trạng không cải thiện với thuốc chống trầm cảm Đây là dấu hiệu lớn nhất. Mặc dù những người bị trầm cảm thường phải thử các loại thuốc khác nhau, nhưng nếu bạn đã dùng đủ hai liệu trình mà vẫn không cải thiện, thì đây là một dấu hiệu quan trọng của chứng trầm cảm kháng trị. - Cải thiện nhưng lại tái phát Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng nếu bạn cảm thấy tình trạng của mình được cải thiện một chút, sau đó là sự quay trở lại nhanh chóng của các triệu chứng đó, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy việc điều trị của bạn không hiệu quả. - Rối loạn giấc ngủ Điều này không chỉ là việc giật mình thức giấc vào nửa đêm hoặc thức dậy với cảm giác mệt mỏi. Posey giải thích rằng một dấu hiệu khác là thức dậy sớm một cách bất thường - thường được gọi là "thức dậy tinh mơ" - và bạn không thể quay lại giấc ngủ. - Thay đổi cảm giác thèm ăn Những thay đổi trong thói quen ăn uống là điều thường thấy đối với loại trầm cảm dai dẳng này. Để ý các dấu hiệu như bỏ bữa và chán ăn những món bạn thường thích trong thời gian dài. - Suy nghĩ ***** hoặc tự làm hại bản thân Nghĩ đến việc ***** là một triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm nặng - và nếu bệnh không thuyên giảm khi dùng thuốc, hãy lưu ý điều này với bác sĩ tâm thần hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Nếu bạn hoặc người thân từng có ý định ***** hoặc ý nghĩ tự làm hại bản thân, bạn còn có thể liên hệ với các hỗ trợ qua đường dây nóng.

Làm thế nào để chẩn đoán trầm cảm kháng điều trị?

Việc chẩn đoán các loại trầm cảm khác nhau không chỉ đơn giản như dự đoán màu đen và trắng. Nếu bạn bạn nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trầm cảm kháng điều trị ở bản thân và biết liệu mình có thực sự đang rơi vào tình trạng đó hay không, bác sĩ trị liệu và bác sĩ tâm thần của bạn sẽ xem xét các yếu tố khác nhau. Để xác định xem bạn có bị trầm cảm kháng trị hay không, bạn có thể được hỏi những câu hỏi như: - Bạn đã uống thuốc được kê chưa? - Bạn đã bắt đầu dùng các loại thuốc khác chưa? - Môi trường hoặc thói quen của bạn gần đây có thay đổi không? - Có những yếu tố gây căng thẳng mới trong cuộc sống của bạn không? - Có bất kỳ tình trạng nào khác có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng này không? Những thông tin này sẽ giúp bạn trả lời cho những câu hỏi quan trọng liên quan đến vấn đề sinh hóa hoặc môi trường sống. Điều quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn phải có một lịch trình cụ thể cho việc điều trị. Điều này sẽ giúp họ xác định xem thuốc hoặc liệu pháp của bạn có hữu ích hay không. Ngoài ra, không nên đổi thuốc quá sớm, vì nhiều loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên phải mất vài tuần trước khi bắt đầu có tác dụng.
Đã khó chữa rồi còn bị kháng điều trị, thật không may cho những ai bị trầm cảm!

Phân biệt giữa trầm cảm kháng điều trị và những vấn đề khác

Trong một số trường hợp trầm cảm kháng điều trị có thể là một "chiếc mặt nạ" được đeo bởi một "thủ phạm" khác. Nếu bạn có một tình trạng khác, thuốc chống trầm cảm sẽ kém hiệu quả hơn trong việc làm giảm các triệu chứng này. Đó là lý do tại sao việc nói chuyện với bác sĩ tâm thần và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn là rất quan trọng, để họ có thể xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Bác sĩ của bạn sẽ tìm hiểu về tiền sử các vấn đề về sức khỏe, xác định rằng những gì mà bạn đang thực sự đối phó không phải là trầm cảm, có thể đó là rối loạn lưỡng cực. Họ cũng sẽ xem xét bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác mà bạn có thể mắc phải - như lo lắng - để đảm bảo các loại thuốc không ảnh hưởng lẫn nhau.

Cách giải quyết như thế nào?

