Jimmy
Moderator
Các ông lớn công nghệ Đài Loan đang rục rịch dịch chuyển sản xuất sang Đông Nam Á, trong đó Việt Nam và Thái Lan nổi lên như những điểm đến tiềm năng.
Theo tờ Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Việt Nam được đánh giá cao nhờ chi phí sản xuất thấp và cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Đài Loan
"Chuỗi cung ứng đang dịch chuyển khỏi Đài Loan. Họ sẽ đến Việt Nam, Thái Lan hoặc một nơi nào khác. Chúng tôi đang đi theo xu hướng đó", ông Jerry Kao, CEO của Acer, chia sẻ vào đầu tháng 6 vừa qua.
Acer với 7.725 nhân viên và doanh thu 7,47 tỉ USD năm 2023 đang gia nhập nhóm các ông lớn công nghệ Đài Loan trong xu hướng chuyển dịch sang Nam Á và Đông Nam Á trong những năm qua - Ảnh: ACER
Acer là tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ 5 thế giới về doanh số máy tính cá nhân (PC). "Ngay khi nhận thấy rủi ro, chúng tôi sẽ bắt đầu đa dạng hóa. Chúng tôi có các cơ sở lắp ráp tại Ấn Độ và Indonesia, vì vậy nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi có thể chuyển sang các nhà máy đó", ông Kao cho biết thêm.
Theo SCMP, Acer với 7.725 nhân viên và doanh thu 7,47 tỷ USD năm 2023 đang cùng các ông lớn công nghệ Đài Loan khác dịch chuyển sản xuất sang Nam Á và Đông Nam Á trong những năm qua, thay vì mở rộng quy mô tại Đài Loan hay Trung Quốc.
Trong 40 năm qua, ngành công nghệ trị giá 130 tỷ USD của Đài Loan là nguồn cung cấp máy tính cá nhân, điện thoại, thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện cho toàn thế giới.
"Trong lĩnh vực sản xuất máy tính xách tay, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia thuận lợi nhất hiện nay do chi phí lao động thấp hơn, cơ sở hạ tầng đang được cải thiện và thị trường nội địa đang phát triển", chuyên gia phân tích Sanesha Huang của Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce nhận định.
Việt Nam - Điểm đến lý tưởng
SCMP cho rằng ngành công nghệ Đài Loan đang phải đối mặt với những thay đổi chính trị toàn cầu, đặc biệt là sau khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra vào năm 2018.
"Ấn Độ cũng đang trở nên hấp dẫn hơn với nguồn nhân tài dồi dào... cũng như các chính sách khuyến khích của chính phủ", chuyên gia Huang nói thêm.
Trong bối cảnh luật pháp Mỹ hạn chế Trung Quốc tiếp cận các linh kiện nhạy cảm, các công ty Đài Loan đang nỗ lực đa dạng hóa hoạt động sản xuất ra bên ngoài Đài Loan để phòng ngừa xung đột với Trung Quốc, tránh trường hợp hàng hóa của Đài Loan bị cản trở xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhiều công ty cho biết một số khách hàng yêu cầu các nhà cung cấp Đài Loan di dời để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và chi phí vận chuyển.
Ông Tony Wang, Quản lý sản phẩm cấp cao của Sysgration, một công ty thiết kế hệ thống điện tử xe hơi của Đài Loan, cho biết doanh nghiệp này đang nghiên cứu khả năng hoạt động tại Việt Nam.
Theo ông Wang, công ty có 600 nhân công này đã mở hai nhà máy tại Trung Quốc và một nhà máy tại Mỹ, đề phòng trường hợp "khách hàng (Mỹ) không cho chúng tôi xuất khẩu sang Trung Quốc".
"Nếu khách hàng muốn sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc, chúng tôi có thể làm nó ở Trung Quốc, và nếu họ muốn nó được sản xuất ở Mỹ, chúng tôi có thể sản xuất ở Mỹ", ông Wang nói thêm, đồng thời chỉ ra biên giới Trung Quốc - Việt Nam có thể mang lại thuận lợi về mặt địa lý cho các chuyến hàng.
Theo SCMP, Việt Nam được đánh giá cao nhờ chi phí thấp và cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển. Theo Cơ quan đánh giá đầu tư Đài Loan, doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 15 năm, và được chấp thuận đầu tư 1,23 triệu USD trong khoảng từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2024.
Nhà sản xuất linh kiện điện tử Quanta Computer của Đài Loan vào năm 2023 đã ký một thỏa thuận cho việc bắt đầu sản xuất tại Việt Nam. Đối tác lắp ráp iPhone của Apple là Foxconn Technology cũng đang hoạt động tại đây.
Trong khi đó, Thái Lan được biết đến với cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất, chính sách đầu tư chuyên nghiệp và lao động lành nghề. Báo Bangkok Post đưa tin tính đến giữa năm 2023, các công ty điện tử Đài Loan đã được phê duyệt 20 dự án với tổng vốn đầu tư 30 tỷ baht (816 triệu USD).
