trangthutd.2404
Pearl
LG UltraFine Display OLED Pro 32EP950 cùng với phiên bản 27EP950 là những màn hình máy tính OLED đầu tiên trên thế giới, với mức giá tại Việt Nam lần lượt lên tới 76,59 triệu và 56,59 triệu đồng, hướng tới những đối tượng như dân làm phim, chỉnh màu, thiết kế, đồ họa, xử lý hình ảnh, hậu kỳ chuyên nghiệp, yêu cầu cực cao về độ chính xác màu sắc.
Dù OLED đã trở thành điều phổ biến trên TV và điện thoại những năm gần đây nhưng công nghệ này vẫn vắng bóng ở mảng màn hình máy tính. Mới đây nhất, LG, hãng công nghệ Hàn Quốc nổi tiếng ở mảng màn hình OLED dành cho TV đã chính thức thay đổi điều này khi trình làng tới 2 mẫu màn hình máy tính đầu tiên trên thế giới được trang bị công nghệ OLED mang tên LG UltraFine Display OLED Pro với 2 phiên bản: 32EP950 (32 inch) và 27EP950 (27 inch).
Vừa qua, mình đã có cơ hội trải nghiệm chiếc LG 32EP950 và dưới đây là những ấn tượng của mình về mẫu màn hình OLED này, mời anh em cùng theo dõi nhé!
Các màn hình chuyên cho công việc thường có thiết kế tối giản, cùng tông màu đen tuyền quen thuộc để không thu hút quá nhiều chú ý cũng như không gây ra sự sao nhãng khi làm việc. LG OLED 32EP950 tuân thủ gần như tuyệt đối theo triết lý này. Bạn sẽ gần như không nhận thấy bất kỳ chi tiết nào được sử dụng để làm nổi bật cho phần ngoại hình ngoài chân đế. Phần viền màn hình cũng hơi dày, tấm nền còn được đặt dưới phần khung thay vì dạng tràn cạnh hiện đại hơn.
Bù đắp lại, nhờ công nghệ OLED, không cần phải sử dụng đến các đèn nền, nên phần thân của 32EP950 thật sự mỏng gọn với độ dày chỉ 35.3mm. Cân nặng của màn hình này tính cả chân đế cũng chỉ 5,5 Kg nên dễ dàng di chuyển, thiết lập vào nhiều vị trí khác nhau.
Chân đế chắc chắn, giúp màn hình đứng vững chãi, không bị rung lắc khi thao tác, tích hợp cả một chiếc kẹp nhỏ để đi dây gọn gàng. Chân đế này cũng khá linh hoạt, cho phép thay đổi độ cao, độ nghiêng, ngửa màn hình ra trước sau và thậm chí là xoay dọc màn hình một góc 90 độ so với mặt bàn. Chỉ duy nhất khả năng xoay ngang là thiếu vắng nên khi cần xoay màn hình ngang sang 2 bên, bạn buộc phải xoay cả phân chân đế, gây chiếm diện tích đôi chút.
Việc cho phép xoay dọc màn hình là một tính năng đáng giá cho dân thiết kế, coder khi giúp các nội dung dạng dọc như infographic, banner, website… hiển thị tối ưu hơn. Tuy nhiên, mẫu màn hình OLED của LG không có cảm biến để tự động xoay dọc nội dung hiển thị. Bạn có thể thực hiện thủ công bằng các phím tắt trong Windows (Ctrl+Alt+mũi tên) hoặc thông qua phần mềm OnScreen Control của LG.
Chân đế cũng dễ dàng tháo lắp chỉ với một nút bấm duy nhất. Ốc kết nối giữa phần cánh cung và trục của chân đế được làm giống như ốc vặn trên các tripod máy ảnh, có thể vặn bằng tay đơn giản mà không cần đến tua-vít. Khi tháo chân đế ra, bạn sẽ thấy 4 ốc chờ sẵn để phục vụ cho việc gắn thẳng màn hình lên tường nếu muốn.
