vuchau1210.01
Pearl
Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết, một người đàn ông bị liệt không thể nói hoặc đánh máy đã được giúp đỡ để giải mã hơn 1000 từ vựng trong ý nghĩ, bằng cách cách sử dụng một thiết bị thần kinh, giúp chuyển sóng não thành các câu đầy đủ.
Đây không phải là thử nghiệm đầu tiên về giải mã sóng não để dịch ý nghĩ của một người. Năm ngoái, nhóm các nhà nghiên cứu của UCSF đã chỉ ra rằng một thiết bị cấy ghép não được gọi là giao diện não - máy tính có thể dịch 50 từ rất phổ biến ở một người đàn ông không thể nói được.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, họ đã có thể giải mã anh ta đang âm thầm nhại 26 chữ cái trong bảng chữ cái phiên âm. Sau đó một giao diện chính tả sử dụng mô hình ngôn ngữ để xử lý dữ liệu trong thời gian thực, tìm ra các từ hoặc lỗi có thể xảy ra.
Thiết bị đã giải mã khoảng 29 ký tự một phút, với tỷ lệ lỗi là 6%. Hiện nhóm chuyên gia đã có thể giải mã hơn 1.150 từ, đại diện cho "hơn 85% nội dung trong các câu tiếng Anh tự nhiên". Họ mô phỏng rằng lượng từ vựng này có thể được mở rộng lên tới hơn hơn 9.000 từ, "về cơ bản đây là số từ mà hầu hết mọi người sử dụng trong một năm"
Người đàn ông nói trên được đặt biệt danh là BRAVO1, 30 tuổi và là người đầu tiên tham gia thử nghiệm Phục hồi Giao diện Não bộ của Cánh tay và Giọng nói. Bị đột quỵ ở tuổi 20 đã khiến ông mắc chứng anarthria - mất khả năng nói chuyện cơ bản, mặc dù chức năng nhận thức của ông vẫn còn nguyên vẹn.
Hiện ông thường giao tiếp bằng cách sử dụng một con trỏ gắn trên mũ bóng chày để chọc vào các chữ cái trên màn hình. Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phẫu thuật cấy một điện cực mật độ cao lên bề mặt não của anh ấy, qua phần vỏ não điều khiển lời nói. Thông qua một cổng được gắn trong hộp sọ, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi sự thay đổi sóng điện khác nhau khi ông cố gắng nói các từ hoặc chữ cái.
Dịch ngôn ngữ từ sóng não
BRAVO1 "thực sự thích sử dụng thiết bị này vì anh ấy có thể giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với chúng tôi", một chuyên gia cho biết. Một trong những phần hay nhất của nghiên cứu là khi BRAVO1 được yêu cầu viết "bất cứ thứ gì anh ta muốn". Các chuyên gia cũng phát hiện được rằng BRAVO1 không thích đồ ăn nơi anh ấy sống qua những từ ngữ được dịch từ sóng não.
Những người khác không tham gia nghiên cứu đã ca ngợi "kết quả rất ấn tượng", khi một người im lặng hoàn toàn vẫn có thể đạt hiệu quả giao tiếp với người xung quanh, mang đến những điều tốt nhất cho cuộc sống.
>>>Con người của tương lai sẽ có hình dạng "kỳ lạ" bắt nguồn do vấn đề này
Nguồn sciencealert
Đây không phải là thử nghiệm đầu tiên về giải mã sóng não để dịch ý nghĩ của một người. Năm ngoái, nhóm các nhà nghiên cứu của UCSF đã chỉ ra rằng một thiết bị cấy ghép não được gọi là giao diện não - máy tính có thể dịch 50 từ rất phổ biến ở một người đàn ông không thể nói được.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, họ đã có thể giải mã anh ta đang âm thầm nhại 26 chữ cái trong bảng chữ cái phiên âm. Sau đó một giao diện chính tả sử dụng mô hình ngôn ngữ để xử lý dữ liệu trong thời gian thực, tìm ra các từ hoặc lỗi có thể xảy ra.
Thiết bị đã giải mã khoảng 29 ký tự một phút, với tỷ lệ lỗi là 6%. Hiện nhóm chuyên gia đã có thể giải mã hơn 1.150 từ, đại diện cho "hơn 85% nội dung trong các câu tiếng Anh tự nhiên". Họ mô phỏng rằng lượng từ vựng này có thể được mở rộng lên tới hơn hơn 9.000 từ, "về cơ bản đây là số từ mà hầu hết mọi người sử dụng trong một năm"
Người đàn ông nói trên được đặt biệt danh là BRAVO1, 30 tuổi và là người đầu tiên tham gia thử nghiệm Phục hồi Giao diện Não bộ của Cánh tay và Giọng nói. Bị đột quỵ ở tuổi 20 đã khiến ông mắc chứng anarthria - mất khả năng nói chuyện cơ bản, mặc dù chức năng nhận thức của ông vẫn còn nguyên vẹn.
Hiện ông thường giao tiếp bằng cách sử dụng một con trỏ gắn trên mũ bóng chày để chọc vào các chữ cái trên màn hình. Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phẫu thuật cấy một điện cực mật độ cao lên bề mặt não của anh ấy, qua phần vỏ não điều khiển lời nói. Thông qua một cổng được gắn trong hộp sọ, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi sự thay đổi sóng điện khác nhau khi ông cố gắng nói các từ hoặc chữ cái.
BRAVO1 "thực sự thích sử dụng thiết bị này vì anh ấy có thể giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với chúng tôi", một chuyên gia cho biết. Một trong những phần hay nhất của nghiên cứu là khi BRAVO1 được yêu cầu viết "bất cứ thứ gì anh ta muốn". Các chuyên gia cũng phát hiện được rằng BRAVO1 không thích đồ ăn nơi anh ấy sống qua những từ ngữ được dịch từ sóng não.
Những người khác không tham gia nghiên cứu đã ca ngợi "kết quả rất ấn tượng", khi một người im lặng hoàn toàn vẫn có thể đạt hiệu quả giao tiếp với người xung quanh, mang đến những điều tốt nhất cho cuộc sống.
>>>Con người của tương lai sẽ có hình dạng "kỳ lạ" bắt nguồn do vấn đề này
Nguồn sciencealert