Vào ngày 4/10, một con cá mặt trăng khổng lồ được tìm thấy khi đang mắc kẹt vào lưới của thuyền câu cá ngừ, ngoài khơi bờ biển Ceuta, thành phố cảng tự trị Tây Ban Nha ở Bắc Phi. Cá mặt trăng thường có chiều dài 3.2m và bề ngang 2.9m.
Enrique Ostalé-Valriberas, điều phối viên Phòng thí nghiệm sinh học biển của Đại học Seville ở Ceuta, ước tính con cá nặng khoảng 2 tấn. “Chúng tôi đã cố gắng cân nó, nhưng thật không may khi chiếc cân chỉ có thể đáp ứng đến 1 tấn”.
Ostalé-Valriberas nói với CNN, nhóm nghiên cứu của ông đã làm việc suốt 4 năm với các ngư dân almadraba địa phương, những người sử dụng lưới gắn vào thuyền để đánh bắt cá, để tìm hiểu về cá mặt trăng. Các ngư dân chỉ đánh bắt những con cá được cho phép vì vậy khi thấy sinh vật này họ đã nhanh chóng liên lạc với nhóm Ostalé-Valriberas lúc đó đang nghiên cứu về tảo xâm lấn gần vùng biển.
Vì con cá quá nặng, các nhà nghiên cứu phải sử dụng cần cẩu để nâng nó lên. Sau đó, họ đo kích thước, lấy mẫu ADN cũng như chụp ảnh. “Chúng tôi đã thấy giống cá này trong sách vở và trong các bài báo khoa học, nhưng thấy nó bằng mắt thế này, tôi đã rất ấn tượng. Tuy nhiên tình thế cũng khá nguy hiểm lúc đó, chúng tôi đang ở trên một chiếc thuyền cùng với một con vật khổng lồ còn sống. Nhóm tôi phải nhanh chóng tiến hành đo đạc mọi thứ trước khi có ai đó bị thương”, Ostalé-Valriberas nói.
Theo Ostalé-Valriberas, mặc dù cá mặt trăng đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới với trọng lượng tương tự, nhưng họ chưa bao giờ thấy con cá nào lớn như vậy. Cá mặt trăng có làn da xám đen và những đường rãnh tròn ở hai bên sườn, đặc điểm này khiến Ostale-Valriberas nghĩ rằng nó thuộc loài “Mola alexandrini”.
“Một mặt tôi thấy rất may mắn khi tìm được nó, cùng nhau bơi lội. Mặt khác, chúng tôi cũng may mắn vì chiếc cần cẩu có thể chịu được trọng lượng của con cá, nếu có vấn đề gì khi đang ở giữa biển thì quả là gay go”, ông nói.
Giống cá này thực sự giống như một quả cầu kỳ dị khổng lồ của đại dương. Nhìn vẻ ngoài cồng kềnh của nó thì không ai tưởng tượng được khi rẽ nước và bơi lội các chuyển động cơ thể lại rất duyên dáng. Điều đó là nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa vây lưng và vây hậu môn dài. Cá mặt trăng là sinh vật biển duy nhất có thể tạo ra lực nâng theo cách này.
Dù đa số nghiên cứu đến nay đều về giống cá mặt trăng “Mola mola” thông thường nhưng “Mola alexandrini” lại đạt được nhiều kỷ lục về kích thước hơn. Một trong những điểm đặc biệt chỉ có ở “Mola alexandrini” là có đầu khá khỏe nhưng thiếu vây đuôi. Ngoài ra, ông Thys cho biết thêm con cá mặt trăng được phát hiện ở Ceuta có khả năng hơn 20 tuổi và là con cái, vì cho đến nay chưa có con đực nào lớn hơn hai mét được tìm thấy.
Trọng lượng kỷ lục thế giới của cá mặt trăng thuộc về Nhật Bản, có tổng chiều dài 272 cm, nặng 2.3 tấn. Con dài nhất được ghi nhận là 332 cm, nhưng không có số cân chính thức.
Cá mặt trăng sinh sản ở gần vùng biển Ceuta hoặc ngoài khơi New South Wales, Australia. Chúng còn được biết là những tay vượt biển cừ khôi khi có thể di chuyển hàng ngàn km từ vùng biển Đài Loan đến New Caledonia.
