Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng màn hình OLED đầu tiên được sử dụng trên điện thoại di động xuất hiện vào năm 2003 và hầu hết chúng đều là những chiếc điện thoại nắp gập dạng vỏ sò. Lý do đứng sau lựa chọn đó rất đơn giản: phục vụ cho các màn hình rất nhỏ được đặt làm màn hình phụ ở bên ngoài máy khi gập lại.
Một số màn hình có thể hiển thị 256 màu, trong khi hầu hết chúng đều là đơn sắc. Những chiếc điện thoại như Samsung E700 và LG G7030 được trang bị các màn hình màu như vậy với độ phân giải 96x64px, trong khi màn hình bên trong lại có độ phân giải cao hơn 128x160px và có thể hiển thị 65 nghìn màu (16-bit). OLED tiếp tục được sử dụng độc quyền trên những chiếc điện thoại gập trong vài năm sau đó, cho đến khi màn hình AMOLED đầu tiên xuất hiện trên thiết bị di động vào năm 2006.
Ngày nay “OLED” và “AMOLED” được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng không giống nhau. “AM” là viết tắt của “Active Matrix” và chính là chìa khóa quan trọng để có được một màn hình chất lượng tốt với độ phân giải cao. Điều quan trọng là Active Matrix đính kèm mỗi pixel với một transistor và tụ điện nhằm duy trì trạng thái của pixel. Passive Matrix lại đơn giản hơn vì nó bỏ qua những thành phần này nhằm giảm độ phức tạp cũng như tiết kiệm chi phí. Tất nhiên, Passive Matrix lại khiến màn hình bị giới hạn ở độ phân giải và tần số quét thấp.
Tuy vậy, chúng ta vẫn cần đề cập đến sự khác biệt giữa LCD và OLED. Màn hình LCD được trang bị đèn nền (thường là màu trắng) và nó chặn ánh sáng bằng cách sử dụng một số lớp phân cực (bao gồm cả một lớp tinh thể lỏng). Trong khi đó, màn hình OLED (Đi-ốt phát sáng hữu cơ) không cần đến đèn nền vì mỗi LED đều phát ra ánh sáng riêng. Nó cũng không cần đến các lớp phân cực (dù rằng việc sử dụng chúng có thể hữu ích).
BenQ-Siemens S88 chính là chiếc điện thoại đầu tiên áp dụng màn hình AMOLED. Đây là bàn đạp để loại tấm nền này thống trị thế giới smartphone ngày nay. Thương hiệu này xuất hiện khi BenQ (Đài Loan) mua lại bộ phận điện thoại của Siemen (Đức) vốn đang rất chất vật lúc đó. Tuy vậy, thương hiệu này nhanh chóng mất tích khi thua lỗ rất lớn sau vài năm hoạt động. Dẫu sao đi chăng nữa, BenQ-Siemens S88 cũng được trang bị camera 2MP có khả năng tự động lấy nét cùng đèn flash LED, khe cắm thẻ nhớ và kết nối 2GB cơ bản.
BenQ-Siemens S88 là chiếc điện thoại di động đầu tiên được trang bị màn hình AMOLED
Về màn hình, tấm nền AMOLED 2 inch trong BenQ-Siemens S88 do AU Optronics sản xuất. Nó có độ phân giải 176x220px với khả năng hiển thị 256 nghìn màu. Độ phân giải này không phải là tùy chọn điển hình ở lúc đó và thấp hơn kha khá so với một số đối thủ cạnh tranh. Điều khiến nó trở nên khác biệt chính là khả năng hiển thị màu đen tuyệt đối.
Thực tế, các màn hình AMOLED lúc đó hiển thị mờ hơn so với LCD trong nhiều năm, và BenQ-Siemens S88 cũng gặp tình trạng tương tự. Và ở kích thước và độ phân giải thấp như vậy, khả năng hiển thị màu đen tuyệt đối không phải là một lợi ích quá lớn. Ngoài ra, dù AMOLED luôn cung cấp màu sắc rực rỡ, thế nhưng, độ chính xác màu sắc lại là một vấn đề đáng quan tâm hơn.
