VNR Content
Pearl
Bản nâng cấp được chờ đợi từ lâu của mạng lưới Ethereum hướng đến mục tiêu giải quyết những vấn đề liên quan khả năng mở rộng cũng như bảo mật của nó. Trong giai đoạn đầu tiên, blockchain này sẽ chuyển sang cơ chế đồng thuận “bằng chứng cổ phần” (proof of stake, viết tắt là PoS).
Cuối cùng thì giai đoạn đầu tiên của Ethereum 2.0 đã chính thức đi vào hoạt động.
Bản nâng cấp gồm nhiều giai đoạn này hướng đến mục tiêu giải quyết khả năng mở rộng và bảo mật của mạng lưới Ethereum thông qua những thay đổi đối với hạ tẩng của hệ thống - trong đó đáng chú ý nhất là việc chuyển từ cơ chế đồng thuận “bằng chứng công việc” (proof of work, viết tắt PoW) sang mô hình “bằng chứng cổ phần” (proof of stake, viết tắt PoS).
Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum 2.0, còn được biết đến là Eth2 hay “Serenity”, là một bản nâng cấp dành cho blockchain Ethereum. Bản nâng cấp này hướng đến mục tiêu cải thiện tốc độ, tính hiệu quả, và khả năng mở rộng của mạng lưới Ethereum, để nó có thể xử lý nhiều giao dịch hơn và hạn chế tình trạng nghẽn cổ chai.
Ethereum 2.0 được triển khai qua nhiều giai đoạn, trong đó đợt nâng cấp đầu tiên mang tên Beacon Chain đã đi vào hoạt động vào ngày 1/12/2020. Beacon Chain mở ra tính năng stake trên blockchain Ethereum - một tính năng quan trọng trên con đường chuyển đổi mạng lưới này sang cơ chế đồng thuận PoS. Đúng như tên gọi, nó là một blockchain riêng biệt so với mainnet Ethereum.
Giai đoạn hai, gọi là The Merge, dự kiến sẽ ra mắt vào quý I hoặc II của năm 2022 và sẽ nhập Beacon Chain vào mainnet Ethereum.
Giai đoạn cuối cùng là Shard Chains, đóng vai trò cốt yếu trong việc mở rộng mạng lưới Ethereum. Thay vì thực hiện mọi hoạt động trên một blockchain đơn nhất, các chuỗi shard sẽ phân bố hoạt động trên 64 chuỗi mới hoàn toàn.
Điều đó còn đồng nghĩa phần cứng cần thiết để chạy một node Ethereum sẽ giảm đi nhiều, bởi lượng dữ liệu cần được lưu trữ trên một máy tính sẽ ít hẳn đi.
Shard Chains dự kiến được triển khai trong năm 2022, tuy nhiên thời gian chính xác vẫn chưa được công bố.
Ethereum 2.0 khác Ethereum ra sao?
Nếu như Ethereum 1.0 sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW), thì Ethereum 2.0 sẽ sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS).
PoS khác gì với PoW?
Trên những blockchain như Ethereum, các giao dịch cần được xác nhận theo một phương thức phi tập trung. Ethereum, giống như các loại tiền mã hóa khác như Bitcoin chẳng hạn, hiện sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoS).
Trong hệ thống này, các thợ đào sử dụng sức mạnh xử lý của máy tính để giải các bài toán phức tạp và xác thực các giao dịch mới. Thợ đào đầu tiên giải được bài toán sẽ thêm một giao dịch mới vào sổ cái chứa mọi giao dịch vốn là thành phần tạo nên blockchain. Sau đó, họ sẽ nhận được phần thưởng là loại tiền mã hóa đặc trưng của mạng lưới (ở đây là đồng Ether). Tuy nhiên, quá trình này lại tiêu thụ rất nhiều năng lượng.
Bằng chứng cổ phần khác ở chỗ thay vì các thợ đào, người dùng có thể đặt cọc (stake) tiền mã hoá của mạng lưới và trở thành người chứng thực (validator). Người chứng thực giống thợ đào ở chỗ họ có quyền xác thực giao dịch và đảm bảo mạng lưới không xử lý các giao dịch lừa đảo.
