Đây là loài mèo nguy hiểm nhất thế giới

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Khi nhắc tới những loài động vật nguy hiểm, người ta thường nghĩ đến những mãnh thú ăn thịt đáng sợ như hổ hay sư tử. Thế nhưng, trên thực tế mèo chân đen mới là loài động vật nguy hiểm nhất. Điều đáng nói là dù nguy hiểm nhưng mèo chân đen lại được tạo hóa ban cho vẻ ngoài vô cùng đáng yêu.
Đây là loài mèo nguy hiểm nhất thế giới
Mèo chân đen là loài mèo hoang bản địa ở vùng nam Châu Phi, sinh sống chủ yếu ở Nam Phi, Namibia, Botswana, một phần Zimbabwe và phía nam Angola. Có kích thước nhỏ bé, một con mèo chân đen đực trưởng thành chỉ có cân nặng trung bình 1,9kg và tối đa là 2,4kg, trong khi mèo cái nặng không quá 1,6kg.
Giống như mèo nhà, mèo chân đen cũng có thân hình nhỏ nhắn và một khuôn mặt tròn trịa. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài lừa tình ấy, chúng thực sự là những kẻ săn mồi tanh tưởi trong thế giới tự nhiên.
Các chú mèo chân đen được các nhà khoa học gọi là Gyra, mỗi đêm nó có thể đi được một quãng đường dài tới 20 dặm để săn tìm con mồi.
Loài động vật đáng yêu này có quá trình trao đổi chất nhanh chóng, do đó đòi hỏi nó phải có khả năng săn mồi gần như không ngừng nghỉ, có nghĩa là nó có thể giết chết trung bình từ 10 đến 14 loài gặm nhấm hoặc chim nhỏ mỗi đêm, nhiều nạn nhân hơn một con báo săn trong một tháng.

Đây là loài mèo nguy hiểm nhất thế giới
Trên hết, khả năng săn mồi thành công của nó là khoảng 60%, trong khi sư tử chỉ thành công trong việc bắt được nạn nhân của chúng từ khoảng 20 đến 25%.
Thị lực của mèo chân đen tốt hơn của con người tới 6 lần. Tầm nhìn ban đêm và thính giác của mèo chân đen vô cùng hoàn hảo. Mèo chân đen sống chủ yếu về đêm, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn. Trước khi mặt trời mọc, chúng sẽ quay về nghỉ ngơi trong hang của các loài khác đào hoặc trốn giữa các khối đá hoặc ụ mối rỗng.

Đây là loài mèo nguy hiểm nhất thế giới
Mèo chân đen có tập tính sống đơn độc và là động vật ăn đêm, chính vì vậy con người rất hiếm khi bắt gặp được chúng. Tuy nhiên, mèo chân đen không hề giỏi leo trèo. Do đó chúng không sống trên các cành cây. Các nhà động vật học cho biết, do cái đuôi và thân hình quá ngắn nên chúng không thể leo cây dễ dàng được như những loài mèo khác. Thay vào đó, "quàng thượng" mèo chân đen dành nhiều thời gian vào việc đào và mở rộng các hang hốc, lãnh thổ của chúng trên nền đất cát.
Mèo chân đen được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách các loài dễ bị tổn thương kể từ năm 2002.

>> Vì sao mèo không chịu ăn khi bát đã lộ đáy dù vẫn còn thức ăn?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top