Lĩnh vực nghiên cứu cá mặt trăng đang rất tích cực, cách đây vài năm một loài có tên “Mola tecta” đã được phát hiện và đặt tên. Các nhà nghiên cứu không biết “Mola alexandrini” có thể sống sót bao lâu khi ở trong lưới cũng như thông tin về cấu trúc dân số hoặc tuổi thọ của chúng. Thys rất biết ơn vì ngày hôm đó con cá đã được trở về nhà an toàn để có thể tự do bơi lội, phát triển và khiến nhiều người ngạc nhiên hơn nữa.
“Con cá này như một lời nhắc nhở rằng thế giới đại dương của chúng ta vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Nhiều quần thể sinh vật biển khổng lồ sẽ còn làm chúng ta bất ngờ, trầm trồ hơn nữa. Cá mặt trăng đầu bự có thể đóng vai trò như đại sứ truyền cảm hứng để khơi gợi trí tò mò nhân loại và khiến họ nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái biển”, Thys kết luận.
Nguồn: CNN
Enrique Ostalé-Valriberas, điều phối viên Phòng thí nghiệm sinh học biển của Đại học Seville ở Ceuta, ước tính con cá nặng khoảng 2 tấn. “Chúng tôi đã cố gắng cân nó, nhưng thật không may khi chiếc cân chỉ có thể đáp ứng đến 1 tấn”.
Ostalé-Valriberas nói với CNN, nhóm nghiên cứu của ông đã làm việc suốt 4 năm với các ngư dân almadraba địa phương, những người sử dụng lưới gắn vào thuyền để đánh bắt cá, để tìm hiểu về cá mặt trăng. Các ngư dân chỉ đánh bắt những con cá được cho phép vì vậy khi thấy sinh vật này họ đã nhanh chóng liên lạc với nhóm Ostalé-Valriberas lúc đó đang nghiên cứu về tảo xâm lấn gần vùng biển.
Theo Ostalé-Valriberas, mặc dù cá mặt trăng đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới với trọng lượng tương tự, nhưng họ chưa bao giờ thấy con cá nào lớn như vậy. Cá mặt trăng có làn da xám đen và những đường rãnh tròn ở hai bên sườn, đặc điểm này khiến Ostale-Valriberas nghĩ rằng nó thuộc loài “Mola alexandrini”.
“Một mặt tôi thấy rất may mắn khi tìm được nó, cùng nhau bơi lội. Mặt khác, chúng tôi cũng may mắn vì chiếc cần cẩu có thể chịu được trọng lượng của con cá, nếu có vấn đề gì khi đang ở giữa biển thì quả là gay go”, ông nói.
Giống cá này thực sự giống như một quả cầu kỳ dị khổng lồ của đại dương. Nhìn vẻ ngoài cồng kềnh của nó thì không ai tưởng tượng được khi rẽ nước và bơi lội các chuyển động cơ thể lại rất duyên dáng. Điều đó là nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa vây lưng và vây hậu môn dài. Cá mặt trăng là sinh vật biển duy nhất có thể tạo ra lực nâng theo cách này.
Dù đa số nghiên cứu đến nay đều về giống cá mặt trăng “Mola mola” thông thường nhưng “Mola alexandrini” lại đạt được nhiều kỷ lục về kích thước hơn. Một trong những điểm đặc biệt chỉ có ở “Mola alexandrini” là có đầu khá khỏe nhưng thiếu vây đuôi. Ngoài ra, ông Thys cho biết thêm con cá mặt trăng được phát hiện ở Ceuta có khả năng hơn 20 tuổi và là con cái, vì cho đến nay chưa có con đực nào lớn hơn hai mét được tìm thấy.
Trọng lượng kỷ lục thế giới của cá mặt trăng thuộc về Nhật Bản, có tổng chiều dài 272 cm, nặng 2.3 tấn. Con dài nhất được ghi nhận là 332 cm, nhưng không có số cân chính thức.
Cá mặt trăng sinh sản ở gần vùng biển Ceuta hoặc ngoài khơi New South Wales, Australia. Chúng còn được biết là những tay vượt biển cừ khôi khi có thể di chuyển hàng ngàn km từ vùng biển Đài Loan đến New Caledonia.
“Con cá này như một lời nhắc nhở rằng thế giới đại dương của chúng ta vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Nhiều quần thể sinh vật biển khổng lồ sẽ còn làm chúng ta bất ngờ, trầm trồ hơn nữa. Cá mặt trăng đầu bự có thể đóng vai trò như đại sứ truyền cảm hứng để khơi gợi trí tò mò nhân loại và khiến họ nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái biển”, Thys kết luận.
Nguồn: CNN