Những người chứng thực này được lựa chọn để “xây dựng” một block dựa trên số lượng crypto họ đã stake và quãng thời gian họ đã stake.
Những người chứng thực khác sau đó có thể xác nhận rằng họ đã thấy block. Khi có đủ số lượng xác nhận, một block có thể được thêm vào blockchain. Những người chứng thực sau đó sẽ được thưởng vì đã xây dựng thành công block. Quy trình này được gọi là “forging” hoặc “minting”.
Ưu điểm chính của PoS là khả năng tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với PoW, bởi cơ chế đồng thuận của nó không đòi hỏi những hệ thống máy tính mạnh mẽ, vốn tiêu thụ rất nhiều điện năng. Điều đó còn đồng nghĩa bạn sẽ không cần quá nhiều sức mạnh máy tính để bảo vệ blockchain trước nguy cơ bị xâm nhập và phá hoại.
Ethereum 2.0 có khả năng mở rộng tốt hơn Ethereum 1.0 ra sao?
Một trong những lý do chính mà các nhà phát triển muốn nâng cấp lên Ethereum 2.0 là khả năng mở rộng của nó.
Với Ethereum 1.0, mạng lưới chỉ có thể hỗ trợ khoảng 30 giao dịch mỗi giây, dẫn đến tình trạng chậm trễ và tắc nghẽn. Ethereum 2.0 hứa hẹn nâng số lượng giao dịch lên 100.000 mỗi giây thông qua triển khai các shard chains.
Ethereum 2.0 bảo mật hơn đến mức nào?
Ethereum 2.0 được phát triển với trọng tâm là bảo mật. Hầu hết các mạng lưới PoS có một nhóm nhỏ những người chứng thực, tạo nên một hệ thống tập trung và làm giảm mức độ bảo mật của mạng lưới. Ethereum 2.0 yêu cầu tối thiểu 16.384 người chứng thực, biến nó trở nên phi tập trung hơn nhiều, từ đó bảo mật hơn.
Tuy nhiên, theo Lior Yaffe, đồng sáng lập của Jelurida và là nhà phát triển chính của các blockchain Ardor và Nxt, có một lỗ hổng tiềm tàng nằm ở tỉ lệ tham gia vào mạng lưới này.
Việc thẩm định bảo mật của mã nguồn Ethereum 2.0 được tiến hành bởi các tổ chức bao gồm công ty bảo mật blockchain Least Authority và Quantstamp.
Ethereum Foundation cũng đang thiết lập một nhóm bảo mật riêng dành cho Ethereum 2.0 để nghiên cứu những vấn đề an ninh mạng có thể xảy ra trong thế giới tiền mã hoá.
Quá trình nâng cấp Ethereum 2.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Sau một loạt các sự kiện triển khai testnet bao gồm Topaz, Medalla, Spadina, và Zinken, Ethereum 2.0 sẽ được triển khai toàn diện theo 3 giai đoạn: 0, 1 và 2. Giai đoạn 0 bắt đầu vào ngày 1/12/2020, và các giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu lần lượt trong các năm sau đó.
Giai đoạn 0 chính là giai đoạn triển khai Beacon Chain; nó là công cụ lưu trữ và quản lý việc đăng ký người chứng thực, cũng như thiết lập cơ chế đồng thuận PoS cho Ethereum 2.0. Chuỗi Ethereum PoW nguyên bản sẽ chạy song song với Beacon Chain để đảm bảo dữ liệu không bị ngắt quãng.
Giai đoạn 1, dự kiến diễn ra trong quý I/II năm 2022, sẽ sáp nhập mainnet Ethereum với Beacon Chain và chính thức đặt dấu chấm hết cho cơ chế PoW của mạng lưới này. Người dùng đã cọc Ethereum trên Beacon Chain lúc này sẽ được chỉ định vào vai trò người chứng thực.
Giai đoạn 2 sẽ đưa Shard Chains lên mạng lưới, với tổng cộng 64 shards (cho phép tăng công suất lên 64 lần so với Ethereum 1.0), tuy nhiên ở thời điểm ra mắt, chúng sẽ chưa hỗ trợ thiết lập tài khoản hay hợp đồng thông minh (smart contracts).