Mọi thứ khá im ắng sau khi BenQ-Siemens S88 ra mắt, ít nhất là cho đến khi Nokia N85 trình làng trong năm 2008. Chiếc điện thoại mang thương hiệu Nokia sở hữu màn hình AMOLED 2,6 inch lớn hơn cùng chất lượng cao hơn nhiều, độ phân giải 240x320px (154ppi) và có khả năng hiển thị 16 triệu màu. Nokia N85 chạy trên hệ điều hành Symbian OS, được trang bị camera 5MP cùng một loạt tính năng đa phương tiện tiên tiến khác. Kế thừa những ưu điểm đó của Nokia N85 chính là Nokia N95. Đây được cho là chiếc điện thoại đầy tiềm năng vào thời điểm đó.
Nokia N85 sở hữu màn hình AMOLED 3 inch, có thể hiển thị 16 triệu màu
Samsung cũng tham gia vào bữa tiệc AMOLED này với Samsung M7500 Emporio Armani. Chiếc điện thoại của Samsung xuất hiện vào tháng 12/2008, tức chỉ vài tháng sau khi Nokia N85 được trình làng. Samsung cũng công bố một vài chiếc điện thoại khác trong năm 2008 nhưng mãi đến năm 2009, chúng mới được lên kệ.
Ngoài ra, một số chiếc điện thoại của Sagem cũng được trang bị màn hình AMOLED nhưng chỉ những phiên bản thiết kế Porsche Design sắc sảo.
Samsung M7500 Emporio Armani
Samsung i7110
Sagem P9521 Porsche Design
Mọi thứ thực sự khởi sắc hơn trong năm 2009 khi số lượng điện thoại nổi bật của Samsung ngày càng nhiều hơn. Có thể kể đến Samsung I7500 Galaxy – chiếc điện thoại Galaxy đầu tiên. Sau đó, chúng ta còn có Pixon12, một số chiếc điện thoại Omnia chạy Windows Mobile và Symbian hay Samsung S8000 Jet – một trong những chiếc điện thoại cơ bản mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Cũng trong năm 2009, Nokia đã trình làng N86 8MP, nhưng rõ ràng, Samsung là công ty ưu tiên công nghệ AMOLED nhất vào thời điểm đó.
Samsung i7500 Galaxy
Samsung M8910 Pixon12
Samsung i8000 Omnia II
Samsung S8000 Jet
Tuy nhiên, lúc ấy Super AMOLED vẫn chưa xuất hiện. Và dẫu chiếc smartphone Galaxy S ban đầu có thể giúp phổ biến loại tấm nền mới, thế nhưng, đó không phải là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ này.
Samsung S8500 Wave ra mắt vào năm 2010 mới chính là chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu màn hình Super AMOLED. Thời điểm đó, Samsung không tập trung vào một nền tảng duy nhất khi tung ra những chiếc smartphone sử dụng cả Android, Windows Mobile và Symbian (đó là chưa kể hàng tá những chiếc điện thoạic cơ bản). Tuy nhiên, Samsung cũng ôm giấc mộng tạo ra hệ điều hành của riêng mình và Wave là sản phẩm đầu tiên trong loạt điện thoại chạy Bada OS. “Bada” trong tiếng Hàn có nghĩa là “đại dương”, do đó, chiếc điện thoại này được đặt tên là Wave (con sóng) để thêm phần ăn ý.
Samsung S8500 Wave là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình Super AMOLED
Samsung Wave sở hữu màn hình Super AMOLED 3,3 inch, độ phân giải 480x800px (283 ppi) và được phủ một tấm kính bảo vệ Gorilla thế hệ đầu tiên. “Super AMOLED” là tên mà Samsung đặt cho một loại tấm nền AMOLED cụ thể mà họ đã phát triển. Cụ thể, nó có một bộ số hóa cảm ứng tích hợp (nó là thứ nhận diện khi ngón tay chạm vào màn hình). Trước đây, bộ số hóa là một lớp riêng biệt, nhưng điều đó lại khiến chất lượng quang học trở nên tồi tệ. Super AMOLED phản chiếu ít ánh sáng hơn so với màn hình cảm ứng AMOLED thông thường bởi không có khoảng cách giữa lớp cảm ứng và lớp hiển thị.
