Gặp những biểu hiện này, đích thị là người đạo đức giả cần tránh xa

N
Hoa Phan
Phản hồi: 0
Đạo đức giả có lẽ là một trong những điều phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống. Cho dù sớm hay muộn thì cuối cùng bạn cũng biết có kẻ nào đó mình quen biết là đạo đức giả. Bởi vì giao du với một kẻ đức giả làm tiêu hao năng lượng tinh thần ghê gớm và khiến bạn sôi sục vì tức giận. Nếu chẳng may bạn là người đang quen biết với một kẻ đạo đức giả, thì tình hình còn tồi tệ hơn gấp mười lần. Vì bạn có mối quan hệ mật thiết và sâu sắc với người này, nên bạn rất khó từ bỏ họ dù biết họ thế nào. Trong khi bọn đạo đức giả có khả năng biết loại người nào cần khai thác. Họ tìm kiếm những người đồng cảm, những người sẽ luôn cho họ lợi ích từ sự nghi ngờ và tin tưởng họ một cách mù quáng.
Gặp những biểu hiện này, đích thị là người đạo đức giả cần tránh xa
Những kẻ đạo đức giả sẵn sàng "đâm bạn từ sau lưng". Những kẻ đạo đức giả dành cả cuộc đời để lừa dối, phản bội, lừa dối và lừa dối. Nhưng bất chấp kiểu hành vi đáng ghê tởm này, họ vẫn cảm thấy có quyền chỉ ra (hoặc bịa ra) những lỗi nhỏ nhất ở người khác — và họ sẽ chỉ ra nhiều lần, để phủ nhận và bào chữa cho tất cả những hành động khủng khiếp của họ. Bởi vậy, nhận diện được kẻ đạo đức giả để tránh xa họ ngay từ đầu là rất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo mà tạp chí Psychology Today đúc rút để bạn dễ dàng xác định được người mà mình đang giao tiếp có phải là đạo đức giả hay không, từ đó có thể điều chỉnh hành vi của mình cho thích hợp.

1. Chỉ tôn trọng những người có quyền lực​

Những người đạo đức giả luôn luôn tìm cách giành giật những thứ mà họ có thể. Họ luôn sống theo cách đó, đặc biệt trong môi trường công sở. Với cấp trên, họ nịnh nọt, cười nói ngọt ngào, tuy nhiên với người địa vị thấp kém hơn như bồi bàn, phục vụ lau dọn, họ lại coi thường, khinh bỉ. Một người tử tế sẽ luôn luôn tôn trọng những người xung quanh, bất kể vị trí của đối phương trong xã hội là gì, hay người đó có làm được gì giúp ích cho họ hay không.

2. Ưa chỉ trích​

Tâm lý của những người đạo đức giả luôn là không cảm thấy an toàn. Vì vậy, thay vì khen ngợi một người mà họ đánh giá là hơn mình, họ lại cảm thấy bị đe dọa, bị coi thường, vì thế họ tìm cách trù dập, chỉ trích, nói xấu người đó. Ngược lại, những người tử tế luôn luôn tự tin vào năng lực của mình và lấy thành công của người khác làm động lực.

3. Hay buôn chuyện​

Nghiên cứu cho thấy những người thích "tám chuyện" thường không hài lòng với bản thân và có mức độ lo lắng cao. Để chống lại cảm giác này, họ "buôn chuyện" để kéo người khác xuống nhằm nâng mình lên. Trong khi đó, người tử tế chỉ có xu hướng bày tỏ ý kiến của mình thay vì thể hiện ác ý thông qua những lời bình phẩm. Điều này xuất phát từ chính sự tự trọng lành mạnh của họ.

4. Chỉ giúp người khác khi có lợi cho mình​

Người đạo đức giả chỉ nghĩ cho chính bản thân họ, trước khi nghĩ cho người khác. Nếu họ nhận thấy rằng mình có thể kiếm lời hay được lợi từ một việc gì đó, họ sẽ thực hiện nó một cách nhanh chóng. Còn nếu việc đó chẳng có lợi lộc gì, họ sẽ tìm cách né tránh. Trong khi đó, người tử tế sẽ giúp đỡ người khác chỉ đơn giản là vì họ muốn vậy, chứ không phải vì bất cứ lợi lộc gì.

5. Thích gây chú ý, gây ấn tượng​

Nếu một người đạo đức giả đạt được thành quả nào đó, họ sẽ muốn cả thế giới biết đến điều đó. Điều đó là bởi vì những kẻ đạo đức giả luôn luôn khao khát sự chú ý của những người xung quanh, xuất phát từ thực tế rằng họ đã không học cách nuôi dưỡng điều đó từ trong chính mình. Gây ấn tượng, tạo thiện cảm tốt là điều rất bình thường của mỗi người. Nhưng nếu nó trở thành một lối sống của một người, thì chắc chắn đó là một người đạo đức giả. Những người này tập trung quá nhiều vào việc người khác nghĩ gì về mình, điều này vô tình khiến họ mất đi sụ kết nối với những điều mà mình tin tưởng, cũng như những gì giá trị thật sự với họ. Trong khi đó, những người tử tế chỉ quan tâm đến việc những người họ yêu thương nghĩ gì. Họ không cần tới sự chú ý của bất cứ ai khác.

6. Chỉ thích nói suông​

Những người đạo đức giả thích phóng đại mọi thứ. Lời họ nói lúc nào cũng hùng hồn. Họ thích khoác lác, khoe khoang và tạo ra một hình ảnh long lanh về bản thân. Tất cả những điều này đến từ một người có lòng tự trọng thấp, một người cố gắng tạo ra hình ảnh sai lệch về bản thân, chỉ nhằm mục đích tạo ấn tượng. Kể cả là hứa hão để được tiếng, họ cũng không từ. Nhưng thực tế, họ không bao giờ có kế hoạch làm những gì mình hứa hẹn. Hoặc cũng có thể họ sẽ bắt tay vào làm, nhưng sớm từ bỏ khi nó chẳng lợi lộc gì cho mình. Người chân thành, tử tế luôn biết giá trị của lời hứa. Họ sẽ đặt mình vào vị trí của người khác và nỗ lực hết sức để giúp đỡ, khi được đề nghị. Họ cũng không thích khoe khoang về những thành công của mình, cũng không cần sự chấp thuận hay tán dương của người khác, bởi vì họ tin tưởng ở bản thân, thế là đủ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top