Theo lộ trình trước đây, sự kiện sáp nhập sẽ diễn ra sau khi Shard Chains ra mắt, nhưng vì một số vấn đề, các nhà phát triển quyết định đảo ngược các sự kiện.
“Ban đầu, kết hoạch là phát triển shard chains trước khi sáp nhập - để giải quyết vấn đề mở rộng. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của các giải pháp mở rộng lớp thứ 2, ưu tiên đã được chuyển sang chuyển đổi cơ chế PoW sang PoS thông qua sáp nhập” - theo tài liệu của Ethereum Foundation.
Khi nào Ethereum 2.0 sẽ ra mắt?
Beacon Chain, giai đoạn đầu của Ethereum 2.0, đã được triển khai vào ngày 1/12/2020.
Nói trong buổi livestream Ethereum 2.0, Danny Ryan, nhà nghiên cứu chính tại Ethereum Foundation, nhấn mạnh: “Mấu chốt quyết định số phận của thứ này là tỉ lệ tham gia vượt mức 2/3”
Cùng với việc beacon chain được xác nhận ra mắt, đã có hơn 21.000 người chứng thực hoạt động trên mạng lưới này tính đến thời điểm hiện tại, với mỗi epoch có tỉ lệ thành công hơn 80%.
Beacon chain ban đầu sẽ tồn tại riêng rẽ với mainnet Ethereum hiện có, trước khi mainnet chuyển sang hệ thống PoS.
Block chính thức đầu tiên là slot 1, và người chứng thực của nó đã “đánh dấu” bằng một đoạn tin nhắn bí ẩn: “Mr F đã ở đây”
Sự kiện thành công này đã được cả cộng đồng Ethereum chúc mừng, bao gồm cả nhà đồng sáng lập Vitalik Buterin và Joseph Lubin.
Trước đó, đội ngũ phát triển đã mất cả tháng trời chuẩn bị nhằm đáp ứng được nhiều tiêu chí cụ thể. Cụ thể, sau khi ra mắt hợp đồng nạp ETH vào ngày 4/11/2020, họ cần có 16.384 người chứng thực trên mạng lưới trước 24/11, mỗi người phải cọc 32 ETH để có tổng cộng 524.288 ETH. Ban đầu, tốc độ cọc chậm hơn so với dự kiến; một khảo sát trên Twitter vào đầu tháng 11 cho thấy một nửa số người tham gia không có ý định nạp ETH trước hạn chót, chỉ 21,3% cho biết họ đã cọc hoặc có ý định cọc 32 ETH mà thôi.
Một trong những lý do được đưa ra là chi phí - 32 ETH thời điểm đó có giá trị hơn 19.000 USD. Cộng đồng Ethereum đã cùng chạy đua, trong đó Vitalik Buterin nạp vào 3.200 ETH (tương đương hơn 1,9 triệu USD), và DARMA Capital nạp 50 triệu USD để các tổ chức và cá nhân có thể tham gia đóng góp cho Ethereum 2.0 mà vẫn duy trì được khả năng thanh khoản cho hệ thống.
Tưởng không kịp, nhưng đến giờ thứ 11, số lượng người chứng thực cọc ETH tăng đột biến. Chỉ 24 giờ trước hạn chót, mới có khoảng 50% mục tiêu đạt được; may cho Ethereum 2.0 là đến ngày 24/11, số lượng người chứng thực cọc ETH đã đủ để triển khai beacon chain.
Hiện nay, có hơn 230.841 người chứng thực - theo Eth2 Launchpad, một nền tảng phân tích Ethereum.
Tương lai của Ethereum 2.0
Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, đã vạch ra lộ trình mở rộng Ethereum 2.0 trong 5 đến 10 năm tới.
Anh nói rằng trong hai năm qua, đội ngũ phát triển đã nhanh chóng chuyển từ nghiên cứu thăm dò, cố để hiểu mạng lưới này có thể làm gì, sang nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, tìm cách tối ưu những tính năng sơ khai mà họ biết là có thể triển khai được và thực hiện triển khai chúng.
