- Sản phẩm liên quan
- xperia 1 v,
Sau một thập kỷ trung thành với smartphone Sony, tác giả Bloomberg đã từ bỏ chiếc Xperia của mình để chuyển sang Google Pixel vào năm ngoái. Và ông không hề đơn độc. Xung quanh biên tập viên Takashi Mochizuki, rất nhiều người chuyển từ điện thoại Sony sang Pixel hoặc Samsung Galaxy, Apple iPhone.
Nhiều người hẳn rất ngạc nhiên khi biết tập đoàn Nhật Bản vẫn đang kinh doanh smartphone. Trên BXH doanh số toàn cầu, cái tên Sony đã “mất hút” từ lâu. Pháo đài lớn nhất của họ là quê nhà vốn đã tràn ngập iPhone, Apple chiếm hơn nửa thị trường. Ít nhất thì họ vẫn là 1 trong các ông lớn Android ở đây.
Song, nhà phân tích Masafumi Inbe của IDC cho biết doanh số bán hàng của Sony tại Nhật đã giảm 40% vào năm 2023. Có khả năng tiếp tục chịu mức giảm tương đương trong năm 2024 này. Mỗi năm, có khoảng 30 triệu smartphone bán ra tại đây, Sony chiếm khoảng 1 triệu đơn vị trong đó. Sự suy giảm nghiêm trọng chủ yếu đến từ dòng Pixel của Google.
Câu hỏi đặt ra là tại sao đến giờ họ vẫn chưa từ bỏ bán điện thoại như LG và Nokia đã làm. Nhiều người trong ngành tài chính đều thắc mắc tương tự. Song, công ty có trụ sở tại Tokyo đã phản đối mạnh mẽ những lời kêu gọi đóng cửa smartphone, cho rằng nó vẫn rất cần thiết cho chiến lược tổng thể lớn hơn. Phát ngôn viên lặp lại quan điểm bảo thủ đó như sau:
“Chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh thiết bị di động của mình không chỉ là bán máy mà còn là một lĩnh vực có công nghệ truyền thông cốt lõi, đóng góp cho toàn bộ tập đoàn. Chúng tôi tin công nghệ đó là cầu nối giữa nhà sáng tạo với khách hàng, đồng thời cung cấp khả năng giải trí bất kể thời gian, địa điểm.”
Họ đã cứu vãn đơn vị di động bằng cách thu hẹp quy mô để cắt giảm chi phí. Bộ phận điện tử thua lỗ cũng xoay chuyển sang phân khúc cao cấp và bỏ rơi mở rộng quy mô, tập trung bán hàng có giá trị cao. Nhờ vậy, họ đã đảm bảo ổn định lợi nhuận từ bộ phận điện tử.
Đối với smartphone, họ đã tung ra Xperia 1 V có màn hình OLED 4K HDR tỉ lệ 21:9 chuẩn điện ảnh. Hỗ trợ âm thanh Hi-Res, cảm biến hình ảnh tiên tiến và phần mềm vay mượn từ TV Bravia, màn hình tham chiếu, máy quay CineAlta,...
Song, giá rất cao lên đến hơn 1.000 USD ngang với Apple iPhone. Còn thực tế, màn hình 4K gây hao pin hơn bình thường. Nhiều nội dung cho smartphone từ manga đến video YouTube đều không phù hợp với tỉ lệ này, hay xuất hiện thanh đen và lãng phí diện tích.
Phần mềm camera rất chuyên nghiệp, hướng đến người đã có kiến thức về nhiếp ảnh, quay phim. Song, việc thiết lập camera trở nên rắc rối, tốn thời gian tìm hiểu. Trong khi nhu cầu của đa số chúng ta chỉ là chụp ảnh nhanh nhất có thể để còn chia sẻ lên MXH.
Theo IDC, đối tượng khách hàng chính của Xperia là nhóm người 40 tuổi trở lên, còn khách hàng trẻ tuổi thì hầu như chỉ chọn sản phẩm Apple. Công ty nghiên cứu dự đoán thị phần smartphone Sony tại Nhật sẽ tiếp tục giảm, giống như cách mà tác giả Blommberg - 1 người dùng từ thời Xperia Z1 - phải đổi sang Google Pixel.
Dù vậy, giáo sư Osanai vẫn ủng hộ quyết định bảo thủ của tập đoàn. Sony không nên từ bỏ kinh doanh smartphone vì đó là thứ mà người dùng sử dụng giải trí nhiều nhất hàng ngày. Không có lí do gì 1 gã khổng lồ giải trí như họ lại phải rút lui. Còn trên thực tế, đã lâu rồi công ty không đưa ra con số tiêu thụ của Xperia nữa.
Khi doanh số điện thoại tiếp tục suy giảm, Sony sẽ cần xem xét lại những gì gặt hái được từ việc duy trì hoạt động kinh doanh - và liệu kết quả đó có xứng đáng hay không. Suy cho cùng, họ cũng không phụ thuộc vào việc bán máy, nguồn thu từ smartphone không đóng góp đáng kể cho tập đoàn.
