Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồngháng giữa thời lạm phát kinh hoàng

Gia đình Shillito ở Mỹ cho biết trên báo Wall Street Journal, chi tiêu trung bình mỗi tháng của họ để nuôi 11 thành viên năm nay là 364,74 USD (khoảng 8,5 triệu đồng/tháng), thấp hơn cả chi tiêu năm ngoái là 500 USD.
Làm thế nào mà họ chi tiêu tiết kiệm đến vậy?

Gia đình siêu tiết kiệm

Những biện pháp siêu tiết kiệm chi tiêu đang thu hút sự chú ý vì hơn 80% người tiêu dùng Mỹ nói rằng, họ đã lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu bằng cách mua ít sản phẩm hơn hoặc mua với giá rẻ hơn, theo một khảo sát trên 1.014 người của công ty nghiên cứu thị trường NPD Group.
Tuy vậy, những thủ thuật của gia đình siêu tiết kiệm này có thể là quá xa vời với một số người. “Mọi người thấy những gì chúng tôi làm thú vị nhưng khi họ tìm ra cách thức cụ thể thì họ lại không hứng thú”, ông Shillito chia sẻ. “Họ muốn một vài giải pháp dễ dàng”.
Lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến họ vì họ có cách mua sắm riêng, Art Shillito chia sẻ. Art Shillito và vợ Janelle không dùng các danh sách mua sắm, thay vào đó chủ yếu mua những món hàng giảm giá.
Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồng/tháng giữa thời lạm phát kinh hoàng
11 thành viên gia đình Shillito ở cổng trước nhà tại Burnt Hills, New York, Mỹ
Không chi tiêu nhiều là cách các gia đình cực kỳ tiết kiệm vẫn luôn làm, trong tình hình phải đương đầu với lạm phát cao kỷ lục hiện nay ở Mỹ. Khi lạm phát cao khiến nhiều người tốn chi phí hơn, những người vốn đã siêu tiết kiệm như gia đình Shillito lại càng đưa ra những chiến lược đi xa hơn. Một trong số đó là: kiểm tra các nhà bán sỉ có thực phẩm giảm giá mạnh vì bao bì hư hỏng, định ra những tháng không chi tiêu mà họ kiêng khem việc mua các món không thiết yếu, kiểm toán một hoặc hai hạng mục chi tiêu để xem có thể bớt chi phí ở khoản nào nữa.
Gia đình Shillito ở Burnt Hills ngoại ô New York, có chín người con từ 2 tháng đến 19 tuổi, sở hữu ngôi nhà của mình và không có khoản nợ nào. Họ tự trồng hầu hết rau củ và một số loại trái cây trong vườn. Bà Shillito dùng một cuốn nhật ký nông sản để ghi chép sản lượng thu hoạch từ các khu vườn của họ. Gia đình có năm khu vườn và năm ngoái, họ thu hoạch được 346,5 kg thực phẩm cho cả nhà. Hai vợ chồng mua hàng số lượng lớn và mua trực tiếp với các cửa hàng bán sỉ cho nhà hàng, ví dụ như mua bột mì với giá 14,96 USD cho một bao 50 pound (22,68 kg) ở một nhà bán sỉ thực phẩm (giá bán lẻ thông thường khoảng 30 USD!).
Bà Shillito cũng ghi lại những món hàng giá hời mua được, bí quyết làm vườn và các dự án tự làm trên kênh Youtube riêng Partsnips and Parsimony có hơn 20.000 người đăng ký.
"Tự làm" (DIY hay do-it-yourself) là thuật ngữ để chỉ việc tự mình xây dựng, sửa đổi, sửa chữa các đồ vật mà không nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia.
Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồng/tháng giữa thời lạm phát kinh hoàng
Tháng 1 năm nay, gia đình Shillito đã qua một tháng thử thách khi chỉ chi tiêu 125 USD cho sữa, trái cây tươi, rau củ và các thực phẩm dự trữ trong nhà bếp, tủ lạnh và tủ đông trong mùa dịch của họ. Ông Shillito ghi chép lại mọi khoản chi thực phẩm trong sổ, Họ đã kết thúc tháng 1 với chi tiêu 265,18 USD vì một số khoản giảm giá quá tốt để có thể bỏ qua như 1.000 khuôn cupcake chỉ có giá 7 USD (giá bán lẻ thông thường từ 10-20 USD)!
Tại Mỹ, theo thống kê của Bộ Lao động, giá hàng hóa tháng 5 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá thịt, gia cầm, cá và trứng tăng với mức hai con số. Đó là một thử thách cho những người mua sắm hàng ngày và những người cực kỳ tiết kiệm như gia đình Shillito.
Một gallon sữa giá 3,89 USD vào giữa tháng 6, tăng 8% so với tháng 1 (3,59 USD). Nhà Shillito không giảm lượng sữa mà tiết kiệm tiền qua một câu lạc bộ sữa ở cửa hàng sữa địa phương tặng cho họ nửa gallon miễn phí cho mỗi lần mua 5 gallon, khoảng 18,5 lít (1 gallon ở Mỹ = 3,785 lít). Họ cũng nuôi một đàn gà 38 con và chúng giúp họ tiết kiệm một khoảng lớn tiền mua trứng vì giá trứng ở Mỹ tăng 32,2% so với năm ngoái.
Ngoài ra, họ cố gắng cắt giảm các chi phí khác ngoài thực phẩm như rửa chén bằng tay, tắt đèn khi rời phòng. Họ có một chiếc xe tải 12 chỗ rất tốn xăng, nên sử dụng xe nhỏ hơn khi có thể và đi chợ một lần thay vì nhiều lần để tiết kiệm xăng.
Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồng/tháng giữa thời lạm phát kinh hoàng
Gần đây, ông Shillito còn tự mình sửa mái nhà với chi phí 1.065 USD, tiết kiệm đáng kể so với chi phí ước tính 7.356 USD nếu thuê dịch vụ làm.