Phần lớn thách thức hiện nay chủ yếu xoay quanh việc phát triển, và tỉ lệ người tham gia phát triển đều đặn tăng lên - theo Buterin.
Vào tháng 6/2020, Buterin nói rằng Ethereum 2.0 sẽ dựa vào những phương thức mở rộng hiện có trong ít nhất 2 năm trước khi triển khai shard chains.
Vào tháng 8/2021, hard fork London và bản nâng cấp EIP-1559 được triển khai nhằm thay đổi cơ chế phí giao dịch trên mạng lưới này. Với EIP-1559, người dùng thực hiện giao dịch trên mạng lưới sẽ trả một khoản phí cơ sở, và nó sẽ được đốt thay vì chuyển sang cho các thợ đào Ethereum, từ đó giảm nguồn cung ETH và hạn chế sự lạm phát trên mạng lưới Ethereum.
Hard fork London thì đóng vai trò bản chạy thử cho giai đoạn tiếp theo của Ethereum 2.0. Buterin nói rằng việc triển khai thành công hard fork London cho thấy hệ sinh thái Ethereum có khả năng tạo ra những thay đổi lớn, và nó khiến anh tự tin hơn về sự kiện sáp nhập.
Ethereum 2.0 sẽ tác động lên giá Etherum ra sao?
Với một số người, Ethereum 2.0 chính là thứ mà thế giới tiền mã hoá đang cần.
“Một khi Ethereum có khả năng mở rộng thông qua công nghệ lớp thứ 2 hay ETH 2.0, mọi câu hỏi sẽ được trả lời” - theo Jamie Anson, nhà sáng lập Nifty Orchard và là người tổ chức Ethereum London. “Làn sóng chỉ trích sẽ chấm dứt”
Nói cách khác, tăng cường khả năng mở rộng đồng nghĩa tần suất sử dụng nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu cao hơn. Về lý thuyết, điều đó sẽ đẩy giá Ethereum lên những mức cao mới.
“Khi ETH 2.0 và những hệ thống liên quan hoạt động, sẽ có 100.000 giao dịch mỗi giây. Đồng nghĩa sẽ có một trải nghiệm mượt mà hơn hẳn cho cả tỷ người dùng sau này” - Anson nói thêm.
Matt Cutler, CEO Blocknative, cũng lạc quan như vậy, đặc biệt là việc phí gas dự kiến sẽ giảm mạnh khi Ethereum 2.0 ra mắt.
“Khách hàng của chúng tôi tin rằng việc giảm giá giao dịch và tăng công suất hệ thống sẽ là một cơ hội lớn để tiến lên phía trước” - ông nói thêm.
Hơn nữa, hệ sinh thái với những cải tiến lớn sẽ giúp đà tăng trưởng của Ethereum được củng cố hơn. “Nó sẽ tạo nên tác động tích cực (bullish) lên giá ETH - mặc cho biến động ngắn hạn, một yếu tố quan trọng đối với việc định giá tài sản mã hoá” - Cutler nói thêm.
Tham khảo: Decrypt
Cuối cùng thì giai đoạn đầu tiên của Ethereum 2.0 đã chính thức đi vào hoạt động.
Bản nâng cấp gồm nhiều giai đoạn này hướng đến mục tiêu giải quyết khả năng mở rộng và bảo mật của mạng lưới Ethereum thông qua những thay đổi đối với hạ tẩng của hệ thống - trong đó đáng chú ý nhất là việc chuyển từ cơ chế đồng thuận “bằng chứng công việc” (proof of work, viết tắt PoW) sang mô hình “bằng chứng cổ phần” (proof of stake, viết tắt PoS).
Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum 2.0 được triển khai qua nhiều giai đoạn, trong đó đợt nâng cấp đầu tiên mang tên Beacon Chain đã đi vào hoạt động vào ngày 1/12/2020. Beacon Chain mở ra tính năng stake trên blockchain Ethereum - một tính năng quan trọng trên con đường chuyển đổi mạng lưới này sang cơ chế đồng thuận PoS. Đúng như tên gọi, nó là một blockchain riêng biệt so với mainnet Ethereum.
