Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?

Nhiều người hâm mộ đã dành thời gian, sức lực và tiền bạc để quảng bá cho thần tượng của mình. Nhưng qua thời gian, họ nhận nhận ra điều đó là không đáng. "Fandustry - Ngành công nghiệp người hâm mộ" được coi là một lĩnh vực trị giá hàng tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc. Các diễn viên, ca sĩ và thần tượng nói chung cần được tương tác nhiều để duy trì, thu hút và phát triển cơ sở người hâm mộ trung thành. Đó chính là những người hâm mộ tận tâm thể hiện sự đầu tư của họ, từ việc mua thiết bị chuyên nghiệp để chụp ảnh quay phim những khoảnh khắc biểu diễn trên sân khấu và theo dõi thần tượng của họ, đăng nhiều ảnh nhất có thể.

Người hâm mộ có vai trò quan trọng với sự nghiệp thần tượng

Vào cuối năm 2020, tại một cuộc thi âm nhạc trên truyền hình kéo dài 2 giờ ở Bắc Kinh, hàng nghìn người hâm mộ đã thể hiện sự thiếu kiên nhẫn và phấn khích thái quá. Bởi họ đang không biết khi nào thần tượng của mình sẽ biểu diễn, một số đã bỏ ra hàng nghìn nhân dân tệ để mua vé với hy vọng được nhìn thấy thí sinh yêu thích dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Mỗi người chỉ biểu diễn trong khoảng bốn phút. Gao cũng là một trong những người hâm mộ như vậy, khi thần tượng của cô bước ra, cô đã không thể ngăn mình hét lên vì sự phấn khích. Cô cũng luôn phải chuẩn bị sẵn máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc của thần tượng trên sân khấu, cô nghĩ rằng bất kỳ sự phân tâm nào cũng có thể làm hỏng một cảnh quay hoàn hảo đó. Khi bài hát của thần tượng kết thúc, Gao đặt chiếc máy ảnh DSLR nặng trịch xuống, dùng máy tính xách tay ra và bắt đầu chỉnh sửa ảnh ngay tại chỗ. “Hôm nay da của anh ấy trông không đẹp lắm,” cô lẩm bẩm một mình khi đang chỉnh màu một cách thành thạo cho các hình ảnh. Những kỹ năng cô có đủ để xóa đi những khuyết điểm của nam ca sĩ mà vẫn không làm anh trông mất tự nhiên. Tiếp đó, Gao nhanh chóng đăng tải những hình ảnh này lên trang tiểu blog Weibo, chứng kiến làn sóng khen ngợi ngày càng tăng trên mạng, Gao mỉm cười và nói: “Có lẽ tối nay một trong những bức ảnh của tôi sẽ được lan truyền mạnh mẽ”.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?
Mục tiêu của những công việc mà những người như Gao đang làm rất đơn giản: tăng cường ảnh hưởng và mức độ nổi tiếng của người nổi tiếng thông qua các thẻ bắt đầu bằng hashtag, lượt chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội. Những tài khoản như vậy được gọi là tuzhan trong tiếng Trung (đài hình ảnh), và những người người điều hành chúng, được gọi là Zhanjie hoặc "chị em nhà đài". Khi ngành công nghiệp này ngày càng tiếp tục mở rộng, các các “đài” do người hâm mộ tạo ra ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng hiển thị và tương tác. Mặc dù cách làm này đôi khi vi phạm quyền riêng tư, nhưng những người nổi tiếng dường như có sự đồng ý ngầm vì họ tin rằng, điều đó có lợi cho sự nghiệp của họ. Vì thế, các đài hình ảnh chỉ hoạt động dựa trên sự cống hiến và không đòi hỏi gì, đổi lại nội dung của họ đã phát triển cùng với các tay săn ảnh thuần túy vì lợi nhuận, như một nghề trong xã hội. Năm ngoái, cơ quan giám sát không gian mạng Trung Quốc tuyên bố tăng cường giám sát các nhóm người hâm mộ trực tuyến. Động thái được công bố sau những báo buộc cho rằng, các nhóm fan sử dụng nhiều hoạt động có tổ chức để nâng cao hình ảnh thần tượng yêu quý hoặc làm hoen ố danh tiếng các đối thủ cạnh tranh. Nhưng hiện tại vẫn cho thấy, các nhóm người hâm mộ tận tâm vẫn là một mắt xích không thể thiếu trong sự nghiệp của người nổi tiếng. Họ dõi theo thần tượng của mình mỗi bước đi, không bỏ lỡ bất cứ sự kiện nào liên quan đến idol, chụp ảnh, mua và bán hình ảnh, tạo đài và bán sách ảnh... Tất cả đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thần tượng.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?
Người hâm mộ cầm áp phích của thần tượng của họ bên ngoài một nhà hát