Điểm nổi bật ở kết nối của LG OLED 32EP950 là cổng USB Type-C hỗ trợ xuất hình ảnh, truyền dữ liệu, sạc pin chuẩn Power Delivery PD công suất tối đa tới 90W (các mẫu màn hình tầm trung thường chỉ hỗ trợ tối đa 65W). Nhờ đó, bạn có thể vừa xuất hình, vừa sạc pin cho các laptop có cổng USB-C tương thích chỉ với 1 sợi cáp USB-C to C duy nhất, có đi kèm theo màn hình.
Hạn chế ở kết nối của 32EP950 là do thân màn hình quá mỏng nên không có cổng USB nào ở cạnh bên hay cạnh dưới để có thể kết nối nhanh các thiết bị ngoại vi phổ biến như đầu đọc thẻ nhớ, ổ cứng di động. Mỗi lần cần cắm các thiết bị này, mình lại phải nhoài người ra phía sau màn hình, hơi bất tiện.
Cơ chế điều khiển tiện lợi với 1 nút bấm duy nhất dạng Joystick tiếp tục được LG sử dụng trên màn hình này. Toàn bộ các thao tác bật tắt màn hình, tinh chỉnh độ sáng, màu sắc, chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị hay điều khiển âm lượng của tai nghe… đều được thực hiện qua nút bấm này. Cách bố trí menu khoa học của LG khiến việc thao tác với nút Joystick thực sự nhanh chóng.
LG 32EP950 được cân chỉnh màu từ khâu sản xuất, màu sắc ngay từ chế độ mặc định đã thể hiện chuẩn xác, dịu mắt, trong trẻo, độ sáng cao, nhiệt màu cân bằng, phù hợp cho các công việc thiên về đồ họa như in ấn, thiết kế, blend màu, chỉnh ảnh, dựng phim...
Gần như tất cả các thông số cao cấp nhất hiện nay đều có mặt trên LG 32EP950 từ tấm nền 10 bit thực giúp hiển thị hơn một tỷ màu (so với 8 bit thông thường chỉ tái tạo được 16,7 triệu màu), tái tạo được hơn 99% dải màu DCI-P3, 99% dải màu Adobe RGB, 99% dải màu sRGB, Delta E < 2.
Bên cạnh đó. LG UltraFine OLED Pro cũng hỗ trợ tín hiệu HDR như BT.2100 (tiêu chuẩn phát sóng cho TV HDR), PQ / P3 PQ mang lại lợi ích cho biên tập viên phim và video, hỗ trợ chuẩn HDR10, VESA DisplayHDR 400 True Black, tỷ lệ tương phản 1.000.000:1, độ sáng trung bình 250 cd/m2, tương thích với các nội dung HDR trên Netflix hay YouTube, cũng như các bộ file phim HDR. Khi hiển thị nội dung HDR, độ sáng tối đa có thể tăng lên mức 575 cd/m2. Công nghệ OLED mang tới khả năng phân bổ độ sáng đồng đều trên toàn bộ tấm nền.
Rất nhiều profile màu chuyên dụng cho từng loại công việc như chỉnh ảnh, in ấn, dựng phim, chỉnh màu, thiết kế được LG trang bị trên 32EP950, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chuyên nghiệp
Các thông số của LG UltraFine Display OLED Pro tiệm cận với dòng màn hình tham chiếu, đảm bảo khả năng thể hiện chính xác những ý đồ của các đạo diễn và truyền tải trung thực ý tưởng của các nhà sáng tạo nội dung, thiết kế hình ảnh.
Ngoài ra, màn hình này cũng có tính năng hiệu chỉnh phần cứng, cho phép tăng cường độ chính xác màu sắc. Lưu ý là bộ hiệu chỉnh phần cứng được bán riêng và không đi kèm sản phẩm. Nếu bạn muốn tự cân chỉnh màu, LG 32EP950 cũng cung cấp nhiều tùy chọn chuyên sâu như việc tinh chỉnh theo không gian màu RGB hay CMYK.
Độ phân giải 4K (3840x2160 pixel) trên kích thước 32 inch, tỷ lệ 16:9 của 32EP950 mang tới hình ảnh "đã" mắt. Đồng thời, nhờ việc sử dụng bố cục subpixel RGB nên LG 32EP950 tái tạo các phần text trên website hay file word láng mịn, rõ nét, gần như không có hiện tượng răng cưa kể cả với phông chữ rất nhỏ. Hiện LG 32EP950 và 27EP950 là những màn hình OLED duy nhất trên thị trường có bố cục subpixel RGB.
