Gian nan cuộc chiến loại bỏ thứ công nghệ hơn 50 năm tuổi mà Gen Z chẳng biết là cái gì

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
Bộ trưởng Kono đã gọi đĩa mềm là "phương tiện analog" và cho rằng việc sử dụng chúng là lý do tại sao việc hợp lý hóa hoạt động kinh doanh không bao giờ tiến triển. Ông đã thúc đẩy thay thế chúng bằng các phương tiện khác trong hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, xét theo một khía cạnh khác, đĩa mềm có thể được coi là một phương tiện lưu trữ tuyệt vời đã được sử dụng trong hơn 50 năm. Dù loại bỏ chúng nhưng không thể phủ nhận điều đó.

Đĩa mềm vẫn còn được sử dụng hiện nay​


Khoảng 20 chiếc Boeing 747-200 được sản xuất năm 1987 vẫn đang hoạt động, chủ yếu là máy bay chở hàng trên khắp thế giới. Phần lớn trong số này vẫn sử dụng đĩa mềm để cập nhật phần mềm (khoảng 20 chiếc bao gồm 2 chiếc Air Force One, chuyên cơ của Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng hệ thống của chúng có thể đã được thay thế).

Trong lĩnh vực công nghiệp, đĩa mềm được sử dụng trong nhiều thiết bị, bao gồm cả máy gia công (CNC). Các máy này rất đắt tiền và có tuổi thọ cao, vì vậy doanh nghiệp thường sử dụng chúng trong nhiều thập kỷ. Hệ thống điều khiển tàu của tuyến đường sắt Muni Metro ở San Francisco, Mỹ, hệ thống điều khiển hành trình của tàu khu trục lớp Brandenburg F123 của Hải quân Đức, đều đang mắ kẹt với đĩa mềm. Cả hai hệ thống này có thể sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2030.

Tại Nhật Bản, người ta cho rằng vẫn còn số lượng đáng kể trường hợp đĩa mềm được sử dụng để trao đổi thông tin trong thủ tục chuyển khoản tự động giữa chính quyền địa phương, chủ doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Điều này dường như là do cả hai phía: chính quyền địa phương, chủ doanh nghiệp và các tổ chức tài chính.

1722779602630.png

Sự ra đời: IBM phát minh ra đĩa mềm​


Đĩa mềm, ổ đĩa, thiết bị đọc và ghi đĩa mềm, được IBM phát hành lần đầu vào năm 1971.

IBM đã giao cho kỹ sư Alan Shugart phụ trách "Dự án Minnow", nhằm phát triển 1 hệ thống ghi có thể đọc phần mềm và dữ liệu cập nhật dễ dàng hơn so với thẻ đục lỗ và băng từ. Một thành viên trong nhóm dự án đề xuất 1 thiết bị đĩa từ hoàn toàn mới được gọi là "đĩa nhớ".

Đĩa nhớ là một đĩa tròn mềm dẻo 8 inch được phủ một lớp vật liệu từ tính, có dung lượng lưu trữ 80kB (kilobyte). Mặc dù ngày nay dung lượng này rất nhỏ, nhưng vào thời điểm đó, nó tương đương với 3.000 thẻ đục lỗ. Tuy nhiên, vì đĩa dễ bị bám bụi và bẩn, nhóm nghiên cứu đã quyết định đặt đĩa vào một chiếc vỏ nhựa mỏng được lót một lớp vải không dệt để loại bỏ bụi. Đây là cách đĩa mềm 8 inch (8 inch FD) đầu tiên, "IBM 23FD", ra đời.

Đĩa mềm 8 inch được nhiều hệ thống áp dụng do ưu điểm là nhập xuất dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn so với thẻ đục lỗ. Hơn nữa, vào năm 1972, "IBM 33FD" đã ra đời với dung lượng được tăng lên đáng kể 400kB (250kB sau khi định dạng) nhờ việc giới thiệu phương thức định dạng phần mềm. Sau đó, đĩa mềm tiếp tục được cải tiến cho đến "IBM 53FD" với tổng dung lượng lưu trữ 1.6MB (megabyte, 1.2MB sau khi định dạng) ra mắt vào năm 1977.

1722779638578.png


Một điều thú vị là ở Nhật Bản, nhiều người cho rằng Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu, là người đã phát minh ra đĩa mềm. Trong một bài báo trên tờ New York Times, IBM đã khẳng định rằng đĩa mềm là phát minh của họ, mặc dù họ đã ký một số hợp đồng cấp phép bằng sáng chế với ông Nakamatsu, nhưng chúng không liên quan đến đĩa mềm. IBM thời đó được cho là đã điều tra kỹ lưỡng các bằng sáng chế công nghệ có khả năng gây ra tranh chấp quyền sở hữu sau khi tung ra sản phẩm mới, có thể họ đã ký hợp đồng cấp phép bằng sáng chế với ông Nakamatsu như một phần của quá trình này.