Bị cuốn theo thần tượng sau lần đầu tiên gặp mặt

Gao sinh ra trong một gia đình giàu có ở vùng đồng bằng sông Dương Tử và theo học đại học ở Thượng Hải. Tại đây, sinh viên có rất nhiều không gian để hoạt động bên ngoài lớp học, cũng có nhiều sở thích để theo đuổi: đi ăn tại các nhà hàng nổi tiếng nhất thành phố, đi mua sắm trong các trung tâm thương mại, làm công việc tình nguyện và tất nhiên không thể thiếu việc say mê thần tượng. Lúc đầu, Gao nói cô ấy chỉ mà một người hâm mộ bình thường, nhưng mọi thứ thay đổi sau lần cô nhìn thấy thần tượng của mình bằng xương bằng thịt vào mùa hè năm 2020. Thần tượng của cô là là một ca sĩ kiêm vũ công đang lên, đã tạo ra "cơn sốt" sau khi biểu diễn trong một chương trình tài năng. Mặc dù vào thời điểm Gao nhìn thấy ảnh, cô đã theo dõi nhiều ngôi sao và tham gia các câu lạc bộ người hâm mộ, nhưng thực tế là cô ấy chưa bao giờ trải nghiệm một thần tượng nào nổi tiếng theo cách thực tế cả. Gao kể lại rằng khi cô chứng kiện sự xuất hiện đầy sức sống của anh ấy trên sân khấu và quyết tâm hừng hực để biến ước mơ thành hiện thực của anh, cô lập tức bị cuốn theo. Ngay sau đó, cô đã tham gia vào rất nhiều nhóm fan trực tuyến, cả chính thức và nhóm do những người hâm mộ tự tạo ra. Cô cũng bắt đầu cân nhắc các chiến lược để tăng mức độ liên quan trên mạng xã hội của thần tượng và giúp anh ấy giành chiến thắng trong cuộc thi.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?
Một cuộc thi tìm kiếm tài năng Trong tập cuối cùng, khoảnh khắc vinh quang của thần tượng đã được bao phủ bởi một bầu trời hoa giấy. Những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má khi cô nhận ra, tất cả thời gian và tiền bạc mà những người hâm mộ như cô đã đầu tư vào việc tăng thứ hạng trên mạng xã hội của anh ấy, dành cho anh ấy, đã không vô ích. Cô đã nhìn người đàn ông bình thường vốn nhút nhát này giờ đây tự tin sải bước lên bục vinh quang, đánh dấu cho một bước ngoặt tiếp theo cho giai đoạn trở thành ngôi sao. Kể từ đó, cô vẫn không ngừng theo dõi sự tiến bộ của thần tượng từng bước. Hiện tại, Gao ít có thời gian tham gia các sự kiện offline hơn vì cô phải học nhiều tín chỉ hơn ở trường với hy vọng nhận được một suất vào đại học. Nhưng Gao nói rằng cô ấy vẫn đóng góp bằng cách mua những sản phẩm của thần tượng. Vào kỳ nghỉ hè, Gao đã mua chiếc vé đầu tiên của cô ấy và tham gia buổi ghi hình cho một chương trình có thần tượng của cô ấy. Sau gần 5 tiếng đồng hồ chờ đợi bên ngoài địa điểm mà anh ấy biểu diễn, cuối cùng cô cũng bất giác hét lên khi nhìn thấy thần tượng. Việc được gặp thần tượng gần như mang lại cho cô một tác dụng kỳ diệu. Trong suốt vài ngày sau đó, cô đã ngắm nhìn và nghiền ngẫm những bức ảnh và video cô đã quay để thử và hồi tưởng lại khoảnh khắc đó. Cô bắt đầu tìm kiếm các diễn đàn và tìm thấy các bài đăng của một số zhanjie, trong đó họ kể lại kinh nghiệm của họ và sau khi cân nhắc, cô quyết định gia nhập hàng ngũ này.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?
Người hâm mộ vẫy tay chào thần tượng của họ trong một buổi biểu diễn