Giai đoạn hai, gọi là The Merge, dự kiến sẽ ra mắt vào quý I hoặc II của năm 2022 và sẽ nhập Beacon Chain vào mainnet Ethereum.
Giai đoạn cuối cùng là Shard Chains, đóng vai trò cốt yếu trong việc mở rộng mạng lưới Ethereum. Thay vì thực hiện mọi hoạt động trên một blockchain đơn nhất, các chuỗi shard sẽ phân bố hoạt động trên 64 chuỗi mới hoàn toàn.
Điều đó còn đồng nghĩa phần cứng cần thiết để chạy một node Ethereum sẽ giảm đi nhiều, bởi lượng dữ liệu cần được lưu trữ trên một máy tính sẽ ít hẳn đi.
Shard Chains dự kiến được triển khai trong năm 2022, tuy nhiên thời gian chính xác vẫn chưa được công bố.
Ethereum 2.0 khác Ethereum ra sao?
Nếu như Ethereum 1.0 sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW), thì Ethereum 2.0 sẽ sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS).
PoS khác gì với PoW?
Trên những blockchain như Ethereum, các giao dịch cần được xác nhận theo một phương thức phi tập trung. Ethereum, giống như các loại tiền mã hóa khác như Bitcoin chẳng hạn, hiện sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoS).
Trong hệ thống này, các thợ đào sử dụng sức mạnh xử lý của máy tính để giải các bài toán phức tạp và xác thực các giao dịch mới. Thợ đào đầu tiên giải được bài toán sẽ thêm một giao dịch mới vào sổ cái chứa mọi giao dịch vốn là thành phần tạo nên blockchain. Sau đó, họ sẽ nhận được phần thưởng là loại tiền mã hóa đặc trưng của mạng lưới (ở đây là đồng Ether). Tuy nhiên, quá trình này lại tiêu thụ rất nhiều năng lượng.
Bằng chứng cổ phần khác ở chỗ thay vì các thợ đào, người dùng có thể đặt cọc (stake) tiền mã hoá của mạng lưới và trở thành người chứng thực (validator). Người chứng thực giống thợ đào ở chỗ họ có quyền xác thực giao dịch và đảm bảo mạng lưới không xử lý các giao dịch lừa đảo.
Những người chứng thực này được lựa chọn để “xây dựng” một block dựa trên số lượng crypto họ đã stake và quãng thời gian họ đã stake.
Những người chứng thực khác sau đó có thể xác nhận rằng họ đã thấy block. Khi có đủ số lượng xác nhận, một block có thể được thêm vào blockchain. Những người chứng thực sau đó sẽ được thưởng vì đã xây dựng thành công block. Quy trình này được gọi là “forging” hoặc “minting”.
Ưu điểm chính của PoS là khả năng tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với PoW, bởi cơ chế đồng thuận của nó không đòi hỏi những hệ thống máy tính mạnh mẽ, vốn tiêu thụ rất nhiều điện năng. Điều đó còn đồng nghĩa bạn sẽ không cần quá nhiều sức mạnh máy tính để bảo vệ blockchain trước nguy cơ bị xâm nhập và phá hoại.
Ethereum 2.0 có khả năng mở rộng tốt hơn Ethereum 1.0 ra sao?
Với Ethereum 1.0, mạng lưới chỉ có thể hỗ trợ khoảng 30 giao dịch mỗi giây, dẫn đến tình trạng chậm trễ và tắc nghẽn. Ethereum 2.0 hứa hẹn nâng số lượng giao dịch lên 100.000 mỗi giây thông qua triển khai các shard chains.
Ethereum 2.0 bảo mật hơn đến mức nào?
Ethereum 2.0 được phát triển với trọng tâm là bảo mật. Hầu hết các mạng lưới PoS có một nhóm nhỏ những người chứng thực, tạo nên một hệ thống tập trung và làm giảm mức độ bảo mật của mạng lưới. Ethereum 2.0 yêu cầu tối thiểu 16.384 người chứng thực, biến nó trở nên phi tập trung hơn nhiều, từ đó bảo mật hơn.
