Các sàn TMĐT Việt đang ghi nhận doanh số tăng vọt trong dịp sát Tết Nguyên đán 2022, kéo theo là sự bận rộn của các đơn vị chuyển hàng.
Theo Tiki, nhu cầu mua sắm online đón Tết của người tiêu dùng tăng mạnh từ vài tuần gần đây và tiếp tục tăng cao. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) này cho hay trong 4 tuần trước Tết đến hiện tại, doanh thu toàn sàn đã tăng 40%.
Để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tăng cao sát Tết, Tiki đã tăng ít nhất 30% lượng hàng hóa ngành hàng tiêu dùng so với Tết năm ngoái, tập trung vào sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa, gia vị.
Đồng thời, sàn này cũng phối hợp với các nhà bán hàng chuẩn bị hàng hóa từ nhiều tháng trước, từ việc sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, thời trang, trang sức đến thiết kế, sản xuất bao bì mới, các giỏ quà mang đậm không khí Tết.
Các sàn TMĐT Việt đang ghi nhận doanh thu tăng mạnh dịp sát Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: T.T
Còn theo Lazada, nhu cầu mua sắm trên TMĐT tại Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán, điều này cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Cụ thể, hệ thống gian hàng chính hãng LazMall tiếp tục ghi nhận đồng loạt doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng đơn hàng tăng gần gấp 2 lần so với Lễ hội mua sắm Tết 2021. Xuyên suốt Lễ hội mua sắm Tết 2022 của Lazada, lượng đồ ăn và nước uống mà sàn bán ra ước tính đủ để tổ chức 1 triệu buổi tiệc tân niên.
Sàn này thống kê khách hàng tập trung mua sắm các sản phẩm phục vụ Tết nhiều hơn. Những mặt hàng bán chạy nhất là khẩu trang, máy đo huyết áp và thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Các sản phẩm làm sạch và trang trí nhà cửa cũng được chọn mua nhiều, cụ thể là: thiết bị, vật dụng hỗ trợ dọn dẹp, giặt ủi (cây lau nhà, nước giặt, nước xả vải), nội thất (nệm, ghế) cùng các sản phẩm đặc trưng cho Tết như phong bao lì xì.
TMĐT nhộn nhịp cũng khiến các đơn vị vận chuyển bận rộn hơn trong dịp cận Tết. Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam - cho biết nhu cầu vận chuyển dịp Tết tăng đột biến, doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ về hạ tầng xử lý đơn hàng cũng như đội ngũ nhân viên giao nhận.
Các đơn vị vận chuyển đang tất bật quản lý số lượng đơn hàng lớn nhưng phải đảm bảo bưu kiện tới được tay người tiêu dùng đúng hạn. Muốn vậy, doanh nghiệp cho biết đã phải xây dựng các kế hoạch kiểm tra, bổ sung máy móc, trang thiết bị, bố trí nhân sự ở tất cả các khâu. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu vận chuyển nhằm tối ưu hóa quy trình xử lý là bắt buộc.
Theo báo cáo Xu hướng tiêu dùng dịp Tết 2022 của Kantar, người Nhân dân Việt Nam có nhu cầu mua sắm Tết tăng mạnh hơn so với năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. Cụ thể, tỷ lệ chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2022 sẽ tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: Zingnews
Theo Tiki, nhu cầu mua sắm online đón Tết của người tiêu dùng tăng mạnh từ vài tuần gần đây và tiếp tục tăng cao. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) này cho hay trong 4 tuần trước Tết đến hiện tại, doanh thu toàn sàn đã tăng 40%.
Để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tăng cao sát Tết, Tiki đã tăng ít nhất 30% lượng hàng hóa ngành hàng tiêu dùng so với Tết năm ngoái, tập trung vào sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa, gia vị.
Đồng thời, sàn này cũng phối hợp với các nhà bán hàng chuẩn bị hàng hóa từ nhiều tháng trước, từ việc sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, thời trang, trang sức đến thiết kế, sản xuất bao bì mới, các giỏ quà mang đậm không khí Tết.
Còn theo Lazada, nhu cầu mua sắm trên TMĐT tại Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán, điều này cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Cụ thể, hệ thống gian hàng chính hãng LazMall tiếp tục ghi nhận đồng loạt doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng đơn hàng tăng gần gấp 2 lần so với Lễ hội mua sắm Tết 2021. Xuyên suốt Lễ hội mua sắm Tết 2022 của Lazada, lượng đồ ăn và nước uống mà sàn bán ra ước tính đủ để tổ chức 1 triệu buổi tiệc tân niên.
Sàn này thống kê khách hàng tập trung mua sắm các sản phẩm phục vụ Tết nhiều hơn. Những mặt hàng bán chạy nhất là khẩu trang, máy đo huyết áp và thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Các sản phẩm làm sạch và trang trí nhà cửa cũng được chọn mua nhiều, cụ thể là: thiết bị, vật dụng hỗ trợ dọn dẹp, giặt ủi (cây lau nhà, nước giặt, nước xả vải), nội thất (nệm, ghế) cùng các sản phẩm đặc trưng cho Tết như phong bao lì xì.
TMĐT nhộn nhịp cũng khiến các đơn vị vận chuyển bận rộn hơn trong dịp cận Tết. Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam - cho biết nhu cầu vận chuyển dịp Tết tăng đột biến, doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ về hạ tầng xử lý đơn hàng cũng như đội ngũ nhân viên giao nhận.
Các đơn vị vận chuyển đang tất bật quản lý số lượng đơn hàng lớn nhưng phải đảm bảo bưu kiện tới được tay người tiêu dùng đúng hạn. Muốn vậy, doanh nghiệp cho biết đã phải xây dựng các kế hoạch kiểm tra, bổ sung máy móc, trang thiết bị, bố trí nhân sự ở tất cả các khâu. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu vận chuyển nhằm tối ưu hóa quy trình xử lý là bắt buộc.
Theo báo cáo Xu hướng tiêu dùng dịp Tết 2022 của Kantar, người Nhân dân Việt Nam có nhu cầu mua sắm Tết tăng mạnh hơn so với năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. Cụ thể, tỷ lệ chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2022 sẽ tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: Zingnews