Hạnh phúc vì được cống hiến vô điều kiện cho thần tượng

Gao bắt đầu công việc này bằng cách tìm kiếm các đề xuất trực tuyến, rồi chi hơn 30.000 nhân dân tệ (4.500 đô la) để mua một máy ảnh Canon 5D4 SLR và một ống kính tiêu cự dài 100-400mm. Trải qua một khóa học nhanh và thành thạo các kỹ năng chụp ảnh sơ cấp, cô bắt đầu “công việc” đầu tiên của mình: chụp ảnh thần tượng tại sân bay quốc tế Hồng Kiều, Thượng Hải. Tuy nhiên, để chụp được ảnh thần tượng tại sân bay, cô đã phải bỏ tiền mua trước thông tin chuyến bay. Mặc dù bị coi là vi phạm quyền riêng tư, nó vẫn rẻ hơn tiền mua vé tham dự các sự kiện thường có giá vài nghìn nhân dân tệ. Tuy nhiên, bước đầu do thiếu kinh nghiệm, cô bị mắc kẹt sau một bức tường kín người của người hâm mộ và các tay săn ảnh trong suốt sự kiện. Cô chỉ có thể chụp được một vài hình ảnh kém chất lượng khá thất vọng. Cô ấy chỉ còn một cách là tham gia vào cuộc trò chuyện nhóm của paparazzi trên WeChat và mua hình ảnh của người khác cho đài của cô ấy. Sau khi tham dự một vài sự kiện thực tế, cô ấy đã có được những lối đi mới cho mình. Cô giấu máy ảnh, trốn tránh an ninh và theo dõi cả những thợ săn ảnh khác. Đôi khi cô cũng tranh thủ giúp đỡ những người làm công việc giống mình. Dần dần, "Đài hình ảnh" của Gao đã xây dựng được lượng người theo dõi trực tuyến nhất định. Những lời bình luận và tin nhắn riêng tư như “Chị ơi, cảm ơn chị đã vượt qua mọi rắc rối này”, “Chị ơi, nghỉ ngơi đi” “Chị ơi, thẩm mỹ của chị thật tuyệt” đã sưởi ấm trái tim cô và khiến cô cảm thấy những gì bỏ ra thật xứng đáng. Gao là người ít nói, trong khi làm việc không bao giờ bắt chuyện với những người xung quanh - cô ấy thường xuyên đeo khẩu trang và chỉ lặng lẽ chụp ảnh. Đó cũng là lý do tại sao cô ấy tự coi mình là một “cỗ máy chụp hình vô tâm”. Tuy nhiên, ở những sự kiện mà cô được gần gũi với thần tượng của mình, chẳng hạn chụp ảnh tại sân bay, khi thấy thần tượng thỉnh thoảng nhìn vào ống kính và mỉm cười hoặc vẫy tay, cô có cảm giác như mình đang ở trên đỉnh của thế giới, hạnh phúc lâng lâng. Những lúc đó, cô nghĩ rằng cô đã được nhớ đến, và mình trở nên thật đặc biệt.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?
Áp phích dành cho thần tượng được trưng bày tại một cửa hàng

