Dĩ độc trị độc: tiêu diệt ong bắp cày bằng chính hoạt chất chúng tiết ra

Chất tiết ra trong lúc giao phối của ong bắp cày Châu Á có thể là giải pháp giúp các nhà côn trùng học tìm ra cách tiêu diệt những kẻ xâm lược khổng lồ này.
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ có ý tưởng sử dụng nọc đuôi của loài ong bắp cày khổng lồ Châu Á để chống lại chính chúng, ngăn các loài xâm lấn tàn phá quần thể ong bản địa ở Mỹ.
Họ đã xác định được các pheromone (tín hiệu hóa học) giới tính của ong chúa, đề xuất bẫy những con ong sát thủ xung quanh bị thu hút bởi mùi hương này hòng diệt gọn cả ổ.
Dĩ độc trị độc: tiêu diệt ong bắp cày bằng chính hoạt chất chúng tiết ra

Loài xâm lấn nguy hại​

Loài ong bắp cày khổng lồ châu Á (Vespa mandarinia) săn ong và những vết đốt của chúng khá đau đối với con người. Chúng có thể giết chết những người bị dị ứng với nọc độc của chúng. Đây là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới, dài tới 5cm (dài bằng ngón tay cái của bạn) với sải cánh dài 7,62cm. Phần bụng của chúng có sọc cam và đen.
Ong bắp cày có nguồn gốc từ châu Á nhưng vài năm gần đây đã dần lan sang Mỹ. Chúng lần đầu tiên được phát hiện ở bang Washington vào tháng 8/2020. Kể từ đó, chúng đã lan rộng khắp vùng tây bắc nước Mỹ. Cho đến nay, sự lây lan của loài ong này ở Bắc Mỹ chỉ giới hạn ở British Columbia và Bang Washington.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lo ngại loài ong này sẽ tiếp tục lây lan nếu không có hành động nhanh chóng để ngăn chặn. Cuộc xâm lược này rất đáng lo ngại vì ong bắp cày có thể tàn sát một tổ ong mật trong vài giờ.
Gần đây, một nhóm các nhà côn trùng học đã bắt được một đàn ong chúa khổng lồ và những con ong thợ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Họ quét các tuyến sinh dục của ong chúa và sử dụng phương pháp sắc ký khí – quang phổ khối (GC-MS) để xác định các hợp chất pheromone từ sáu trong số con ong chúa.

Dĩ độc trị độc​

Dĩ độc trị độc: tiêu diệt ong bắp cày bằng chính hoạt chất chúng tiết ra
James Nieh, một nhà côn trùng học tại Đại học California ở San Diego và cộng sự cho biết: “Chúng tôi đã có thể phân lập các thành phần chính của pheromone giới tính cái, một hỗn hợp mùi rất hấp dẫn đối với những con đực cạnh tranh để giao phối với ong chúa. Khi những thành phần này hoặc sự pha trộn của chúng được thử nghiệm trong bẫy dính, chúng đã bắt được hàng ngàn con ong đực”.
Nieh nói thêm: “Như chúng tôi thấy trong nghiên cứu, những cái bẫy như vậy thường rất đặc hiệu. Chúng tôi không bắt được bất kỳ loài côn trùng nào khác hoặc thậm chí cả ong bắp cày cái. Cách này sẽ giúp giảm tác động sinh thái của chúng”.
Các thành phần pheromone chính mà nhóm nghiên cứu xác định là axit hexanoic, axit octanoic và axit decanoic. Axit hexanoic (hoặc caproic) có mùi béo, sền sệt, đôi khi có mùi nước tiểu; axit octanoic có mùi hơi ôi và được tìm thấy tự nhiên trong một số loại sữa động vật; axit decanoic có mùi hăng tương tự và được sử dụng trong một số hương liệu trái cây. Những con ong sát thủ dường như rất cuồng mùi hương này.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu của Nieh sẽ kiểm tra khoảng cách hiệu quả của bẫy pheromone trong mùa sinh sản của ong bắp cày sắp tới tại Trung Quốc. Họ cũng sẽ cố gắng nghiên cứu sâu hơn những thành phần hóa học khác quan trọng trong pheromone, nhằm bắt chước tốt hơn các chất hóa học tự nhiên


Quản lý côn trùng gây hại trực tiếp bằng pheromone không còn là điều mới mẻ, nhưng các nhà khoa học vẫn luôn mong thúc đẩy sự thành công của phương pháp này nhiều hơn nữa.

Cần phải quản lý quần thể càng sớm càng tốt​

Hiện tại, các nhà côn trùng học đang cố gắng quản lý quần thể ong bắp cày ngoại lại bằng cách loại bỏ tổ của chúng theo cách thủ công. Nhưng việc tìm kiếm tổ của chúng rất khó. Trong khi sử dụng bẫy pheromone là một cách rất hiệu quả để tiêu diệt loài côn trùng này mà không tốn quá nhiều công sức.
Những con ong bắp cày nổi tiếng cắn đầu những con ong và sau đó mang ngực của chúng về nhà làm thức ăn cho ấu trùng. Khi bị tấn công, những con ong phát ra âm thanh mà các nhà nghiên cứu tin rằng giống như tiếng la hét.
Ong mật có một số biện pháp phòng thủ đối với ong bắp cày. Bằng cách tụ tập với nhau theo một trật tự sắp xếp, chúng khiến ong bắp cày bị lẫn lộn và phân vân trước quyết định tấn công bất cứ con ong nào.
Ong cũng dùng phân động vật bôi bẩn lối vào tổ ong để răn đe. Thậm chí một số ong bắp cày không may còn bị thiêu sống vì những con ong chơi chiêu bài áp sát, tạo ra rung động và nhiệt độ đủ nóng để giết chết ong bắp cày.
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top