Loại bỏ các khe hở khỏi màn hình không phải là cách duy nhất để cải thiện cách màn hình màn hình xử lý ánh sáng xung quanh. Nokia đã tạo ra một thứ có tên là “ClearBlack” dành cho những màn hình AMOLED của mình. Đây là một bộ lọc phân cực giúp giảm đáng kể độ chói của màn hình. Công nghệ này lần đầu tiên được Nokia sử dụng trên Nokia C6-01 và Nokia E7.
Nokia C6-01 sử dụng công nghệ ClearBlack để giảm độ chói và phản xạ của màn hình
Samsung Galaxy S II cũng là một cái tên đáng chú ý khi đây là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên, cũng là số ít những chiếc điện thoại có màn hình RGB AMOLED. Từ đó, hầu hết các màn hình AMOLED đều tuân theo một số cách sắp xếp cụ thể, trong đó các pixel riêng lẻ không có đầy đủ dải RGB.
Samsung Galaxy S II là một trong số ít điện thoại sở hữu màn hình RGB AMOLED đầy đủ
Màn hình AMOLED đã sớm phát triển một lợi thế khác so với LCD, cụ thể là có thể được sản xuất trên chất liệu nhựa. Điều này có nghĩa là bản thân màn hình có thể được uốn cong, ngay cả khi kính bảo vệ của chúng (hoặc phần còn lại của điện thoại) không thể làm điều này. Từ đó, chúng ta đã có những chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cong, và cả điện thoại cong, dù đó là những thử nghiệm hơn là tiền thân của các chiếc điện thoại gập ngày nay.
Samsung Galaxy Round sở hữu màn hình cong
LG cũng phát triển màn hình cong cho G Flex
Tuy nhiên, việc uốn cong màn hình vẫn chỉ có thể thực hiện trên AMOLED. Một điểm khác biệt nữa là tấm nền AMOLED không chặn ánh sáng và bạn có thể đặt mọi thứ phía sau nó, chẳng hạn như cảm biến vân tay tay quang học. Chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị công nghệ vân tay dưới màn hình chính là vivo X20 Plus UD ra mắt vào năm 2018 (“UD” là viết tắt của “under display”, nghĩa là dưới màn hình).
Đó chỉ là sự khởi đầu. Khi chất lượng tấm nền OLED được cải thiện, các kỹ sư tiếp tục đưa camera xuống dưới màn hình và thiết bị đầu tiên trên thị trường có công nghệ này chính là ZTE Axon 20 5G được trình làng trong năm ngoái. Tất nhiên, nó không hoàn hảo, cả màn hình lẫn camera, nhưng chúng ta đã thấy thế hệ thứ 2 của công nghệ, cho thấy sự cải thiện đối với cả 2 lĩnh vực này.
Giờ đây, có 2 ngã rẽ lớn đang thách thức sự thống trị của OLED trên những chiếc điện thoại di động, đó chính mini-LED và microLED.
Dù nghe có vẻ giống nhau, nhưng cả 2 hoàn toàn khác nhau, tương tự như LCD và OLED. Cụ thể, mini-LED chỉ là một màn hình LCD với các bóng LED nhỏ hơn được sử dụng cho đèn nền, giúp tăng số lượng vùng làm tối (dimming zones). Trong khi đó, microLED về cơ bản lại là OLED mà không có các hợp chất hữu cơ tạo nên bóng LED phát sáng. Điều đó giúp màn hình sáng hơn, hiệu quả hơn và không gặp tình trạng lưu ảnh (burn-in).
Nhưng microLED hiện vẫn chưa sẵn sàng để xuất hiện, có nghĩa rằng OLED vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong một thời gian nữa. Ngày nay, khi chi phí sản xuất đã giảm đáng kể, ngay cả những chiếc smartphone tầm trung hay phổ thông cũng đã được trang bị màn hình OLED.