Theo đuổi công việc vừa vất vả vừa tốn kém

Nhóm Zhanjie thực tế không khác nhiều so với các nhóm fan bình thường mà Gao đã tham gia. Cô nhận ra, trong thế giới đó, việc kết nối là vô cùng quan trọng, cần có kỹ năng giao tiếp tốt, Gao từng bắt những bất lợi vì chứng lo âu xã hội của mình. Chẳng hạn, để chia sẻ phòng và đi xe, mua vé tham dự các sự kiện ngoại tuyến độc quyền hoặc thậm chí học cách ẩn máy ảnh của bạn, bạn cần có khả năng kết bạn mới - đó là zhanjie từ các fandom khác. Một ngày làm việc ghi hình cho thần tượng đòi hỏi những người như Gao phải theo dõi chuyến bay, ngồi chơi đợi bên ngoài khách sạn và nơi làm việc của các idol, mua vé tham dự các sự kiện, thậm chí họ còn theo chân thần tượng đến một thành phố khác để tham dự một sự kiện khác. Để có được sự thuận lợi nhất định, họ cần thức dậy sớm hơn những người khác và đến địa điểm trước giờ thần tượng xuất hiện. Họ cũng cần có những kỹ năng chỉnh sửa ảnh hậu kỳ tốt hơn, nghĩa là họ họ ngủ muộn hơn cả thần tượng của họ - những người vốn luôn tuân theo lịch trình mệt mỏi đã trở thành thói quen. Tại các địa điểm biểu diễn, họ phải hoàn toàn tập trung vào công việc và hạn chế la hét, hò hét như những người hâm mộ thông thường. Họ sẽ không được tận hưởng trải nghiệm nhìn thấy người nổi tiếng yêu thích của họ trong thời điểm này. Có những thời điểm, khi có nhiều buổi tiệc truyền hình và lễ hội được quay liên tiếp, Gao chỉ ngủ sáu tiếng trong ba ngày để cô có thể kịp ghi hình và thậm chí cô còn gặp cả vấn đề với kính áp tròng đeo mắt của mình. Việc chạy theo các thần tượng trên khắp các địa điểm không chỉ mệt mỏi mà còn phải bỏ ra rất nhiều chi phí. Ngoài máy ảnh, ống kính và chi phí đi lại, chi phí chính là vé tham dự các sự kiện, có thể có giá từ hàng nghìn đến hơn 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD). Trong khi những người hâm mộ thông thường có thể mua một vài album, tạp chí hoặc các sản phẩm đã được chứng thực thì các zhanjie phải tăng cường vai trò của đài trực tuyến và chứng minh sự ủng hộ của họ, mua hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm sản phẩm liên quan đến thần tượng. Nếu xét trên khía cạnh này, "tình yêu" với thần tượng có thể định giá được. Dù xuất thân giàu có nhưng những khoản chi tiêu này không hề dễ dàng đối với Gao. Cô nói có những người đã chi số tiền tương đương với một chiếc ô tô nội địa. Cô chưa tiêu nhiều đến mức đó, nhưng chắc chắn đã phải bỏ ra hàng chục nghìn nhân dân tệ. Mức độ tương tác của các "nhà đài" càng lớn, họ cành nhận được nhiều sự ủng hộ của người hâm mộ và trở thành công cụ quảng bá quan trọng cho thần tượng.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?
Người hâm mộ chụp ảnh tấm biển quảng cáo có ảnh thần tượng của họ

