Doanh thu vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông 2022 dự kiến 76 tỷ, chở hơn 90 khách/lượt. Ngày hoàn vốn 18.000 tỷ còn xa lắm

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác từ ngày 6/11/2021, chính thức thu phí hành khách từ ngày 21/11/2021.
Đây là tuyến đường sắt đô thị trên cao do Hanoi Metro quản lý. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt là 76,1 tỷ đồng, tương ứng gần 16% tổng doanh thu.
Sản lượng hành khách trong năm dự kiến đạt 7,94 triệu hành khách, với lượt tàu chở khách là 82.495 (khoảng 250 lượt mỗi ngày). Bình quân tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông sẽ đón khoảng 96 hành khách cho mỗi chuyến tàu trong năm 2022 - thực sự là quá ít khách vì mỗi chuyến tàu có 4 toa, dài gần 80 m, cao 3,8 m, sức chứa 1.362 người (theo Hanoi Metro).
Doanh thu vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông 2022 dự kiến 76 tỷ, chở hơn 90 khách/lượt. Ngày hoàn vốn 18.000 tỷ còn xa lắm
Ảnh: Internet
Doanh thu vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông 2022 dự kiến 76 tỷ, chở hơn 90 khách/lượt. Ngày hoàn vốn 18.000 tỷ còn xa lắm
Nhu cầu đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng của Hà Nội rất lớn, nhưng đường sắt Cát Linh - Hà Đông "ế" vì nó chỉ chạy thẳng một tuyến (chỉ tiện lợi cho người có nhu cầu đi lại dọc tuyến này), thiếu sự kết nối và nơi để xe chưa thuận tiện. Đường sắt nội đô chỉ phát huy hiệu quả khi nó được kết nối một mạng lưới rộng khắp.
Theo Hanoi Metro năm 2021 đơn vị này đạt doanh thu khoảng 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lên tới gần 60 tỉ đồng khiến công ty lỗ gộp 54 tỉ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỉ đồng trong năm ngoái. Vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỉ đồng khi chưa vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Hiện tại, Hanoi Metro đang lỗ lũy kế tổng cộng 160 tỉ đồng.
Doanh thu vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông 2022 dự kiến 76 tỷ, chở hơn 90 khách/lượt. Ngày hoàn vốn 18.000 tỷ còn xa lắm
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13km, có tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2016, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước và là tổ hợp đường sắt đô thị đầu tiên tại Hà Nội.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top