Nguồn: GSM Arena
BenQ-Siemens S88 chính là chiếc điện thoại đầu tiên áp dụng màn hình AMOLED. Đây là bàn đạp để loại tấm nền này thống trị thế giới smartphone ngày nay. Thương hiệu này xuất hiện khi BenQ (Đài Loan) mua lại bộ phận điện thoại của Siemen (Đức) vốn đang rất chất vật lúc đó. Tuy vậy, thương hiệu này nhanh chóng mất tích khi thua lỗ rất lớn sau vài năm hoạt động. Dẫu sao đi chăng nữa, BenQ-Siemens S88 cũng được trang bị camera 2MP có khả năng tự động lấy nét cùng đèn flash LED, khe cắm thẻ nhớ và kết nối 2GB cơ bản.
Về màn hình, tấm nền AMOLED 2 inch trong BenQ-Siemens S88 do AU Optronics sản xuất. Nó có độ phân giải 176x220px với khả năng hiển thị 256 nghìn màu. Độ phân giải này không phải là tùy chọn điển hình ở lúc đó và thấp hơn kha khá so với một số đối thủ cạnh tranh. Điều khiến nó trở nên khác biệt chính là khả năng hiển thị màu đen tuyệt đối.
Thực tế, các màn hình AMOLED lúc đó hiển thị mờ hơn so với LCD trong nhiều năm, và BenQ-Siemens S88 cũng gặp tình trạng tương tự. Và ở kích thước và độ phân giải thấp như vậy, khả năng hiển thị màu đen tuyệt đối không phải là một lợi ích quá lớn. Ngoài ra, dù AMOLED luôn cung cấp màu sắc rực rỡ, thế nhưng, độ chính xác màu sắc lại là một vấn đề đáng quan tâm hơn.
Mọi thứ khá im ắng sau khi BenQ-Siemens S88 ra mắt, ít nhất là cho đến khi Nokia N85 trình làng trong năm 2008. Chiếc điện thoại mang thương hiệu Nokia sở hữu màn hình AMOLED 2,6 inch lớn hơn cùng chất lượng cao hơn nhiều, độ phân giải 240x320px (154ppi) và có khả năng hiển thị 16 triệu màu. Nokia N85 chạy trên hệ điều hành Symbian OS, được trang bị camera 5MP cùng một loạt tính năng đa phương tiện tiên tiến khác. Kế thừa những ưu điểm đó của Nokia N85 chính là Nokia N95. Đây được cho là chiếc điện thoại đầy tiềm năng vào thời điểm đó.
Samsung cũng tham gia vào bữa tiệc AMOLED này với Samsung M7500 Emporio Armani. Chiếc điện thoại của Samsung xuất hiện vào tháng 12/2008, tức chỉ vài tháng sau khi Nokia N85 được trình làng. Samsung cũng công bố một vài chiếc điện thoại khác trong năm 2008 nhưng mãi đến năm 2009, chúng mới được lên kệ.
Ngoài ra, một số chiếc điện thoại của Sagem cũng được trang bị màn hình AMOLED nhưng chỉ những phiên bản thiết kế Porsche Design sắc sảo.
Mọi thứ thực sự khởi sắc hơn trong năm 2009 khi số lượng điện thoại nổi bật của Samsung ngày càng nhiều hơn. Có thể kể đến Samsung I7500 Galaxy – chiếc điện thoại Galaxy đầu tiên. Sau đó, chúng ta còn có Pixon12, một số chiếc điện thoại Omnia chạy Windows Mobile và Symbian hay Samsung S8000 Jet – một trong những chiếc điện thoại cơ bản mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Cũng trong năm 2009, Nokia đã trình làng N86 8MP, nhưng rõ ràng, Samsung là công ty ưu tiên công nghệ AMOLED nhất vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, lúc ấy Super AMOLED vẫn chưa xuất hiện. Và dẫu chiếc smartphone Galaxy S ban đầu có thể giúp phổ biến loại tấm nền mới, thế nhưng, đó không phải là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ này.