Để hiểu thêm về tầm quan trọng của bố cục subpixel RGB trên màn hình OLED trong việc hiển thị văn bản, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tất nhiên, do là mẫu màn hình dành cho công việc nên sản phẩm chỉ có tần số quét 60Hz, nhưng công nghệ OLED lại giúp tốc độ phản hồi rất nhanh, chỉ 1ms nên nếu dùng để chơi các tựa game hành động, đi cảnh thiên về cốt truyện như Horizon Zero Dawn hay God of War, vẫn hoàn toàn ổn thỏa.
Chỉ có điểm khiến mình hơi băn khoăn là LG trang bị một tấm phủ chống lóa (Anti-Glare) dạng nhám (matte) cho màn hình này. Thế nên, khi soi kỹ ở khoảng cách gần, có thể thấy rõ các vân nhám li ti trên màn hình, làm giảm đi độ trong trẻo và sắc nét. Vẫn biết rằng tấm nền chống lóa sẽ giúp màn hình sử dụng được ở nhiều điều kiện khác nhau, hạn chế bóng, lóa, nhất là khi bị bóng đèn chiếu vào nhưng mình vẫn mong LG cải tiến lớp phủ này để chúng không ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị, đặc biệt cần thiết với một mẫu màn hình cao cấp như thế này.
Một trong những lo lắng lớn nhất khi sử dụng màn hình OLED là hiện tượng burn-in (lưu ảnh), nhất là với màn hình máy tính thường xuyên phải hiển thị những nội dung tĩnh như thanh taskbar, các nút bấm trong ứng dụng, thanh tiêu đề. Trên 32EP950, LG đã trang bị các tính năng để hạn chế tối đa việc burn-in như Screen Saver, Screen Shift.
Với Screensaver, khi màn hình phát hiện bạn đang xem một hình ảnh tĩnh và không tương tác gì trong một khoảng vài phút, màn hình sẽ tự động tối hẳn đi và sau đó vài giây là sẽ chỉ hiển thị màu đen (màn hình vẫn bật). Khi bạn rê chuột hay chạm vào bàn phím, màn hình sẽ tự động sáng trở lại bình thường.
Trong khi đó, Screen Shift khá giống với tính năng có trên các TV OLED, với tác dụng tự động dịch chuyển hình ảnh đi một vài pixel theo một khoảng thời gian đều đặn để ngăn một hình ảnh tĩnh hiển thị cố định trên màn hình.
Bên cạnh việc sử dụng nút Joystick để điều chỉnh các thiết lập trên màn hình, bạn còn có thể cài đặt phần mềm OnScreen Control do chính LG cung cấp để tinh chỉnh bằng chuột và bàn phím. Đây là một trong những tính năng đáng giá trên các màn hình LG. Ngoài việc tinh chỉnh độ sáng, tương phản, xoay dọc màn hình, tính năng nổi bật nhất của OnScreen Control chính là Screen Split, cho phép nhanh chóng sắp xếp các cửa sổ ứng dụng thành từng ô gọn gàng, ngăn nắp với 14 tùy chọn khác nhau.
Nhờ thế, bạn có thể dễ dàng so sánh 2, 3 hay 4 văn bản Word, hình ảnh… Ngoài ra, chế độ My Applicaton Preset trong OnScreen Control cũng là một tính năng hữu ích khi cho phép thiết lập từng profile màu cho từng ứng dụng, rất phù hợp cho dân thiết kế, đồ họa.
Vừa qua, mình đã có cơ hội trải nghiệm chiếc LG 32EP950 và dưới đây là những ấn tượng của mình về mẫu màn hình OLED này, mời anh em cùng theo dõi nhé!
