Đài thiên văn hơn 2.000 năm tuổi, sớm nhất lịch sử loài người

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Đài quan sát thiên văn ở châu Mỹ được xem là đài quan sát lâu đời nhất của con người, được xây dựng bởi một nền văn minh ít được biết đến. Nền văn minh này được cho là đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi người Inca lên nắm quyền ở Peru và bắt đầu tôn vinh vị thần Mặt trời của họ.
Những tàn tích cổ đại này được biết đến với cái tên Chankillo, được coi là một "kiệt tác của thiên tài sáng tạo của con người", mang những nét độc đáo mà không bất cứ nơi nào khác trên thế giới có được. Nó nằm ở sa mạc ven biển của Peru, một địa điểm khảo cổ nổi tiếng với một dãy gồm 13 tháp đá, cùng nhau tạo nên đường chân trời của một ngọn đồi, từ Bắc xuống Nam và được ví như "nụ cười toe toét đến tận chân răng".

Đài thiên văn hơn 2.000 năm tuổi, sớm nhất lịch sử loài người
Mười ba tòa tháp của Chankillo
Ngoài câu trúc đáng chú ý này, tàn tích của đài quan sát bao gồm một khu phức hợp ba bức tường trên đỉnh đồi, được gọi là Đền kiên cố và hai khu phức hợp là Đài quan sát và Trung tâm hành chính. Công trình này được hoàn thành hơn 2.300 năm trước và bị bỏ hoang vào thế kỷ đầu tiên của thời đại mới, sau đó, nó vẫn là một tàn tích bí ẩn đối với du khách trong nhiều thế kỷ. Chỉ khi các cuộc khai quật chính thức bắt đầu vào đầu thế kỷ 21 , các nhà khảo cổ mới nhận ra những gì họ đang nhìn thấy.
Nếu quan sát các cấu trúc đá kéo dài khoảng 300 mét này trong bối cảnh sa mạc cằn cỗi và trong ánh sáng ban ngày thì nhìn chúng sẽ không giống như một đài quan sát, nhưng lúc bình minh và hoàng hôn, lại là một hình ảnh khác. Khi mặt trời mọc ở phía đông, một quả cầu ánh sáng xuất hiện ở đâu đó dọc theo sườn tháp. Vào các thời điểm trong năm, vị trí của mặt trời mọc cũng thay đổi, giống như đáng chiếu ánh sáng vào một đường chân trời đầy răng. Vào ngày hạ chí, mặt trời mọc ở bên phải của tháo ngoái cùng bên phải, còn vào ngày đông chí, mặt trời mọc ở bên trái của tháp ngoài cùng bên trái.

Đài thiên văn hơn 2.000 năm tuổi, sớm nhất lịch sử loài người
Một góc nhìn từ trên cao của đài quan sát
Tháp Chankillo được đặt ở một vị trí lý tưởng đến mức khi người xem đứng ở một điểm quan sát cụ thể bên dưới sườn núi, họ có thể dự đoán thời gian trong năm trong vòng hai hoặc ba ngày chỉ dựa vào mặt trời mọc hoặc lặn. Điểm quan sát nhìn về phía tây sườn núi - cấu trúc của Đài quan sát - sử dụng trong thời điểm hoàng hôn. Còn ở điểm quan sát phía đông, tất cả những gì còn lại chỉ là đường viền bằng đá chưa hoàn chỉnh của một căn phòng, nhưng nó nằm ở vị trí đối xứng và lẽ ra phải sử dụng vào thời điểm bình binh. Chẳng hạn như ở hình ảnh dưới đây, thời điểm tháng 9 của năm được xác định khi Mặt trời lặn giữa tháp thứ sáu và thứ bảy.
Nền văn minh cổ đại đã thiết kế đài quan sát mặt trời hầu như chưa không được biết đến trước đây, nhưng nó sẽ được biết đến là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở châu Mỹ. Trên thực tế, nền văn hóa này còn có trước nền văn hóa Inca, vốn cũng được đánh giá rất xuất sắc trong lĩnh vực thiên văn học, hơn 1.000 năm trước.

Đài thiên văn hơn 2.000 năm tuổi, sớm nhất lịch sử loài người
Tàn tích Chankillo được cho là của nền văn minh này nằm ở sa mạc ven biển giữa sông Casma của Peru và sông Sechin và những người xây dựng ban đầu ngày nay được gọi là văn hóa Casma-Sechin. Tương tự như người Inca, nền văn minh này có lẽ đã coi Mặt trời là một vị thần đầy sức mạnh. Những bậc cầu thang dẫn lên mỗi tháp gợi ý rõ ràng rằng địa điểm này đã từng được sử dụng cho các nghi lễ.
Trong những cuộc khai quật cho mục đích khảo cổ, đài quan sát được dự đoán là được xây dựng vào khoảng giữa năm 500 và 200 trước Công nguyên. Nhưng sau đó vì một số lý do, địa điểm này bị bỏ hoang và các tòa tháp rơi vào tình trạng hư hỏng. Vào thời kỳ hoàng kim của nó, các nhà khảo cổ học cho biết các cấu trúc sẽ được trát màu vàng, đất son hoặc trắng và vẽ bằng graffiti hoặc dấu vân tay.


Tuy nhiên, ngay cả khi lớp trang trí bị mai một và đổ vỡ, dấu tích còn lại của những tháp đá này vẫn ghi lại chi tiết các ngày trong năm. Những nỗ lực bảo tồn hiện đang được tiến hành để duy trì tính chính xác của lịch cổ đại. Vào năm 2021. Khu phức hợp địa cổ học Chankillo chính thức gia nhập Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, nhờ tay nghề thủ công xuất sắc và cái nhìn sâu sắc về thế giới quan của các xã hội cổ đại.
Một mô tả của UNESCO viết rằng: "Không giống như sự sắp xếp kiến trúc dựa trên một mục tiêu thiên văn duy nhất, được tìm thấy ở nhiều địa điểm cổ đại trên thế giới, dòng tháp kéo dài toàn bộ mặt trời mọc hàng năm và thiết lập các vòng cung như được quan sát, từ hai điểm quan sát riêng biệt, một trong số đó vẫn còn nhìn thấy rõ ràng ở trên mặt đất. Do đó, đài quan sát mặt trời tại Chankillo là bằng chứng trình độ phát triển đỉnh cao của các hoạt động thiên văn ở Thung lũng Casma, đã có quá trình tiến hóa lịch sử lâu dài."


>>> Ngôi đền 9.000 năm tuổi ở Jordan.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top