Tuy nhiên, theo Lior Yaffe, đồng sáng lập của Jelurida và là nhà phát triển chính của các blockchain Ardor và Nxt, có một lỗ hổng tiềm tàng nằm ở tỉ lệ tham gia vào mạng lưới này.
Việc thẩm định bảo mật của mã nguồn Ethereum 2.0 được tiến hành bởi các tổ chức bao gồm công ty bảo mật blockchain Least Authority và Quantstamp.
Ethereum Foundation cũng đang thiết lập một nhóm bảo mật riêng dành cho Ethereum 2.0 để nghiên cứu những vấn đề an ninh mạng có thể xảy ra trong thế giới tiền mã hoá.
Quá trình nâng cấp Ethereum 2.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Sau một loạt các sự kiện triển khai testnet bao gồm Topaz, Medalla, Spadina, và Zinken, Ethereum 2.0 sẽ được triển khai toàn diện theo 3 giai đoạn: 0, 1 và 2. Giai đoạn 0 bắt đầu vào ngày 1/12/2020, và các giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu lần lượt trong các năm sau đó.
Giai đoạn 0 chính là giai đoạn triển khai Beacon Chain; nó là công cụ lưu trữ và quản lý việc đăng ký người chứng thực, cũng như thiết lập cơ chế đồng thuận PoS cho Ethereum 2.0. Chuỗi Ethereum PoW nguyên bản sẽ chạy song song với Beacon Chain để đảm bảo dữ liệu không bị ngắt quãng.
Giai đoạn 1, dự kiến diễn ra trong quý I/II năm 2022, sẽ sáp nhập mainnet Ethereum với Beacon Chain và chính thức đặt dấu chấm hết cho cơ chế PoW của mạng lưới này. Người dùng đã cọc Ethereum trên Beacon Chain lúc này sẽ được chỉ định vào vai trò người chứng thực.
Giai đoạn 2 sẽ đưa Shard Chains lên mạng lưới, với tổng cộng 64 shards (cho phép tăng công suất lên 64 lần so với Ethereum 1.0), tuy nhiên ở thời điểm ra mắt, chúng sẽ chưa hỗ trợ thiết lập tài khoản hay hợp đồng thông minh (smart contracts).
Theo lộ trình trước đây, sự kiện sáp nhập sẽ diễn ra sau khi Shard Chains ra mắt, nhưng vì một số vấn đề, các nhà phát triển quyết định đảo ngược các sự kiện.
“Ban đầu, kết hoạch là phát triển shard chains trước khi sáp nhập - để giải quyết vấn đề mở rộng. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của các giải pháp mở rộng lớp thứ 2, ưu tiên đã được chuyển sang chuyển đổi cơ chế PoW sang PoS thông qua sáp nhập” - theo tài liệu của Ethereum Foundation.
Khi nào Ethereum 2.0 sẽ ra mắt?
Nói trong buổi livestream Ethereum 2.0, Danny Ryan, nhà nghiên cứu chính tại Ethereum Foundation, nhấn mạnh: “Mấu chốt quyết định số phận của thứ này là tỉ lệ tham gia vượt mức 2/3”
Cùng với việc beacon chain được xác nhận ra mắt, đã có hơn 21.000 người chứng thực hoạt động trên mạng lưới này tính đến thời điểm hiện tại, với mỗi epoch có tỉ lệ thành công hơn 80%.
Beacon chain ban đầu sẽ tồn tại riêng rẽ với mainnet Ethereum hiện có, trước khi mainnet chuyển sang hệ thống PoS.
Block chính thức đầu tiên là slot 1, và người chứng thực của nó đã “đánh dấu” bằng một đoạn tin nhắn bí ẩn: “Mr F đã ở đây”
Sự kiện thành công này đã được cả cộng đồng Ethereum chúc mừng, bao gồm cả nhà đồng sáng lập Vitalik Buterin và Joseph Lubin.