Niềm đam mê nào rồi cũng có lúc vơi cạn

Khi lần đầu tiên mở đài hình ảnh của mình, Gao còn có tham vọng tiến xa để đạt được cấp bậc dazhan (đài lớn). Tuy nhiên, trong những tháng đầu tiên, dù cô ấy đã bỏ học rất nhiều để đi theo các chuyến đi của thần tượng, nhưng đài của cô ấy vẫn chưa có sự tiến triển. Cô cũng nhận thấy, số lượng và phong cách chụp ảnh mà một zhanjie thuê thường đòi hỏi sự cân đối cẩn thận và phải bổ sung cho hình ảnh và thương hiệu của thần tượng. Gao cũng cho rằng, tốc độ là điều cốt yếu, nếu hình ảnh của bạn giống với người khác thì ai tải ảnh đầu tiên sẽ chiếm được sự quan tâm của người hâm mộ. Cô ấy cũng ấn tượng với những pingmufen (một thuật ngữ có phần xúc phạm nói đến những người hâm mộ chỉ theo dõi thần tượng của họ trực tuyến) chú trọng đến tốc độ, thay vì tự chụp ảnh và chỉnh sửa cẩn thận. Cô sẽ có cơ hội tốt hơn để tăng tương tác bằng cách chỉnh sửa nhanh những hình ảnh được mua từ các tay săn ảnh. Khi niềm đam mê đã bắt đầu vơi dần, điều khiến cô tiếp tục công việc không còn là tình yêu dành cho thần tượng nữa, mà là trách nhiệm đối với lượng người theo dõi không ngừng tăng lên của mình. Gao bỗng nhận ra, tình yêu của mình không còn như ban đầu nữa. Có lẽ do áp lực học tập, kết hợp với sự kiệt sức về thể chất và sợ hãi, khiến cho những người như Gao tự huyễn hoặc bản thân mình. Gao cũng chưa bao giờ dừng lại để suy nghĩ nghiêm túc về việc liệu tất cả những điều cô làm có xứng đáng hay không.

Trò chơi nào cũng có những quy định riêng

Các Zhanjie như Gao cũng không phải chỉ cho không, họ vốn đã thực hiện những khoản đầu tư khổng lồ về thời gian và tiền bạc nên đôi khi, họ cũng khai thác các khu vực "chợ xám" với hy vọng kiếm được một số lợi nhuận, chủ yếu từ việc bán các bộ sưu tập hình ảnh. Những cuốn sách ảnh như vậy có thể mang về cho họ hàng nghìn nhân dân tệ, thậm chí những ấn bản đặc biệt thành công có thể mang lại hàng triệu USD. Khác với các cáo buộc vi phạm bản quyền tương tự được đưa ra đối với các tay săn ảnh, sách ảnh không được có số CIP - một giấy phép bắt buộc của chính phủ để xuất bản sách. Những vi phạm như vậy có thể dẫn đến những cáo buộc hình sự nghiêm trọng về việc xuất bản bất hợp pháp. Hơn nữa các Zhanjie cũng có thể có nguy cơ bị cáo buộc trốn thuế vì việc bán những cuốn sách đó không phải chịu thuế. Những người hâm mộ không cảm thấy có vấn đề gì với những cách làm này, miễn là các Zhanjie hứa sẽ tái đầu tư lợi nhuận trở lại "nhà đài" của họ. Cả Zhanjie và cả những câu lạc bộ người hâm mộ chính thức thường giúp đỡ lẫn nhau, bởi vì họ cùng hoạt động vì tình yêu dành cho thần tượng của mình. Tuy nhiên, không có mối quan hệ nào là thực sự bền vững. Sự nghi ngờ sẽ bùng phát khi có những vấn đề dù chỉ là nhỏ nhất về xung đột lợi ích, không có gì lạ khi những người hâm mộ giận dữ hủy đài. Gao từng chứng kiến những tình huống như vậy, khi các thành viên của một câu lạc bộ người hâm mộ chính thức và một nhân vật fandom có ảnh hưởng đã hợp tác để thực hiện một chiến dịch hủy bỏ chống lại một zhanjie. Những kẻ tố cáo đã đưa ra những bằng chứng về việc tham gia vào các cuộc trò chuyện riêng tư ác ý với mục đích làm tổn hại đến lợi ích của thần tượng, hay mua không đủ số lượng hàng hóa được chứng thực của thần tượng, bán sách ảnh và sử dụng tiền kiếm được cho chi tiêu cá nhân thay vì mua tạp chí của thần tượng. Mối quan hệ hai bên nhanh chóng tan vỡ, với cuộc tranh luận nhanh chóng trở nên sôi nổi và mang tính cá nhân sâu sắc hơn. Cuối cùng, Zhanjie đó buộc phải đóng tài khoản của mình, trong khi người hâm mộ có ảnh hưởng lớn từng phát động chiến dịch này đã nhận được hàng nghìn bình luận phản đối và thể hiện thái độ căm ghét.
Fan cuồng hy sinh vô điều kiện cho thần tượng để rồi nhận lại được gì?