Thiết kế tối giản, tập trung vào công năng
Nếu đã từng sử dụng các model màn hình LG trong khoảng vài năm trở lại đây, bạn sẽ nhận thấy thiết kế của LG OLED 32EP950 khá quen thuộc. Sự thân quen đó đến từ phần chân đế dạng cánh cung mà LG đặt tên là Arcline. Kiểu chân đế này đã trở thành một nét đặc trưng riêng của các màn hình LG giúp dễ dàng nhận biết với các hãng màn hình khác trên thị trường.Kết nối đáp ứng hầu hết nhu cầu, có cả Type-C 90W
Toàn bộ các cổng kết nối của chiếc màn hình OLED này đều được đặt ở mặt sau, hướng song song với mặt bàn nên dễ dàng cắm cáp. Số cổng kết nối vừa đủ cho hầu hết nhu cầu hiện nay với 2 cổng Display Port 1.4, 1 cổng HDMI 2.0. Bên cạnh đó là 3 cổng USB-A 3.0, 1 cổng USB-B để kết nối với máy tính, 1 cổng xuất âm thanh chuẩn 3.5mm để tiện kết nối với tai nghe hay loa ngoài, cổng nguồn.Cơ chế điều khiển tiện lợi với 1 nút bấm duy nhất dạng Joystick tiếp tục được LG sử dụng trên màn hình này. Toàn bộ các thao tác bật tắt màn hình, tinh chỉnh độ sáng, màu sắc, chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị hay điều khiển âm lượng của tai nghe… đều được thực hiện qua nút bấm này. Cách bố trí menu khoa học của LG khiến việc thao tác với nút Joystick thực sự nhanh chóng.
Chất lượng hiển thị chuyên nghiệp, tiệm cận các màn hình tham chiếu
Không có gì để phàn nàn về chất lượng hiển thị của LG OLED 32EP950. Được trang bị tấm nền OLED với khả năng điều khiển chính xác, bật tắt từng điểm ảnh nên nên ấn tượng đầu tiên “đập” vào mắt mình khi trải nghiệm chiếc màn hình này là độ đen sâu tuyệt đối, tương phản cực cao, vượt trội so với các màn hình IPS cao cấp mình đã từng dùng qua, đi kèm màu sắc tươi tắn, sống động, nổi khối, góc nhìn cực rộng, đầy đủ các đặc trưng của công nghệ OLED.Gần như tất cả các thông số cao cấp nhất hiện nay đều có mặt trên LG 32EP950 từ tấm nền 10 bit thực giúp hiển thị hơn một tỷ màu (so với 8 bit thông thường chỉ tái tạo được 16,7 triệu màu), tái tạo được hơn 99% dải màu DCI-P3, 99% dải màu Adobe RGB, 99% dải màu sRGB, Delta E < 2.
Các thông số của LG UltraFine Display OLED Pro tiệm cận với dòng màn hình tham chiếu, đảm bảo khả năng thể hiện chính xác những ý đồ của các đạo diễn và truyền tải trung thực ý tưởng của các nhà sáng tạo nội dung, thiết kế hình ảnh.
Ngoài ra, màn hình này cũng có tính năng hiệu chỉnh phần cứng, cho phép tăng cường độ chính xác màu sắc. Lưu ý là bộ hiệu chỉnh phần cứng được bán riêng và không đi kèm sản phẩm. Nếu bạn muốn tự cân chỉnh màu, LG 32EP950 cũng cung cấp nhiều tùy chọn chuyên sâu như việc tinh chỉnh theo không gian màu RGB hay CMYK.
>> Sắp mua màn hình máy tính tấm nền OLED, đây là bài viết bạn cần đọc
Kích thước 32 inch thực sự mang đến không gian làm việc rộng rãi, rõ ràng nhất là khi sử dụng các phần mềm đồ họa như Photoshop, Lightroom hay Premie Pro… Các thanh công cụ, menu được hiển thị gọn gàng vào góc, phần ảnh, video được nới rộng ra giúp cho việc quan sát bao quát hơn hẳn. Mình cũng có thể chia màn hình làm đôi, làm 3 để hiển thị cùng lúc nhiều cửa sổ ứng dụng. Nhờ đó, hiệu suất đa nhiệm cũng nhanh và hiệu quả hơn đáng kể.Trong khi đó, Screen Shift khá giống với tính năng có trên các TV OLED, với tác dụng tự động dịch chuyển hình ảnh đi một vài pixel theo một khoảng thời gian đều đặn để ngăn một hình ảnh tĩnh hiển thị cố định trên màn hình.