#xperia #sony #sonyxperia #xperia1v #doanhsốXperia #điệnthoạisony
Nhiều người hẳn rất ngạc nhiên khi biết tập đoàn Nhật Bản vẫn đang kinh doanh smartphone. Trên BXH doanh số toàn cầu, cái tên Sony đã “mất hút” từ lâu. Pháo đài lớn nhất của họ là quê nhà vốn đã tràn ngập iPhone, Apple chiếm hơn nửa thị trường. Ít nhất thì họ vẫn là 1 trong các ông lớn Android ở đây.
Song, nhà phân tích Masafumi Inbe của IDC cho biết doanh số bán hàng của Sony tại Nhật đã giảm 40% vào năm 2023. Có khả năng tiếp tục chịu mức giảm tương đương trong năm 2024 này. Mỗi năm, có khoảng 30 triệu smartphone bán ra tại đây, Sony chiếm khoảng 1 triệu đơn vị trong đó. Sự suy giảm nghiêm trọng chủ yếu đến từ dòng Pixel của Google.
Câu hỏi đặt ra là tại sao đến giờ họ vẫn chưa từ bỏ bán điện thoại như LG và Nokia đã làm. Nhiều người trong ngành tài chính đều thắc mắc tương tự. Song, công ty có trụ sở tại Tokyo đã phản đối mạnh mẽ những lời kêu gọi đóng cửa smartphone, cho rằng nó vẫn rất cần thiết cho chiến lược tổng thể lớn hơn. Phát ngôn viên lặp lại quan điểm bảo thủ đó như sau:
“Chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh thiết bị di động của mình không chỉ là bán máy mà còn là một lĩnh vực có công nghệ truyền thông cốt lõi, đóng góp cho toàn bộ tập đoàn. Chúng tôi tin công nghệ đó là cầu nối giữa nhà sáng tạo với khách hàng, đồng thời cung cấp khả năng giải trí bất kể thời gian, địa điểm.”
Họ đã cứu vãn đơn vị di động bằng cách thu hẹp quy mô để cắt giảm chi phí. Bộ phận điện tử thua lỗ cũng xoay chuyển sang phân khúc cao cấp và bỏ rơi mở rộng quy mô, tập trung bán hàng có giá trị cao. Nhờ vậy, họ đã đảm bảo ổn định lợi nhuận từ bộ phận điện tử.
Đối với smartphone, họ đã tung ra Xperia 1 V có màn hình OLED 4K HDR tỉ lệ 21:9 chuẩn điện ảnh. Hỗ trợ âm thanh Hi-Res, cảm biến hình ảnh tiên tiến và phần mềm vay mượn từ TV Bravia, màn hình tham chiếu, máy quay CineAlta,...
Song, giá rất cao lên đến hơn 1.000 USD ngang với Apple iPhone. Còn thực tế, màn hình 4K gây hao pin hơn bình thường. Nhiều nội dung cho smartphone từ manga đến video YouTube đều không phù hợp với tỉ lệ này, hay xuất hiện thanh đen và lãng phí diện tích.
Phần mềm camera rất chuyên nghiệp, hướng đến người đã có kiến thức về nhiếp ảnh, quay phim. Song, việc thiết lập camera trở nên rắc rối, tốn thời gian tìm hiểu. Trong khi nhu cầu của đa số chúng ta chỉ là chụp ảnh nhanh nhất có thể để còn chia sẻ lên MXH.
Doanh số điện thoại Sony giảm mạnh
Theo Giáo sư Atsushi Osanai của Đại học Waseda, Sony đã khiến cho phần mềm camera trở nên quá phức tạp với người dùng phổ thông, trong khi lại thiếu thốn với ai hiểu sâu về công nghệ. Chính vì vậy mà tác giả Bloomberg đã phải chuyển sang dòng Pixel.
Theo IDC, đối tượng khách hàng chính của Xperia là nhóm người 40 tuổi trở lên, còn khách hàng trẻ tuổi thì hầu như chỉ chọn sản phẩm Apple. Công ty nghiên cứu dự đoán thị phần smartphone Sony tại Nhật sẽ tiếp tục giảm, giống như cách mà tác giả Blommberg - 1 người dùng từ thời Xperia Z1 - phải đổi sang Google Pixel.
Dù vậy, giáo sư Osanai vẫn ủng hộ quyết định bảo thủ của tập đoàn. Sony không nên từ bỏ kinh doanh smartphone vì đó là thứ mà người dùng sử dụng giải trí nhiều nhất hàng ngày. Không có lí do gì 1 gã khổng lồ giải trí như họ lại phải rút lui. Còn trên thực tế, đã lâu rồi công ty không đưa ra con số tiêu thụ của Xperia nữa.
Khi doanh số điện thoại tiếp tục suy giảm, Sony sẽ cần xem xét lại những gì gặt hái được từ việc duy trì hoạt động kinh doanh - và liệu kết quả đó có xứng đáng hay không. Suy cho cùng, họ cũng không phụ thuộc vào việc bán máy, nguồn thu từ smartphone không đóng góp đáng kể cho tập đoàn.
#xperia #sony #sonyxperia #xperia1v #doanhsốXperia #điệnthoạisony