Điều gì làm cho bộ vi xử lý của Apple trở nên đặc biệt đến vậy?

Nhờ năng lực tự sản xuất vi xử lý cho thiết bị của mình mà Apple luôn dẫn đầu trong cuộc đua điện thoại thông minh. Vậy điều gì đã giúp bộ vi xử lý của Apple đặc biệt như vậy?
Điều gì làm cho bộ vi xử lý của Apple trở nên đặc biệt đến vậy?
Những chiếc điện thoại iPhone có thể ví như kỳ quan của ngành kỹ thuật bởi sự đổi mới liên tục của nó. Hết lần này đến lần khác, Apple đã đưa những thế hệ điện thoại thông minh tân tiến nhất đến tay những khách hàng trung thành của mình cùng những trải nghiệm mà không một nhà sản xuất điện thoại di động nào trên thế giới có thể bắt kịp.
Sự thành công của iPhone phần lớn là nhờ bộ xử lý mạnh mẽ và có hiệu năng vượt trội so với các đối thủ trên thị trường điện thoại thông minh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao bộ vi xử lý của Apple có thể giữ vững vị trí số 1 của iPhone.

Quá trình phát triển của bộ vi xử lý trên iPhone​

Điều gì làm cho bộ vi xử lý của Apple trở nên đặc biệt đến vậy?
Cho đến năm 2013, các dòng điện thoại thông minh của Apple vẫn còn sử dụng bộ xử lý ARMv7 32 bit do Qualcomm phát triển. Qualcomm là một trong những đơn vị sản xuất vi xử lý di động hàng đầu thế giới. Đến nay, hầu hết điện thoại Android trên thế giới đang sử dụng bộ vi xử lý do Qualcomm sản xuất.
Trước khi phát hành iPhone 5S, Apple đã khiến cả thế giới bất ngờ khi trình làng bộ vi xử lý di động 64 bit. Năm 2013, bộ vi xử lý A7 là hệ thống vi mạch tích hợp (SoC) 64 bit đầu tiên do chính Apple sản xuất. Và bộ xử lý này có tốc độ nhanh gấp đôi so với thế hệ trước là bộ xử lý 32 bit A6. iPhone 5S, iPad Air và iPad Mini 2 đều được trang bị bộ xử lý A7.
Qualcomm không hề muốn Apple chế tạo thành công bộ xử lý 64 bit. Với A7, Apple đã vượt xa Qualcomm, vì mãi đến khi Apple ra mắt bộ xử lý 64 bit thế hệ thứ 3 thì Qualcomm mới cho ra mắt sản phẩm đầu tiên. Lúc này, việc Apple phát hành thêm bộ vi xử lý A8 và A9 cho thấy sản phẩm của hãng còn có tiềm năng phát triển vượt trội hơn nữa. Kể từ đó, Apple tiếp tục phát triển hệ thống vi mạch tích hợp do hãng tự thiết kế để nâng cao hiệu suất và hiệu năng của thiết bị.
Tháng 9/2021, Apple cho ra mắt dòng sản phẩm iPhone 13 với bộ vi xử lý mới nhất là A15 Bionic.

Sản xuất bởi Apple, dành cho Apple​

Điều gì làm cho bộ vi xử lý của Apple trở nên đặc biệt đến vậy?
Lý do đặc biệt khiến điện thoại iPhone vượt trội và tồn tại lâu hơn so với điện thoại chạy Android nằm ở bộ xử lý của nó. Khác với những công ty sản xuất vi xử lý khác, Apple không cần đi tiếp thị bộ xử lý của mình với các hãng sản xuất điện thoại khác.
Apple tự sản xuất bộ xử lý cho chính thiết bị của mình, điều này có nghĩa rằng họ hoàn toàn kiểm soát về mặt thiết kế lẫn hiệu năng của bộ xử lý. Apple không phải phụ thuộc vào bất kỳ hãng nào khác, và họ có thể tự do thiết kế theo hướng phù hợp nhất cho các thế hệ iPhone và iPad tiếp theo mà không phải lo lắng quá nhiều.
Các hãng sản xuất điện thoại thông minh khác lại không được “quý phái” như Apple, họ phải phụ thuộc vào bộ xử lý Qualcomm hoặc Exynos. Thiết kế của những bộ xử lý này không dành riêng cho một sản phẩm, và vì vậy mà cả hiệu năng lẫn tuổi thọ sản phẩm cũng bị ảnh hưởng.
Bằng việc tự thiết kế, Apple có thể thay đổi cấu trúc của bộ xử lý để phù hợp với tầm nhìn của những dòng sản phẩm tiếp theo. Nhờ kiểm soát hoàn toàn từ khâu thiết kế cho đến sản xuất, bộ vi xử lý của Apple đã giúp cho hiệu năng của các thế hệ iPhone luôn được khai thác một cách triệt để.

Bộ vi xử lý lớn hơn​

Điều gì làm cho bộ vi xử lý của Apple trở nên đặc biệt đến vậy?
Hiệu năng của một chiếc điện thoại thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và trong đó phải kể đến kích thước của bộ vi xử lý. iPhone có hiệu năng vượt trội so với các thiết bị Android trên thị trường do Apple hoàn toàn tự chủ trong việc quyết định kích thước của bộ xử lý. Đó là vì Apple không phải quan tâm đến việc kích thước hay giá thành của bộ xử lý có phù hợp với các hãng sản xuất điện thoại hay không.
Bằng việc tự phát triển, Apple kiểm soát mọi thứ trên bộ xử lý dành riêng cho thiết bị của mình. Trong đó bao gồm số lượng nhân CPU, kích thước bộ nhớ đệm và kích thước vật lý của bộ xử lý.

Bộ nhớ đệm hiệu suất cao​

Đối với điện thoại thông minh, bộ nhớ đệm là một yếu tố quan trọng. Bộ nhớ đệm có tốc độ nhanh hơn nhiều so với RAM và có thể giải quyết các vấn đề về mặt thiết kế của hệ thống vi mạch tích hợp. Bộ nhớ đệm có thể hoạt động với tốc độ tương đương CPU, điều này cho phép CPU mất ít thời gian chờ dữ liệu hơn, và kết quả là hiệu năng được cải thiện một cách đáng kể.
Thiết kế bộ xử lý của Apple dành cho bộ nhớ đệm của CPU một dung lượng khá lớn, điều này gần như là bất khả thi đối với các hãng khác. Thông thường, điện thoại iPhone có bộ nhớ đệm là 4MB hoặc 8MB, trong khi bộ nhớ đệm của những bộ vi xử lý ARM phổ biến chỉ có từ 1MB đến 2MB.
Việc tăng bộ nhớ đệm sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, nhưng vì Apple không kinh doanh bộ xử lý của mình nên họ có thể bù lại bằng giá bán iPhone.

Sự thống trị của Apple​

Mỗi thế hệ iPhone luôn trở thành một hiện tượng toàn cầu nhờ vào bộ vi xử lý có hiệu năng và hiệu suất vượt trội. Apple hoàn toàn kiểm soát quá trình phát triển bộ vi xử lý của họ, nhờ đó cho phép hãng tạo ra một hệ thống vi mạch tích hợp nhanh hơn, lớn hơn và có hiệu năng cao hơn. Apple đang dẫn trước trong cuộc đua này với một khoảng cách cách biệt, nhưng sự thống trị này sẽ còn kéo dài trong bao lâu?
Theo MUO
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top