Những mẹo vặt không chi tiêu khác

Chắc chắn tiết kiệm là xu hướng hiện nay”, chuyên gia giáo dục tài chính được chứng nhận Amanda L. Grossman ở El Paso, Texas cho biết. “Nhưng hãy tiết kiệm cả những thời điểm tốt và những thời điểm tệ hại. Đó là cách bạn tiến về phía trước”.
Cô Grossman 39 tuổi đã học được tính tiết kiệm khi lớn lên từ một nông trại sữa ở Pennsylvania. Ở tuổi 20, cô sáng lập blog Frugal Confessions (những lời thú tội tiết kiệm) mô phỏng theo Cosmo Confessions trên tạp chí Cosmopolitan, chia sẻ những gì cô đã làm để tiết kiệm tiền. Một lần, Grossman để đôi giày giả da cũ Payless (một thương hiệu giày giá rẻ) vào tủ đông để khử mùi và mầm bệnh - cách làm cô đọc được trên mạng. Sau đó, cô đã mang nó thêm 5 năm nữa.
Cô Laura Muresan, một nhà soạn nhạc đã về hưu và là một người ăn chay sống ở thành phố Grand Rapids, bang Michigan (Mỹ), đi xe đạp tới cửa hàng bách hóa và kéo theo một chiếc xe kéo trẻ em. Đó là một món hời to vì cô có nó với giá 0đ từ một nhóm Facebook “không mua gì” (buy nothing, các nhóm trên mạng xã hội nơi mà thành viên trao đổi, tặng, cho mượn).
Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồng/tháng giữa thời lạm phát kinh hoàng
Hàng hóa tăng giá vì lạm phát, người Mỹ tìm mọi cách tiết kiệm
Gần đây, Muresan mua một hộp đậu hũ giá 1,5 USD tại một cửa hàng cứu hộ thực phẩm (nơi bán các thực phẩm sắp hết hạn). Người thu nhập trung bình có thể không reo lên khi thấy đậu hũ nhưng với Muresan, nó là một kho báu. “Lạm phát không phải là vấn đề lớn nếu bạn không tiêu tiền”, Laura cho biết. Cô là chị của Mr. Shillito, nghĩa là tính tiết kiệm chảy trong máu cả gia đình!
Một người siêu tiết kiệm khác là cô Emma Welford ở Anh, nơi lạm phát cũng ở mức kỷ lục trong 40 năm qua. Emma đã học cách tiết kiệm những thứ cần thiết từ khi là một bà mẹ tuổi teen, tham gia các diễn đàn tiết kiệm, cóp nhặt mẹo vặt từ các gia đình tiết kiệm khác. Một trong số đó là đổ sốt cà chua rẻ tiền vào chai sốt hiệu Heinz để lừa ông xã “Heinz man” của cô, cho ngũ cốc bắp (cornflake) ở cửa hàng tạp hóa vào hộp Kellogg để lừa con gái (Heinz và Kellogg đều là những thương hiệu thực phẩm nổi tiếng).
Cuối cùng, Emma cũng thú nhận trò lừa của mình nhưng vẫn tiếp tục mua các nhãn hiệu rẻ hơn. Cô và chồng đã trả hết khoảng vay ngân hàng mua nhà sớm hơn 10 năm, về hưu trước thời hạn 15 năm. Họ đã dành dụm từng xu một từ các bảo hiểm rẻ hơn, tận dụng phiếu giảm giá cắt ra từ báo để cho vào một quỹ thấu chi mua nhà, tăng thêm thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ và thăng chức để cho vào tiền tiết kiệm về hưu. “Chúng tôi tiết kiệm và được thăng chức nhưng không gia tăng chi tiêu”, cô Emma cho biết. Ngoài ra, Emma còn phơi quần áo và túi nylon ngoài trời để tái sử dụng, cắt phần đáy các thùng sữa bằng nhựa để làm nhà kính trồng cây.

