Để mua được chip Mỹ, các công ty Trung Quốc lại giở "tuyệt chiêu" xưa như Trái Đất này

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Mỹ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các loại chip tiên tiến, lo ngại chúng sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, bất chấp việc Nvidia và nhiều công ty công nghệ lớn khác của Mỹ tuân thủ các quy định kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt, nhiều công ty Trung Quốc vẫn tìm cách mua được phần cứng tiên tiến của Mỹ. Theo một số nguồn tin, chiêu trò mới nhất của Trung Quốc để lách lệnh trừng phạt là thành lập các công ty "ma" để mua bán phần cứng - và vận hành chúng cho đến khi bị "đập tan".

Báo cáo của The New York Times cho thấy nhiều giao dịch mua bán chip, từ vài trăm GPU cho đến một thương vụ trị giá 103 triệu USD, với người mua bao gồm các công ty nhà nước hoặc có liên kết với chính phủ Trung Quốc, cũng như các công ty bị Mỹ trừng phạt hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng Trung Quốc. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các nhà sản xuất đã trực tiếp bán sản phẩm cho thị trường Trung Quốc, nhưng việc kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng phức tạp là điều bất khả thi. Các công ty có thể theo dõi khách hàng trực tiếp và thậm chí cả người mua thứ cấp, nhưng việc giám sát dòng chảy sản phẩm cho đến tay người dùng cuối cùng không chỉ tốn thời gian mà còn vô cùng tốn kém, thậm chí có thể khiến các khách hàng hợp pháp e ngại.

Một vấn đề khác mà chính quyền Mỹ gặp phải là việc thành lập một công ty mới để mua chip tiên tiến trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực quá dễ dàng. Điển hình là trường hợp của Sugon, công ty bị Mỹ cấm mua chip của Nvidia sau khi có bằng chứng cho thấy quân đội Trung Quốc là khách hàng của họ. Một số cựu giám đốc điều hành của Sugon sau đó đã thành lập một công ty mới có tên là Nettrix và chỉ trong vòng 6 tháng, Nettrix đã trở thành một trong những nhà sản xuất máy chủ AI lớn nhất Trung Quốc.

Do Nettrix là một công ty mới thành lập, Mỹ có khả năng chưa kịp kiểm tra lý lịch và hoạt động của họ. Trong thời gian đó, Nvidia, Intel và Microsoft đã bắt đầu hợp tác kinh doanh với Nettrix mà không vi phạm bất kỳ luật lệ nào của Mỹ.

1722936847791.png


Có lẽ cách duy nhất để Nhà Trắng có thể ngăn chặn triệt để các hoạt động lách luật của Trung Quốc là chỉ cho phép những người mua được cấp phép chính thức mới có thể mua chip. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong ngành đang vận động hành lang phản đối việc siết chặt lệnh cấm, cho rằng điều đó gây hại nhiều hơn lợi cho các công ty Mỹ.

Trung Quốc và Mỹ đã rơi vào cuộc chiến chip căng thẳng từ cuối những năm 2010, khi cả hai nước đều nỗ lực giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI và các công nghệ tiên tiến khác. Theo đó, Mỹ đã áp dụng các lệnh cấm và biện pháp trừng phạt để ngăn chặn các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ mới nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, những thông tin gần đây cho thấy các động thái của Washington không phải lúc nào cũng hiệu quả trước nhu cầu chip vô hạn của Trung Quốc. Giới chức Mỹ thừa nhận rằng một số thiết bị công nghệ cao sẽ lọt lưới kiểm soát. Tuy nhiên, họ cho biết mục tiêu chính của Nhà Trắng là kiềm chế Bắc Kinh trong khi chính phủ Mỹ đang thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn để giúp Mỹ thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.

#Cuộcchiếnbándẫn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top