Giống như con người, Mặt Trời cũng có tuổi thọ. Theo nghiên cứu khoa học, ngôi sao khổng lồ sẽ kết thúc vòng đời vào khoảng 5 tỷ năm kể từ bây giờ.
Hệ Mặt Trời của chúng ta sẽ như thế nào sau khi Mặt Trời chết? Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hệ Mặt Trời xa xôi gợi mở tương lai của loài người hàng tỷ năm sau. Trong tương lai, Trái Đất sẽ bị đánh thủng, nhưng có lẽ Sao Mộc có cơ hội tồn tại.
Một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature tiết lộ một hành tinh khổng lồ có quỹ đạo giống Sao Mộc, đang quay xung quanh một ngôi sao màu trắng đã chết hoàn toàn, nằm gần trung tâm của Dải Ngân hà.
Những hình ảnh từ Đài quan sát WM Keck ở Hawaii (Mỹ) cho thấy một số hành tinh trong hệ Mặt Trời xa xôi kia có khả năng còn sống sau khi quả cầu năng lượng ở trung tâm thái dương hệ trải qua “cơn giận dữ cuối cùng”.
“Phát hiện này chứng minh nếu các hành tinh quay quanh quỹ đạo ở một khoảng cách đủ lớn thì chúng vẫn có thể tồn tại dù ngôi sao trung tâm chết. Ở thời kỳ khổng lồ đỏ, khi đốt hết nhiên liệu hạt nhân và kích hoạt tự hủy, Mặt trời sẽ giết chết các hành tinh xung quanh nó. Dù vậy vẫn còn khả năng Sao Mộc và Sao Thổ có thể tồn tại”, Joshua Blackman, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Tasmania ở Australia, cho biết.
Trước khi chết hoàn toàn, Mặt Trời sẽ trải qua một qua một vài biến đổi quan trọng. Theo NASA, ở giai đoạn gần cuối nó sẽ nở rộng thành một “gã khổng lồ đỏ”, đây được coi là “thời điểm bạo lực nhất trong cuộc đời của một ngôi sao”. Hầu hết hành tinh xung quanh bao gồm cả Trái Đất đều không thể chịu nổi tác động ở thời kỳ này.
Sau đó, Mặt Trời sẽ chuyển sang dạng sao nhỏ màu trắng, đây là đặc điểm của những ngôi sao đã chết. Đó là số phận của ngôi sao mà các nhà thiên văn học đã phát hiện trong hệ Mặt Trời xa xôi.
Trong tình thế như vậy, đồng tác giả David Bennett của Đại học Maryland và Trung tâm Không gian Goddard của NASA đã đưa ra một phương án cứu lấy loài người, đó là di chuyển đến mặt trăng của Sao Mộc và Sao Thổ với giả định nhân loại vẫn còn tồn tại.
Đề xuất trên mở ra cánh cổng tương lai cho cuộc sống liên hành tinh, dạo chơi vũ trụ. Sắp tới NASA sẽ thực thi sứ mệnh nghiên cứu một số nơi ở lý tưởng cho nhân loại định cư, những mặt trăng xung quanh Sao Mộc như Europa.
Tuy nhiên, chuyển đến sống gần Sao Mộc chỉ là kế sách tạm thời. Chúng ta không thể sống nhờ vào chút nhiệt độ ít ỏi của một ngôi sao đã chết.
Mặt khác, một vài nghiên cứu lại đi theo hướng nuôi hy vọng sống trong chính hệ Mặt Trời của chúng ta. Một báo cáo năm 2020 cho thấy một hành tinh khổng lồ đã tránh được sự hủy diệt bởi ngôi sao trung tâm của nó, điều này chứng minh vẫn có cơ may nào đó để một hành tinh không bị phá hủy. Hiện tại, giới khoa học vẫn cân nhắc khả năng trên.