Tùy thuộc vào chẩn đoán và các loại thuốc chống trầm cảm trước đây của bạn, bác sĩ tâm thần có thể thay đổi loại thuốc hoặc giới thiệu một loại liệu pháp mới để xem hiệu quả như thế nào. Các khuyến nghị ban đầu có thể bao gồm việc đổi sang một loại thuốc chống trầm cảm khác; tham gia các liệu pháp nhóm hoặc một hình thức tư vấn mới; sử dụng sổ theo dõi tâm trạng của bạn. Posey nói rằng một cách tiếp cận tổng thể khác có thể là tránh những thứ có thể làm trầm cảm thêm, chẳng hạn như sử dụng các chất như rượu. Nếu việc thay đổi liệu pháp thuốc chống trầm cảm hoặc lối sống vẫn không giúp ích, vẫn có những cách khác để kiểm soát chứng trầm cảm kháng trị. Chẳng hạn như sử dụng liệu pháp co giật điện (ECT). Liệu pháp này đã trở thành một hình thức điều trị trầm cảm có uy tín có thể giúp cải thiện các trường hợp nghiêm trọng. Nó bao gồm gây mê toàn thân và đã cho thấy tỷ lệ thành công cao trong những năm qua. Đây là một loại điều trị được kiểm soát rất chặt chẽ và nó có thể rất hiệu quả đối với những người bị trầm cảm kháng trị. Thứ hai bạn có thể được sử dụng biện pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS). Đây là một lựa chọn điều trị khác cho thấy nhiều hứa hẹn đối với những người bị trầm cảm dai dẳng. TMS thường được thực hiện trong 30 buổi trong bốn đến sáu tuần. Nó sử dụng sóng từ trường để phá vỡ hoạt động hóa học của não và cố gắng thiết lập lại nó. Thứ ba là biện pháp Ketamine - thuốc gây mê phân ly. Mặc dù nó có thể không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng một số nghiên cứu cho thấy ketamine có thể cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh trầm cảm kháng điều trị khi được sử dụng qua đường tĩnh mạch với liều lượng nhỏ. Thứ tư, liệu pháp kích thích não sâu (DBS) cũng được áp dụng. Nó từng được sử dụng hầu hết cho các tình trạng như bệnh Parkinson, phương pháp điều trị này bao gồm một thiết bị cấy ghép truyền dòng điện đến các bộ phận của não bạn. Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng nó cho thấy có nhiều hứa hẹn đối với các loại trầm cảm nặng. Nên nhớ rằng những liệu pháp này chỉ nên được xem xét sau khi bác sĩ tâm thần của bạn đã cho đủ thời gian để thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng.
Đã khó chữa rồi còn bị kháng điều trị, thật không may cho những ai bị trầm cảm!

Tự chăm sóc bản thân

Việc chuyển đổi thuốc và các liệu pháp khác nhau càng gây khó chịu, vì vậy điều quan trọng vẫn là ở bản thân bạn. Bạn có thể thực hiện những sự hỗ trợ nhỏ từ cuộc sống cá nhân bao gồm: - Tìm hệ thống hỗ trợ từ cộng đồng Khi bạn trải qua những thay đổi về phương pháp điều trị, bạn sẽ muốn có một cộng đồng hỗ trợ xung quanh mình. Những người bạn quen biết sẽ giúp bạn xác thực những gì đang trải qua. - Thiết lập một thói quen hằng ngày Sự nhất quán trong cuộc sống hàng ngày của bạn có thể tự chữa lành. Mặc dù nó không thể giải quyết tất cả các vấn đề của bạn, nhưng có một thời gian nhất định để thức dậy và đi ngủ sẽ giúp cơ thể bạn có nhịp điệu tốt hơn khi bạn đang thử các phương pháp điều trị và trị liệu khác nhau. - Tập thể dục Kể cả là một cuộc đi dạo xung quanh nhà, tìm thời gian để vận động cơ thể là một cách toàn diện để giúp tâm trạng của bạn trong khi chiến đấu với chứng trầm cảm. Điều quan trọng cuối cùng vẫn là nhận biết tình trạng của bạn được cải thiện hay không,cho biết bạn đang đi đúng hướng. Việc chữa khỏi bệnh trầm cảm kháng trị có thể là một quá trình lâu dài và khó khăn đối với nhiều người, nhưng điều quan trọng là cần lưu ý những cải thiện nhỏ. Một khi ai đó được cải thiện tình hình, giấc ngủ của họ có thể ổn định hơn và thấy thèm ăn hơn, bạn muốn đứng dậy và làm những gì mình thích. Nhìn chung, trầm cảm kháng điều trị ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hãy lưu ý sức khỏe tinh thần của bạn đang thay đổi như thế nào và nó có thể yêu cầu các giải pháp mới hơn. >>> Vì sao làm việc văn phòng cũng mệt mỏi chả kém chân tay? Nguồn health.clevelandclinic
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top