VNR Content
Pearl
Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (viết tắt là NRL) đã tiến hành thành công thử nghiệm phát tia điện vi sóng trên mặt đất bằng cách truyền 1.6 kW điện qua khoảng cách 1km tại khu Nghiên cứu Thực địa Quân đội Mỹ (U.S. Army Research Field) ở Maryland. Đây được xem là màn trình diễn phóng điện ấn tượng nhất trong gần 50 năm qua.
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (NRL) tiến hành trình diễn thành công tia điện vi sóng trên mặt đất.
Màn trình diễn là một phần của dự án mang tên “Safe and COntinuous Power bEaming – Microwave” (viết tắt SCOPE-M), được tài trợ bởi Văn phòng Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho Quỹ Cải thiện Năng lực Hoạt động của Nghiên cứu và Kỹ thuật. Dự án được dẫn dắt bởi tiến sĩ Christopher Rodenbeck của NRL. Trong vòng 12 tháng, NRL đã thiết lập việc phát tia vi sóng trên mặt đất và bắn ra 1kilowatt (kW) công suất điện trên khoảng cách 1 km bằng chùm tia 10 gigahertz (GHz).
Brian Tierney, kỹ sư điện tử thuộc SCOPE-M cho biết:
"Bộ Quốc Phòng Mỹ từ lâu vẫn luôn quan tâm đến việc truyền điện không dây. Sự thành công của dự án SCOPE-M là minh chứng cho thấy việc truyền điện không dây là hoàn toàn khả thi. Một khi được ứng dụng thành công, phương pháp truyền điện này sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc về nhiên liệu của các binh lính trên thực địa, loại bỏ việc vận chuyển nhiên liệu vốn rất dễ bị tấn công."
Tiến sĩ Paul Jaffe thuộc cơ quan "Power Beaming and Space Solar Lead" cũng chia sẻ:
“Mong muốn NRL không gì hơn là thúc đẩy công nghệ này phát triển hơn nữa. Sử dụng tần suất quá cao có thể khiến điện bị mất khi ở trong bầu khí quyển. Trong khi đó, NRL chọn tần số 10GHz vì 2 lý do chính: có thể truyền đi trong điều kiện mưa lớn nhưng mức tổn thất năng lượng dưới 5%, và an toàn khi sử dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với động vật, chim chóc hay con người. Điều này giúp cho việc truyền điện không dây đơn giản và an toàn hơn so với các hệ thống dựa trên laser trước đây. Trong các thí nghiệm trước đây với chùm tia laser sử dụng mật độ công suất cao hơn, các kỹ sư đã có thể triển khai thành công hệ thống khóa liên động để khi có thứ gì đó tiếp cận chùm tia, nó sẽ tự động tắt ”.
NRL đã phát triển ăng-ten chỉnh lưu - “rectenna”- để chuyển đổi chùm vi sóng băng tần X thành 1 kilowatt điện DC ở phạm vi 1 km.
SCOPE-M đã trình diễn tia điện tại hai địa điểm, một tại Khu Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ tại Blossom Point ở Maryland, và một tại trạm phát Radar Hình ảnh Vệ tinh Haystack Ultrawideband (HUSIR) tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Massachusetts.
Thử nghiệm SCOPE-M ở Maryland cho thấy mức hiệu suất đạt được là 60% khi chiếu tia 1,6kW chỉ hơn 1km. Trong khi đó thử nghiệm ở Massachusetts không đạt được mức công suất cao nhất như Maryland, nhưng lại có công suất trung bình cao hơn, vì vậy truyền tải được nhiều năng lượng hơn.
[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0.85)]Trong tương lai, công nghệ SCOPE-M có thể được sử dụng để truyền tải điện năng trên mặt đất, hoặc từ ngoài không gian ngược lại trái đất. Không giống như các nguồn năng lượng sạch khác thường tạo ra điện nhưng không liên tục, việc thu năng lượng mặt trời từ ngoài vũ trụ có thể cung cấp điện năng xuyên suốt 24/7/365.[/COLOR]
Màn trình diễn là một phần của dự án mang tên “Safe and COntinuous Power bEaming – Microwave” (viết tắt SCOPE-M), được tài trợ bởi Văn phòng Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho Quỹ Cải thiện Năng lực Hoạt động của Nghiên cứu và Kỹ thuật. Dự án được dẫn dắt bởi tiến sĩ Christopher Rodenbeck của NRL. Trong vòng 12 tháng, NRL đã thiết lập việc phát tia vi sóng trên mặt đất và bắn ra 1kilowatt (kW) công suất điện trên khoảng cách 1 km bằng chùm tia 10 gigahertz (GHz).
Brian Tierney, kỹ sư điện tử thuộc SCOPE-M cho biết:
"Bộ Quốc Phòng Mỹ từ lâu vẫn luôn quan tâm đến việc truyền điện không dây. Sự thành công của dự án SCOPE-M là minh chứng cho thấy việc truyền điện không dây là hoàn toàn khả thi. Một khi được ứng dụng thành công, phương pháp truyền điện này sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc về nhiên liệu của các binh lính trên thực địa, loại bỏ việc vận chuyển nhiên liệu vốn rất dễ bị tấn công."
Tiến sĩ Paul Jaffe thuộc cơ quan "Power Beaming and Space Solar Lead" cũng chia sẻ:
“Mong muốn NRL không gì hơn là thúc đẩy công nghệ này phát triển hơn nữa. Sử dụng tần suất quá cao có thể khiến điện bị mất khi ở trong bầu khí quyển. Trong khi đó, NRL chọn tần số 10GHz vì 2 lý do chính: có thể truyền đi trong điều kiện mưa lớn nhưng mức tổn thất năng lượng dưới 5%, và an toàn khi sử dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với động vật, chim chóc hay con người. Điều này giúp cho việc truyền điện không dây đơn giản và an toàn hơn so với các hệ thống dựa trên laser trước đây. Trong các thí nghiệm trước đây với chùm tia laser sử dụng mật độ công suất cao hơn, các kỹ sư đã có thể triển khai thành công hệ thống khóa liên động để khi có thứ gì đó tiếp cận chùm tia, nó sẽ tự động tắt ”.
SCOPE-M đã trình diễn tia điện tại hai địa điểm, một tại Khu Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ tại Blossom Point ở Maryland, và một tại trạm phát Radar Hình ảnh Vệ tinh Haystack Ultrawideband (HUSIR) tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Massachusetts.
Thử nghiệm SCOPE-M ở Maryland cho thấy mức hiệu suất đạt được là 60% khi chiếu tia 1,6kW chỉ hơn 1km. Trong khi đó thử nghiệm ở Massachusetts không đạt được mức công suất cao nhất như Maryland, nhưng lại có công suất trung bình cao hơn, vì vậy truyền tải được nhiều năng lượng hơn.
[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0.85)]Trong tương lai, công nghệ SCOPE-M có thể được sử dụng để truyền tải điện năng trên mặt đất, hoặc từ ngoài không gian ngược lại trái đất. Không giống như các nguồn năng lượng sạch khác thường tạo ra điện nhưng không liên tục, việc thu năng lượng mặt trời từ ngoài vũ trụ có thể cung cấp điện năng xuyên suốt 24/7/365.[/COLOR]