VNR Content
Pearl
Tại buổi họp báo chiều qua tại Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Metro Hà Nội Vũ Hồng Trường cho biết tổng số nhân sự phục vụ vận hành khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 733 người đã được đào tạo, cấp chứng chỉ nghề.
Cảm giác của bạn thế nào khi biết được thông tin này? Mình tin chắc phần lớn chúng ta đều biết đến đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên cao nổi tiếng vì chậm tiến độ, hoãn lên hoãn xuống của thủ đô. Tuy nhiên, để đánh giá được số nhân sự cần thiết để vận hành tuyến đường này, bạn cần hình dung sơ bộ nó ra sao.
Một ga trên tuyến Cát Linh - Hà Đông Tuyến đường sắt trên cao này dài 13,02 km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác là 35km/h. Bắt đầu khai thác thương mại từ ngày 6/11, tuyến đường sắt nội đô này mở cửa từ 5h30 và đóng vào 20h hàng ngày. Trong tuần đầu tiên khai thác 15 phút/chuyến, sang tuần thứ 2 là 10 phút/chuyến. Trường hợp đông khách sẽ điều chỉnh để phù hợp biểu đồ để đạt hiệu quả. Khi khai thác thương mại, mở từ 5h30 sáng và kết thúc 22h30; giờ bình thường vận hành 10 phút/chuyến, còn giờ cao điểm 6 phút/chuyến.
Lối lên một Ga Ga đầu Cát Linh và ga cuối Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt, ga ít nhất 7 tuyến. Trong tương lai sẽ có 59 tuyến xe buýt kết nối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Cả 12 ga đều bố trí điểm trông giữ xe đạp, xe máy dành cho người dân đi tàu. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỉ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỉ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỉ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỉ đồng (198,43 triệu USD). Mặc dù Metro Hà Nội không tiết lộ chi tiết, nhưng để vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần phải có một bộ máy từ lái tàu, bán vé, soát vé, bảo dưỡng và cả người trông bãi xe. Trong số này, có lẽ lực lượng giám sát, bảo vệ trên tàu và trên ga là đông nhất??? (vì có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách).
Khu vực nạp tiền khi dùng thẻ vé tàu Một số ý kiến cho rằng ban đầu vận hành cần nhiều người như vậy là đúng, bởi vì đây là loại hình vận tải công cộng mới, người dân còn bỡ ngỡ nên cần có đội ngũ phục vụ, hướng dẫn, bảo vệ… trên mỗi toa, mỗi ga lên xuống; rằng cái gì mới cũng cần thời gian làm quen, mấy cái bảng chữ dân ta mấy ai chú ý và làm theo đâu.
Một quầy bán vé Thoạt nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng mình lại thấy lập luận như vậy là tự hạ thấp mình, hạ thấp dân trí thủ đô. Mình nghĩ đây là một loại hình vận tải công cộng mới thì càng cần phải đổi mới ngay từ đầu, nhất là trong thời đại đâu đâu cũng thúc giục chuyển đổi số, 4.0, người dân hầu hết đều có smartphone, đang quen với quét mã QR, check in. Có rất nhiều cách để giảm được nhân công vận hành tuyến đường sắt trên cao dài 13km bằng việc ứng dụng công nghệ, tự động hóa các khâu bán vé, soát vé. Hệ thống giám sát, báo động cũng có thể giảm được nhiều nhân sự bảo vệ, trông giữ xe.
Lối ra khỏi ga Qua loạt ảnh mà fanpage Chính phủ vừa đăng, mình thấy tuyến đường này cũng tự động một số khâu quan trọng như khâu kiểm soát vé. Khách chỉ cần quẹt vé vào khu vực "mắt" thần là cửa tự mở ra. Ngoài ra, tại ga còn có các máy nạp tiền mua vé.
Cổng soát vé tự động.
Như vậy, như các bạn nhìn thấy trong ảnh có thể thấy khâu bán vé, soát vé đã được tự động hóa. Còn việc giám sát trên tàu hay ga hiện nay có thể thực hiện tự động được thông qua hệ thống camera giám sát thông minh. Theo mình được biết, hiện doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển được loại camera giám sát tích hợp trí tuệ nhân tạo có thể cảnh báo sớm những đối tượng có hành vi khả nghi. Tất nhiên, những giải pháp này đều cần phải có tiền đầu tư. Và đặt vấn đề này ra lúc này chẳng có nghĩa lý gì vì “ván đã đóng thuyền”. Nhưng nên nhớ rằng việc huy động đến gần 750 người vận hành có 13km đường sắt nội đô cũng phải chi trả lương, thưởng. Chưa kể, sắp tới Hà Nội còn có thêm nhiều tuyến đường sắt nội đô, đường tàu điện ngầm nữa mà không áp dụng công nghệ để vận hành, giám sát thì không biết cần phải đến bao nhiêu lao động nữa? Lúc này, nếu những sự khởi đầu mới mà còn phải dùng nhiều lao động thủ công, thì chuyển đổi số, đưa công nghệ vào phục vụ cuộc sống vẫn đang trên bàn giấy, trong hội nghị thôi. Ảnh: fanpage Thông tin Chính phủ