Samsung S8500 Wave ra mắt vào năm 2010 mới chính là chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu màn hình Super AMOLED. Thời điểm đó, Samsung không tập trung vào một nền tảng duy nhất khi tung ra những chiếc smartphone sử dụng cả Android, Windows Mobile và Symbian (đó là chưa kể hàng tá những chiếc điện thoạic cơ bản). Tuy nhiên, Samsung cũng ôm giấc mộng tạo ra hệ điều hành của riêng mình và Wave là sản phẩm đầu tiên trong loạt điện thoại chạy Bada OS. “Bada” trong tiếng Hàn có nghĩa là “đại dương”, do đó, chiếc điện thoại này được đặt tên là Wave (con sóng) để thêm phần ăn ý.
Samsung Wave sở hữu màn hình Super AMOLED 3,3 inch, độ phân giải 480x800px (283 ppi) và được phủ một tấm kính bảo vệ Gorilla thế hệ đầu tiên. “Super AMOLED” là tên mà Samsung đặt cho một loại tấm nền AMOLED cụ thể mà họ đã phát triển. Cụ thể, nó có một bộ số hóa cảm ứng tích hợp (nó là thứ nhận diện khi ngón tay chạm vào màn hình). Trước đây, bộ số hóa là một lớp riêng biệt, nhưng điều đó lại khiến chất lượng quang học trở nên tồi tệ. Super AMOLED phản chiếu ít ánh sáng hơn so với màn hình cảm ứng AMOLED thông thường bởi không có khoảng cách giữa lớp cảm ứng và lớp hiển thị.
Loại bỏ các khe hở khỏi màn hình không phải là cách duy nhất để cải thiện cách màn hình màn hình xử lý ánh sáng xung quanh. Nokia đã tạo ra một thứ có tên là “ClearBlack” dành cho những màn hình AMOLED của mình. Đây là một bộ lọc phân cực giúp giảm đáng kể độ chói của màn hình. Công nghệ này lần đầu tiên được Nokia sử dụng trên Nokia C6-01 và Nokia E7.
Samsung Galaxy S II cũng là một cái tên đáng chú ý khi đây là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên, cũng là số ít những chiếc điện thoại có màn hình RGB AMOLED. Từ đó, hầu hết các màn hình AMOLED đều tuân theo một số cách sắp xếp cụ thể, trong đó các pixel riêng lẻ không có đầy đủ dải RGB.
Màn hình AMOLED đã sớm phát triển một lợi thế khác so với LCD, cụ thể là có thể được sản xuất trên chất liệu nhựa. Điều này có nghĩa là bản thân màn hình có thể được uốn cong, ngay cả khi kính bảo vệ của chúng (hoặc phần còn lại của điện thoại) không thể làm điều này. Từ đó, chúng ta đã có những chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cong, và cả điện thoại cong, dù đó là những thử nghiệm hơn là tiền thân của các chiếc điện thoại gập ngày nay.
Tuy nhiên, việc uốn cong màn hình vẫn chỉ có thể thực hiện trên AMOLED. Một điểm khác biệt nữa là tấm nền AMOLED không chặn ánh sáng và bạn có thể đặt mọi thứ phía sau nó, chẳng hạn như cảm biến vân tay tay quang học. Chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị công nghệ vân tay dưới màn hình chính là vivo X20 Plus UD ra mắt vào năm 2018 (“UD” là viết tắt của “under display”, nghĩa là dưới màn hình).
Dù nghe có vẻ giống nhau, nhưng cả 2 hoàn toàn khác nhau, tương tự như LCD và OLED. Cụ thể, mini-LED chỉ là một màn hình LCD với các bóng LED nhỏ hơn được sử dụng cho đèn nền, giúp tăng số lượng vùng làm tối (dimming zones). Trong khi đó, microLED về cơ bản lại là OLED mà không có các hợp chất hữu cơ tạo nên bóng LED phát sáng. Điều đó giúp màn hình sáng hơn, hiệu quả hơn và không gặp tình trạng lưu ảnh (burn-in).
Nhưng microLED hiện vẫn chưa sẵn sàng để xuất hiện, có nghĩa rằng OLED vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong một thời gian nữa. Ngày nay, khi chi phí sản xuất đã giảm đáng kể, ngay cả những chiếc smartphone tầm trung hay phổ thông cũng đã được trang bị màn hình OLED.
Nguồn: GSM Arena