Tìm lối thoát cho chính mình

Gao nói điều đó khiến cô sợ hãi, so với một người hâm mộ bình thường, khi bạn trở thành một Zhanjie, tính chất cá nhân đã tăng lên rất nhiều. Cô cũng từng nhận được những lời đe dọa riêng tư từ những người hâm mộ khiến cô ớn lạnh sống lưng. Cô lo sợ một ngày nào đó mình sẽ trở thành mục tiêu đe dọa của đám đông hung hãn trực tuyến. Bạn không biết được những người đó sẽ buộc tội bạn về điều gì. Gu thẩm mỹ trong nhiếp ảnh của bạn tệ, hay bạn không mua đủ hàng hóa đã được chứng thực, hay thậm chí họ còn tạo ra tin đồn về việc xâm phạm đời tư thần tượng của họ. Gao nói "Tôi chưa đủ thân thiết với bất cứ ai trong vòng kết nối này và khi không có ai giúp đỡ, đó là dấu chấm hết cho tôi." Và đó cũng là lúc cô ấy quyết định nghỉ việc. Gao từng gặp những thất bại trong học tập vào đầu năm 2021, cùng với những tiết lộ tiêu cực về thần tượng khiến cô quay lại với thực tế một cách đầy khắc nghiệt. Cô đã quyết định từ bỏ cuộc chơi. "Tôi phát hiện ra nó không đáng. Cuộc sống của tôi xoay quanh anh ấy quá lâu. Đã đến lúc phải sống cho chính mình." Mặc dù có xuất thân khá giả và ít phải lo lắng về tiền bạc, nhưng cô ấy cũng đã phải trải qua một thời gian dài sống vì người khác, điểm số học tập giảm sút khiến cô ấy lo lắng về hối hận. Một số những người bạn từng làm việc vì idol như cô ấy cũng đã bỏ cuộc. Và khi nhìn thấy thần tượng, cô không còn có những rung cảm, không còn gợi lên niềm đam mê hay sự ngưỡng mộ như trước đây nữa. Thay vào đó nó bị thay thế bởi sự mệt mỏi khi phải chứng kiến những mặt tối của nền công nghiệp nghiệt ngã này, đó là sự trống rỗng do do việc chi tiêu lãng phí, mối thù giữa các fandom và những mong muốn không lành mạnh. Mùa hè 2021, Gao bận rộn với việc đăng ký học ở nước ngoài. Cô ấy cũng vừa ngừng cập nhật trên tài khoản của mình nhưng cô ấy vẫn chưa đóng nó, thỉnh thoảng cô ấy vẫn quay lại để xem. Giờ đây, cô ấy đã sắp xếp lại quá khứ của mình với tư cách là một người theo đuổi người nổi tiếng thành một câu chuyện về cuộc sống mới. Cô cũng nói rằng việc ủng hộ thần tượng như cô ấy từng làm cũng ít nhiều giúp cô trở thành một người tốt hơn, chỉ có điều bạn cần phải bỏ phí trước. >>> Cưới waifu ảo thay vì người thật, thanh niên Nhật Bản có hạnh phúc? Nguồn sixthtone
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top