Trước đó, đội ngũ phát triển đã mất cả tháng trời chuẩn bị nhằm đáp ứng được nhiều tiêu chí cụ thể. Cụ thể, sau khi ra mắt hợp đồng nạp ETH vào ngày 4/11/2020, họ cần có 16.384 người chứng thực trên mạng lưới trước 24/11, mỗi người phải cọc 32 ETH để có tổng cộng 524.288 ETH. Ban đầu, tốc độ cọc chậm hơn so với dự kiến; một khảo sát trên Twitter vào đầu tháng 11 cho thấy một nửa số người tham gia không có ý định nạp ETH trước hạn chót, chỉ 21,3% cho biết họ đã cọc hoặc có ý định cọc 32 ETH mà thôi.
Tưởng không kịp, nhưng đến giờ thứ 11, số lượng người chứng thực cọc ETH tăng đột biến. Chỉ 24 giờ trước hạn chót, mới có khoảng 50% mục tiêu đạt được; may cho Ethereum 2.0 là đến ngày 24/11, số lượng người chứng thực cọc ETH đã đủ để triển khai beacon chain.
Hiện nay, có hơn 230.841 người chứng thực - theo Eth2 Launchpad, một nền tảng phân tích Ethereum.
Tương lai của Ethereum 2.0
Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, đã vạch ra lộ trình mở rộng Ethereum 2.0 trong 5 đến 10 năm tới.
Phần lớn thách thức hiện nay chủ yếu xoay quanh việc phát triển, và tỉ lệ người tham gia phát triển đều đặn tăng lên - theo Buterin.
Vào tháng 6/2020, Buterin nói rằng Ethereum 2.0 sẽ dựa vào những phương thức mở rộng hiện có trong ít nhất 2 năm trước khi triển khai shard chains.
Vào tháng 8/2021, hard fork London và bản nâng cấp EIP-1559 được triển khai nhằm thay đổi cơ chế phí giao dịch trên mạng lưới này. Với EIP-1559, người dùng thực hiện giao dịch trên mạng lưới sẽ trả một khoản phí cơ sở, và nó sẽ được đốt thay vì chuyển sang cho các thợ đào Ethereum, từ đó giảm nguồn cung ETH và hạn chế sự lạm phát trên mạng lưới Ethereum.
Hard fork London thì đóng vai trò bản chạy thử cho giai đoạn tiếp theo của Ethereum 2.0. Buterin nói rằng việc triển khai thành công hard fork London cho thấy hệ sinh thái Ethereum có khả năng tạo ra những thay đổi lớn, và nó khiến anh tự tin hơn về sự kiện sáp nhập.
Ethereum 2.0 sẽ tác động lên giá Etherum ra sao?
Với một số người, Ethereum 2.0 chính là thứ mà thế giới tiền mã hoá đang cần.
“Một khi Ethereum có khả năng mở rộng thông qua công nghệ lớp thứ 2 hay ETH 2.0, mọi câu hỏi sẽ được trả lời” - theo Jamie Anson, nhà sáng lập Nifty Orchard và là người tổ chức Ethereum London. “Làn sóng chỉ trích sẽ chấm dứt”
Nói cách khác, tăng cường khả năng mở rộng đồng nghĩa tần suất sử dụng nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu cao hơn. Về lý thuyết, điều đó sẽ đẩy giá Ethereum lên những mức cao mới.
“Khi ETH 2.0 và những hệ thống liên quan hoạt động, sẽ có 100.000 giao dịch mỗi giây. Đồng nghĩa sẽ có một trải nghiệm mượt mà hơn hẳn cho cả tỷ người dùng sau này” - Anson nói thêm.
Matt Cutler, CEO Blocknative, cũng lạc quan như vậy, đặc biệt là việc phí gas dự kiến sẽ giảm mạnh khi Ethereum 2.0 ra mắt.
“Khách hàng của chúng tôi tin rằng việc giảm giá giao dịch và tăng công suất hệ thống sẽ là một cơ hội lớn để tiến lên phía trước” - ông nói thêm.
Hơn nữa, hệ sinh thái với những cải tiến lớn sẽ giúp đà tăng trưởng của Ethereum được củng cố hơn. “Nó sẽ tạo nên tác động tích cực (bullish) lên giá ETH - mặc cho biến động ngắn hạn, một yếu tố quan trọng đối với việc định giá tài sản mã hoá” - Cutler nói thêm.
Tham khảo: Decrypt