Lạm phát kỷ lục ở Mỹ

Như đã nêu trên, giá hàng hóa ở Mỹ tháng 5 năm nay tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, 80% người tiêu dùng Mỹ lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu. Người Mỹ thu nhập trung bình trở nên hứng thú với siêu tiết kiệm, khi mà lạm phát đánh mạnh hơn vào túi tiền.
Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồng/tháng giữa thời lạm phát kinh hoàng
Mua cái gì cũng phải tiết kiệm, nhìn ngang ngó dọc xem bớt được thêm xu nào không?
Nhiều người đã cắt giảm các khoản mua giá trị lớn với doanh thu vé máy bay 2,3% và doanh thu xe hơi giảm 4%. Các công dân Mỹ viện dẫn chi phí tăng vọt và tỉ lệ lạm phát "tên lửa" ở nước này là lý do để thu hẹp chi tiêu đi du lịch, ăn ngoài hàng, các dịch vụ định kỳ như cắt tóc, làm móng, dọn dẹp nhà cửa...
Nhà kinh tế học Larry Summers (nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính dưới thời tổng thống Barack Obama) cảnh báo “chúng ta sẽ thấy một cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ vào cuối năm tới”. Ông cho rằng, chính quyền tổng thống đương nhiệm Joe Biden cần hành động để “giảm lạm phát”“đem lại một ít sự nhẹ nhõm” cho người tiêu dùng Mỹ.
Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm hơn 2/3 nền kinh tế Mỹ. Chi tiêu này vẫn mạnh trong tháng 4 nhưng các nhà phân tích dự đoán xu hướng này sắp kết thúc. Lần đầu tiên trong năm, doanh thu bán lẻ đã chững lại hồi tháng 5, đáng chú ý nhất là doanh thu xe hơi giảm 4%.
Các phân tích dữ liệu chi tiêu thẻ tín dụng của Barclay tiết lộm cả người thu nhập thấp lẫn thu nhập cao tại Mỹ đều đã bắt đầu giảm bớt tiêu dùng định kỳ, đặc biệt là các dịch vụ. Chi tiêu cho du lịch và nhà hàng năm 2021 tăng thêm 30% nhưng giờ đây đã tăng thấp hơn, còn phân nửa tốc độ này, theo các nhà phân tích.
Lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ tháng 5 năm nay là 8,6% (xem biểu đồ bên dưới). Tỉ lệ lạm phát cao dẫn tới hệ quả là giá cả thực phẩm, gas và nhà ở – những lĩnh vực ảnh hưởng đến hầu hết người Mỹ - đều gia tăng.
Gia đình Mỹ siêu tiết kiệm: 11 người mà chi tiêu dưới 9 triệu đồng/tháng giữa thời lạm phát kinh hoàng
Lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ từ 1981-2022 (Số liệu của ngân hàng thế giới)
Theo báo cáo từ các ngành kinh doanh Mỹ, chi tiêu khách hàng cũng có sự sụt giảm.
Một salon làm tóc ở Virginia cho biết, khách hàng thường đến đây mỗi 4 tuần nhưng giờ đây con số này là 12 tuần. Các khách hàng khác thì chọn các dịch vụ giá thấp hơn như chăm sóc tóc hay nhuộm highlight một phần thay vì nhuộm cả mái tóc. Các salon tóc cho biết, doanh thu tổng cộng đã giảm 20% so với năm ngoái, tiền tip giảm từ 20% còn 10%.
Tất cả những điều đó cho tôi biết rằng, dù tôi không ước chừng để có thể đánh giá thời gian chính xác, xác suất chủ yếu sẽ là, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái trong nền kinh tế Mỹ vào cuối năm tới” - Nhà kinh tế học Larry Summers.

Nguồn: Vigourtimes, Dailymail


>> Lạm phát, dân văn phòng Hàn Quốc ăn trưa tằn tiện.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top