EU sắp đưa ra luật mới nhằm siết chặt hoạt động cạnh tranh của các Big Tech

Các nhà đàm phán EU đồng ý với các quy tắc mới nhằm kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ lớn.
EU sắp đưa ra luật mới nhằm siết chặt hoạt động cạnh tranh của các Big Tech
Đạo luật Thị trường kỹ thuật số sẽ chấm dứt sự thống trị ngày càng gia tăng của các công ty công nghệ lớn.
Các quan chức EU đã đồng ý về việc cần có các quy tắc mang tính bước ngoặt để ngăn chặn hành vi lạm dụng chống cạnh tranh của các nền tảng công nghệ lớn nhất thế giới. Đây là động thái mới nhất được cho sẽ giúp thiết lập tiêu chuẩn và cân bằng sân chơi kỹ thuật số toàn cầu.
Trong một thỏa thuận mới nhất, các nhà đàm phán tại Nghị viện Châu Âu và Hội đồng đã đạt được một thỏa thuận chính trị về Đạo luật thị trường kỹ thuật số, trong đó thiết lập một loạt các lệnh cấm và nghĩa vụ đối với các công ty công nghệ lớn như Google, Meta, Apple và Amazon hay các nền tảng như Booking và gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.
Các công ty chịu sự điều chỉnh của các quy tắc mới bao gồm các công ty kiếm được ít nhất 8,3 tỷ USD doanh thu hàng năm tại thị trường Châu Âu trong ba năm qua và có giá trị thị trường từ 83 tỷ USD và cung cấp dịch uvj cho ít nhất ba quốc gia EU và có 45 triệu người dùng và 10 ngàn người dùng doanh nghiệp mỗi năm.
Đại biểu Nghị viện Châu Âu, Andreas Schwab chia sẻ: “Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Act) sẽ chấm dứt sự thống trị ngày càng gia tăng của các công ty công nghệ lớn hay Big Tech. Kể từ bây giờ, các công ty Big Tech phải chứng minh họ đang cạnh tranh công bằng trên môi trường Internet. Các quy định mới sẽ giúp thực thi nguyên tắc cơ bản đó. Những vụ kiện chống độc quyền kéo dài trong thời gian qua và các nhà chức trách vẫn đang đi chậm so với các công ty công nghệ lớn. Do đó Châu Âu phải có cách đảm bảo sự cạnh tranh, đổi mới hơn và đem tới nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng”.
Các quy tắc mới được gọi là Nền tảng Gatekeeper, bắt nguồn từ nhiều năm thực thi chống độc quyền trong nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm các hạn chế kết hợp dữ liệu cá nhân từ các nguồn khác nhau, cho phép người dùng cài đặt ứng dụng từ các nền tảng của bên thứ ba, cấm các dịch vụ gói,...
EU sắp đưa ra luật mới nhằm siết chặt hoạt động cạnh tranh của các Big Tech
Nghị viện cũng đã thành công trong việc thuyết phục Hội đồng Châu Âu về các yêu cầu đối với các dịch vụ nhắn tin, có nghĩa là Whatsapp, Facebook Messenger hoặc iMessage phải mở và tương tác với các nền tảng nhắn tin nhỏ hơn. Đối với các cuộc trò chuyện nhóm, yêu cầu này sẽ được triển khai trong khoảng thời gian bốn năm.
Hình phạt vi phạm các quy tắc có thể lên tới 10% doanh thu trên toàn thế giới hàng năm trong lần vi phạm đầu tiên và thậm chí lên đến 20% nếu vi phạm nhiều lần.
Ủy ban với tư cách là người thực thi các quy tắc hiện được giao nhiệm vụ chuẩn bị, điều hành, thực thi các quy trình chỉ định và các lệnh cấm, dự kiến được áp dụng vào cuối năm nay.
Các quy tắc mới cho thấy Châu Âu đang trở thành liên minh dẫn đầu trong nỗ lực kiềm chế quyền lực của các công ty công nghệ và chống độc quyền trên quy mô toàn cầu. Châu Âu hiện có nhiều quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư dữ liệu và quy tắc trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo.
Về phần các công ty công nghệ, Apple cho biết họ lo ngại rằng Đạo luật thị trường kỹ thuật số "sẽ tạo ra các lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư không cần thiết cho người dùng” và ngăn Apple tính phí sở hữu trí tuệ.
Google cho biết công ty sẽ sẽ nghiên cứu văn bản và làm việc với các cơ quan quản lý để lợi ích của công ty không bị tác động quá nhiều.
Amazon cho biết họ đang xem xét các quy tắc có tác động ra sao đối với khách hàng của hãng. Meta, công ty sở hữu Instagram và WhatsApp chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Nguồn: Politico

>>Phán quyết mới từ EU có thể làm cho Meta, Google phải đối mặt với "Ngày tận thế"

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top