Nguyễn Quốc Hòa
Writer
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã quan sát được tinh tinh tấn công khiến khỉ đột tử vong, dù hai loài linh trưởng này trước đây luôn được coi là sống hòa bình với nhau.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tinh tinh và khỉ đột thường sống thoải mái bên cạnh nhau trong Vườn quốc gia Loango ở Gabon, miền Trung châu Phi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những cuộc "chạm trán bạo lực" giữa hai loài này đã diễn ra.
Các nhà khoa học từ trường Đại học Osnabruck và Viện nghiên cứu nhân chủng tiến hóa Max Planck ở Leipzig (Đức) hiện không chắc chắn rằng, liệu vụ tấn công xảy ra có phải là do tranh giành thức ăn hay vì lý do khác và đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực trên.
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tinh tinh giết khỉ đột. (Ảnh: Lara M. Southern)
Công trình nghiên cứu tập trung vào hành vi của khoảng 45 con tinh tinh tại Vườn quốc gia Loango. Chúng sống theo nhóm và các nhà nhân chủng học quan tâm tới quan hệ xã hội, tương tác với các nhóm, hành vi săn mồi, sử dụng công cụ và kỹ năng giao tiếp của các con tinh tinh.
Giáo sư Simone Pika thuộc trường Đại học Osnabruck cho biết: "Sự tương tác giữa tinh tinh và khỉ đột cho đến nay được coi là tương đối thoải mái. Chúng tôi đã thường xuyên quan sát thấy hai loài này đối xử hòa bình với nhau trong các vòm cây khi kiếm ăn. Các đồng nghiệp của chúng tôi ở Congo thậm chí đã chứng kiến những những hành động vui nhộn, đùa giỡn giữa hai loài này".
Vậy chính xác điều gì đã xảy ra ở đây? Theo một trong những tác giả của nghiên cứu, bà Lara Southern, cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào năm 2019: "Ban đầu, chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng la hét của tinh tinh và nghĩ rằng, cuộc va chạm điển hình giữa các cá thể tinh tinh sống gần nhau đang diễn ra. Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi nghe thấy tiếng đấm ngực, một đặc điểm điển hình của khỉ đột và nhận ra rằng, những con tinh tinh đã chạm trán với một nhóm 5 con khỉ đột".
Trong vụ việc đầu tiên này, 27 con tinh tinh đã phối hợp với nhau để tấn công một nhóm 5 con khỉ đột. Đối với vụ đụng độ thứ hai, 27 con tinh tinh đã đánh 7 con khỉ đột.
Bà Lara Southern nói: "Vụ việc đầu tiên xảy ra sau khi một số con khỉ đột đực xâm nhập sâu vào lãnh thổ của tinh tinh, khiến một con khỉ đột chết và ba con tinh tinh bị thương. Trong vụ thứ hai, một con khỉ đột tử vong. Một con tinh tinh cái trưởng thành đã gần như ăn hết một con khỉ đột bé. Và những con tinh tinh đực trưởng thành chính là đối tượng gây hấn, dẫn đến cả hai vụ tấn công".
Theo các nhà nghiên cứu, bạo lực giữa các loài có thể là do săn bắn và cạnh tranh thức ăn.
Tiến sĩ Tobias Deschner cho biết: "Có thể việc chia sẻ nguồn thức ăn của tinh tinh, khỉ đột và voi rừng trong Vườn quốc gia Loango đã kéo theo tình trạng cạnh tranh gia tăng và đôi khi dẫn đến tấn công gây tử vong giữa hai loài linh trưởng".
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tinh tinh và khỉ đột thường sống thoải mái bên cạnh nhau trong Vườn quốc gia Loango ở Gabon, miền Trung châu Phi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những cuộc "chạm trán bạo lực" giữa hai loài này đã diễn ra.
Các nhà khoa học từ trường Đại học Osnabruck và Viện nghiên cứu nhân chủng tiến hóa Max Planck ở Leipzig (Đức) hiện không chắc chắn rằng, liệu vụ tấn công xảy ra có phải là do tranh giành thức ăn hay vì lý do khác và đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực trên.
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tinh tinh giết khỉ đột. (Ảnh: Lara M. Southern)
Công trình nghiên cứu tập trung vào hành vi của khoảng 45 con tinh tinh tại Vườn quốc gia Loango. Chúng sống theo nhóm và các nhà nhân chủng học quan tâm tới quan hệ xã hội, tương tác với các nhóm, hành vi săn mồi, sử dụng công cụ và kỹ năng giao tiếp của các con tinh tinh.
Giáo sư Simone Pika thuộc trường Đại học Osnabruck cho biết: "Sự tương tác giữa tinh tinh và khỉ đột cho đến nay được coi là tương đối thoải mái. Chúng tôi đã thường xuyên quan sát thấy hai loài này đối xử hòa bình với nhau trong các vòm cây khi kiếm ăn. Các đồng nghiệp của chúng tôi ở Congo thậm chí đã chứng kiến những những hành động vui nhộn, đùa giỡn giữa hai loài này".
Vậy chính xác điều gì đã xảy ra ở đây? Theo một trong những tác giả của nghiên cứu, bà Lara Southern, cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào năm 2019: "Ban đầu, chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng la hét của tinh tinh và nghĩ rằng, cuộc va chạm điển hình giữa các cá thể tinh tinh sống gần nhau đang diễn ra. Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi nghe thấy tiếng đấm ngực, một đặc điểm điển hình của khỉ đột và nhận ra rằng, những con tinh tinh đã chạm trán với một nhóm 5 con khỉ đột".
Trong vụ việc đầu tiên này, 27 con tinh tinh đã phối hợp với nhau để tấn công một nhóm 5 con khỉ đột. Đối với vụ đụng độ thứ hai, 27 con tinh tinh đã đánh 7 con khỉ đột.
Bà Lara Southern nói: "Vụ việc đầu tiên xảy ra sau khi một số con khỉ đột đực xâm nhập sâu vào lãnh thổ của tinh tinh, khiến một con khỉ đột chết và ba con tinh tinh bị thương. Trong vụ thứ hai, một con khỉ đột tử vong. Một con tinh tinh cái trưởng thành đã gần như ăn hết một con khỉ đột bé. Và những con tinh tinh đực trưởng thành chính là đối tượng gây hấn, dẫn đến cả hai vụ tấn công".
Theo các nhà nghiên cứu, bạo lực giữa các loài có thể là do săn bắn và cạnh tranh thức ăn.
Tiến sĩ Tobias Deschner cho biết: "Có thể việc chia sẻ nguồn thức ăn của tinh tinh, khỉ đột và voi rừng trong Vườn quốc gia Loango đã kéo theo tình trạng cạnh tranh gia tăng và đôi khi dẫn đến tấn công gây tử vong giữa hai loài linh trưởng".