Chuyện Mặt Trời bị diệt vong hay Trái Đất trở thành “bánh mì nướng” không phải vấn đề cấp bách đối với nhân loại bây giờ, nhưng nó cũng khiến chúng ta phải lo lắng vì loài người có thể sẽ biến mất vĩnh viễn sau sự kiện đó. Tuy nhiên, đừng quá lo sợ vì giới khoa học vũ trụ đang phát triển cực nhanh, con người ngày càng khao khát chạm tới sự sống đa vũ trụ, không chỉ Sao Hỏa, Sao Mộc mà thậm chí là các hệ Mặt Trời khác.
Nguồn: Cnet
Hệ Mặt Trời của chúng ta sẽ như thế nào sau khi Mặt Trời chết? Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hệ Mặt Trời xa xôi gợi mở tương lai của loài người hàng tỷ năm sau. Trong tương lai, Trái Đất sẽ bị đánh thủng, nhưng có lẽ Sao Mộc có cơ hội tồn tại.
Những hình ảnh từ Đài quan sát WM Keck ở Hawaii (Mỹ) cho thấy một số hành tinh trong hệ Mặt Trời xa xôi kia có khả năng còn sống sau khi quả cầu năng lượng ở trung tâm thái dương hệ trải qua “cơn giận dữ cuối cùng”.
“Phát hiện này chứng minh nếu các hành tinh quay quanh quỹ đạo ở một khoảng cách đủ lớn thì chúng vẫn có thể tồn tại dù ngôi sao trung tâm chết. Ở thời kỳ khổng lồ đỏ, khi đốt hết nhiên liệu hạt nhân và kích hoạt tự hủy, Mặt trời sẽ giết chết các hành tinh xung quanh nó. Dù vậy vẫn còn khả năng Sao Mộc và Sao Thổ có thể tồn tại”, Joshua Blackman, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Tasmania ở Australia, cho biết.
Trước khi chết hoàn toàn, Mặt Trời sẽ trải qua một qua một vài biến đổi quan trọng. Theo NASA, ở giai đoạn gần cuối nó sẽ nở rộng thành một “gã khổng lồ đỏ”, đây được coi là “thời điểm bạo lực nhất trong cuộc đời của một ngôi sao”. Hầu hết hành tinh xung quanh bao gồm cả Trái Đất đều không thể chịu nổi tác động ở thời kỳ này.
Trong tình thế như vậy, đồng tác giả David Bennett của Đại học Maryland và Trung tâm Không gian Goddard của NASA đã đưa ra một phương án cứu lấy loài người, đó là di chuyển đến mặt trăng của Sao Mộc và Sao Thổ với giả định nhân loại vẫn còn tồn tại.
Đề xuất trên mở ra cánh cổng tương lai cho cuộc sống liên hành tinh, dạo chơi vũ trụ. Sắp tới NASA sẽ thực thi sứ mệnh nghiên cứu một số nơi ở lý tưởng cho nhân loại định cư, những mặt trăng xung quanh Sao Mộc như Europa.
Tuy nhiên, chuyển đến sống gần Sao Mộc chỉ là kế sách tạm thời. Chúng ta không thể sống nhờ vào chút nhiệt độ ít ỏi của một ngôi sao đã chết.
Mặt khác, một vài nghiên cứu lại đi theo hướng nuôi hy vọng sống trong chính hệ Mặt Trời của chúng ta. Một báo cáo năm 2020 cho thấy một hành tinh khổng lồ đã tránh được sự hủy diệt bởi ngôi sao trung tâm của nó, điều này chứng minh vẫn có cơ may nào đó để một hành tinh không bị phá hủy. Hiện tại, giới khoa học vẫn cân nhắc khả năng trên.
Chuyện Mặt Trời bị diệt vong hay Trái Đất trở thành “bánh mì nướng” không phải vấn đề cấp bách đối với nhân loại bây giờ, nhưng nó cũng khiến chúng ta phải lo lắng vì loài người có thể sẽ biến mất vĩnh viễn sau sự kiện đó. Tuy nhiên, đừng quá lo sợ vì giới khoa học vũ trụ đang phát triển cực nhanh, con người ngày càng khao khát chạm tới sự sống đa vũ trụ, không chỉ Sao Hỏa, Sao Mộc mà thậm chí là các hệ Mặt Trời khác.
Nguồn: Cnet