Mới đây, Fujitsu đã đạt được tốc độ vượt mức Tbps đối với giao tiếp mạng cáp quang, mở khóa khả năng truyền tải tương đương 6 đĩa Blu-ray 25GB chỉ trong 1 giây.
Công ty Nhật Bản đã công bố công nghệ quang tử gần đây nhất của mình (dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm 2023) với tốc độ lên đến 1,2Tbps trên mỗi bước sóng, đồng thời cho phép tiếp cận tín hiệu lâu hơn 4 lần trước khi tín hiệu bắt đầu phân rã. Với sự ra đời của công nghệ 5G cùng sự phát triển của các giao thức truyền thông thậm chí nhanh hơn, chắc chắn sẽ có những nhu cầu ngày càng lớn hơn trong việc xáo trộn dữ liệu một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đó là điều mà quang tử học đặc biệt chú tâm đến.
Fujitsu tuyên bố rằng có những bước đột phá toàn diện, không chỉ là con số về phạm vi tín hiệu và băng thông trên bước sóng, mà công ty còn cố gắng cắt giảm mức tiêu thụ điện năng xuống mức 120mW trên mỗi công suất truyền (Gbps).
Đây là một phương pháp tích hợp và không giới hạn về những đột phát vật liệu. Fujitsu đã thiết kế giải pháp mạng quang học mới song song với giải pháp làm mát bằng chất lỏng đầu tiên trên thế giới cho mạng quang học. Bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số LSI (DSP) hiện đại cũng được triển khai trong giải pháp khép kín. Thậm chí, nó còn được kết hợp khả năng học máy cấp thấp nhằm mục đích tối ưu hóa mức tiêu thụ điện năng và lưu lượng.
Theo Fujitsu, điểm cuối cùng khá quan trọng: một hệ thống mạng quang hiếm khi được tối ưu hóa cho môi trường triển khai của nó và không thể dễ dàng thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi (chẳng hạn như xuống cấp thiết bị hoặc tín hiệu). Công ty cho biết, việc triển khai hệ thống học máy giúp công nghệ có thể tự động nắm bắt và phân tích trạng thái của các thành phần mạng quang như sợi quang và hệ thống truyền dẫn quang với độ chính xác cao, cho phép điều chỉnh nhanh chóng, tùy theo điều kiện hoạt động.
Tất cả những đổi mới đã tạo ra một hệ thống không bị giới hạn trong việc phá vỡ các kỷ lục về lượng dữ liệu mà nó có thể truyền tải. Giải pháp mạng của Fujitsu cũng chiếm 1/3 không gian của giải pháp mạng quang làm mát bằng không khí thông thường và có công suất hoạt động lớn hơn do hệ thống làm mát được cải tiến.
Theo Fujitsu, tất cả những cải tiến này đã giúp cắt giảm đáng kể lượng khí CO2 cho giải pháp mạng của họ với tuyên bố giảm 70% trong sản xuất, hậu cần và vận hành.
>>> Video mổ xẻ đầu tiên tiết lộ "nội thất" iPhone 14 Pro Max, bố trí gọn gàng, bí mật của Dynamic Island
Nguồn: Tom’s Hardware
Fujitsu tuyên bố rằng có những bước đột phá toàn diện, không chỉ là con số về phạm vi tín hiệu và băng thông trên bước sóng, mà công ty còn cố gắng cắt giảm mức tiêu thụ điện năng xuống mức 120mW trên mỗi công suất truyền (Gbps).
Đây là một phương pháp tích hợp và không giới hạn về những đột phát vật liệu. Fujitsu đã thiết kế giải pháp mạng quang học mới song song với giải pháp làm mát bằng chất lỏng đầu tiên trên thế giới cho mạng quang học. Bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số LSI (DSP) hiện đại cũng được triển khai trong giải pháp khép kín. Thậm chí, nó còn được kết hợp khả năng học máy cấp thấp nhằm mục đích tối ưu hóa mức tiêu thụ điện năng và lưu lượng.
Theo Fujitsu, điểm cuối cùng khá quan trọng: một hệ thống mạng quang hiếm khi được tối ưu hóa cho môi trường triển khai của nó và không thể dễ dàng thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi (chẳng hạn như xuống cấp thiết bị hoặc tín hiệu). Công ty cho biết, việc triển khai hệ thống học máy giúp công nghệ có thể tự động nắm bắt và phân tích trạng thái của các thành phần mạng quang như sợi quang và hệ thống truyền dẫn quang với độ chính xác cao, cho phép điều chỉnh nhanh chóng, tùy theo điều kiện hoạt động.
Theo Fujitsu, tất cả những cải tiến này đã giúp cắt giảm đáng kể lượng khí CO2 cho giải pháp mạng của họ với tuyên bố giảm 70% trong sản xuất, hậu cần và vận hành.
>>> Video mổ xẻ đầu tiên tiết lộ "nội thất" iPhone 14 Pro Max, bố trí gọn gàng, bí mật của Dynamic Island
Nguồn: Tom’s Hardware