#Đạibàngcôngnghệ
Theo tờ Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Việt Nam được đánh giá cao nhờ chi phí sản xuất thấp và cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Đài Loan
"Chuỗi cung ứng đang dịch chuyển khỏi Đài Loan. Họ sẽ đến Việt Nam, Thái Lan hoặc một nơi nào khác. Chúng tôi đang đi theo xu hướng đó", ông Jerry Kao, CEO của Acer, chia sẻ vào đầu tháng 6 vừa qua.
Acer với 7.725 nhân viên và doanh thu 7,47 tỉ USD năm 2023 đang gia nhập nhóm các ông lớn công nghệ Đài Loan trong xu hướng chuyển dịch sang Nam Á và Đông Nam Á trong những năm qua - Ảnh: ACER
Acer là tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ 5 thế giới về doanh số máy tính cá nhân (PC). "Ngay khi nhận thấy rủi ro, chúng tôi sẽ bắt đầu đa dạng hóa. Chúng tôi có các cơ sở lắp ráp tại Ấn Độ và Indonesia, vì vậy nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi có thể chuyển sang các nhà máy đó", ông Kao cho biết thêm.
Theo SCMP, Acer với 7.725 nhân viên và doanh thu 7,47 tỷ USD năm 2023 đang cùng các ông lớn công nghệ Đài Loan khác dịch chuyển sản xuất sang Nam Á và Đông Nam Á trong những năm qua, thay vì mở rộng quy mô tại Đài Loan hay Trung Quốc.
Trong 40 năm qua, ngành công nghệ trị giá 130 tỷ USD của Đài Loan là nguồn cung cấp máy tính cá nhân, điện thoại, thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện cho toàn thế giới.
"Trong lĩnh vực sản xuất máy tính xách tay, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia thuận lợi nhất hiện nay do chi phí lao động thấp hơn, cơ sở hạ tầng đang được cải thiện và thị trường nội địa đang phát triển", chuyên gia phân tích Sanesha Huang của Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce nhận định.
Việt Nam - Điểm đến lý tưởng
SCMP cho rằng ngành công nghệ Đài Loan đang phải đối mặt với những thay đổi chính trị toàn cầu, đặc biệt là sau khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra vào năm 2018.
"Ấn Độ cũng đang trở nên hấp dẫn hơn với nguồn nhân tài dồi dào... cũng như các chính sách khuyến khích của chính phủ", chuyên gia Huang nói thêm.
Trong bối cảnh luật pháp Mỹ hạn chế Trung Quốc tiếp cận các linh kiện nhạy cảm, các công ty Đài Loan đang nỗ lực đa dạng hóa hoạt động sản xuất ra bên ngoài Đài Loan để phòng ngừa xung đột với Trung Quốc, tránh trường hợp hàng hóa của Đài Loan bị cản trở xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhiều công ty cho biết một số khách hàng yêu cầu các nhà cung cấp Đài Loan di dời để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và chi phí vận chuyển.
Ông Tony Wang, Quản lý sản phẩm cấp cao của Sysgration, một công ty thiết kế hệ thống điện tử xe hơi của Đài Loan, cho biết doanh nghiệp này đang nghiên cứu khả năng hoạt động tại Việt Nam.
Theo ông Wang, công ty có 600 nhân công này đã mở hai nhà máy tại Trung Quốc và một nhà máy tại Mỹ, đề phòng trường hợp "khách hàng (Mỹ) không cho chúng tôi xuất khẩu sang Trung Quốc".
"Nếu khách hàng muốn sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc, chúng tôi có thể làm nó ở Trung Quốc, và nếu họ muốn nó được sản xuất ở Mỹ, chúng tôi có thể sản xuất ở Mỹ", ông Wang nói thêm, đồng thời chỉ ra biên giới Trung Quốc - Việt Nam có thể mang lại thuận lợi về mặt địa lý cho các chuyến hàng.
Theo SCMP, Việt Nam được đánh giá cao nhờ chi phí thấp và cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển. Theo Cơ quan đánh giá đầu tư Đài Loan, doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 15 năm, và được chấp thuận đầu tư 1,23 triệu USD trong khoảng từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2024.
Nhà sản xuất linh kiện điện tử Quanta Computer của Đài Loan vào năm 2023 đã ký một thỏa thuận cho việc bắt đầu sản xuất tại Việt Nam. Đối tác lắp ráp iPhone của Apple là Foxconn Technology cũng đang hoạt động tại đây.
Trong khi đó, Thái Lan được biết đến với cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất, chính sách đầu tư chuyên nghiệp và lao động lành nghề. Báo Bangkok Post đưa tin tính đến giữa năm 2023, các công ty điện tử Đài Loan đã được phê duyệt 20 dự án với tổng vốn đầu tư 30 tỷ baht (816 triệu USD).
#Đạibàngcôngnghệ