Do đó, IBM đã được cấp bằng sáng chế cho đĩa mềm và ổ đĩa mềm (FDD) với tư cách là người phát minh ra chúng, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Nhật Bản, sau khi trải qua quá trình kiểm tra. Hợp đồng cấp phép này có thể đã trở thành cơ sở cho việc ông Nakamatsu tự xưng là người phát minh ra đĩa mềm.

Apple áp dụng và đưa đĩa mềm đến gần hơn với người dùng​


Đĩa mềm 8 inch, vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp, không phù hợp về kích thước để làm phương tiện lưu trữ cho máy tính cá nhân và máy xử lý văn bản, được gọi là máy vi tính (microcomputer) vào thời điểm đó. Vì vậy, Shugart, người đã dẫn dắt sự phát triển của đĩa mềm 8 inch, đã rời IBM và thành lập công ty riêng của mình, Shugart Associates, nơi ông đã phát triển đĩa mềm 5.25 inch với kích thước nhỏ hơn.

Đĩa mềm 5.25 inch và FDD được công bố vào năm 1976 đã lọt vào mắt xanh của Steve Jobs, đồng sáng lập Apple Computer. Jobs đã nhiều lần đến thăm Shugart và yêu cầu ông tạo ra 1 ổ đĩa giá rẻ để sử dụng đĩa mềm 5.25 inch trong máy tính cá nhân Apple II, được phát hành vào năm 1977. Cuối cùng, ông nhận được SA-390, nguyên mẫu FDD 25 thành phần gồm cả bảng mạch điều khiển, từ Shugart Associates.

Mặt khác, đồng sáng lập Apple Steve Wozniak đã được Mike Markkula, Giám đốc điều hành của Apple lúc bấy giờ, giao nhiệm vụ thiết kế hệ thống ổ đĩa. Ông đã kết hợp bộ điều khiển đĩa mà ông đã phát triển với SA-390 để tạo ra và phát hành hệ thống đĩa mềm có tên "Disk II" vào năm 1978.

1722779696496.png


Sự kết hợp giữa Apple II và FDD 5.25 inch đã thu hút sự chú ý của người dùng đang sử dụng băng cassette có tốc độ truyền dữ liệu chậm, chuyển sang làm phương tiện lưu trữ. Hơn nữa, phần mềm bảng tính "VisiCalc" (nguyên mẫu của Excel) đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân và những người khác, góp phần đáng kể vào doanh số bán hàng Apple. Bằng cách này, đĩa mềm 5.25 inch đã trở nên phổ biến như một phương tiện lưu trữ cho các thiết bị thông tin gia đình và trong lĩnh vực kinh doanh.

Đĩa mềm 3.5 inch phổ biến được sản xuất bởi Sony​


Sự phát triển của đĩa mềm tiếp tục tiến triển. Vào năm 1976, Sony bắt đầu phát triển máy tính của riêng mình dưới sự lãnh đạo của tân chủ tịch bấy giờ là Kazuo Iwama, người tin rằng "một công ty không hiểu về máy tính sẽ không thể tồn tại trong những năm 1990". Vào cuối những năm 1970, họ đã phát triển các thiết bị liên quan đến máy tính cho lĩnh vực tự động hóa văn phòng (OA) và lĩnh vực máy vi tính (MC).

Trong bối cảnh đó, ông Iwama đã thành lập Bộ phận Phát triển Hệ thống với mục tiêu phát triển "thiết bị máy tính trong lĩnh vực OA". Sau đó, bắt đầu phát triển 1 đĩa từ nhỏ gọn hơn để thay thế đĩa mềm 8 inch và 5.25 inch vốn đang rất phổ biến, như một phần cho sản phẩm xử lý văn bản tiếng Anh của họ.

Các kỹ sư Sony cho rằng kích thước khoảng 3 inch là phù hợp cho đĩa từ mới. Hơn nữa, để che phần bề mặt tấm từ tính bị lộ ra ngoài ở đĩa mềm hiện có bằng cơ chế cửa chớp, họ đã thiết kế lại bằng cách thay thế vỏ mềm bằng vỏ nhựa cứng, mỏng hơn để đựng đĩa.

Mặc dù kích thước đĩa đã được thu nhỏ, nhưng mục tiêu vẫn phải đạt được dung lượng lưu trữ trên 1MB bằng cách tăng mật độ rãnh ghi. Kết quả là, việc đảm bảo độ chính xác trong ghi và đọc trở nên khó khăn, nhưng họ đã giải quyết vấn đề này bằng cách gắn một hub kim loại giống như đồng xu ở trung tâm đĩa và cố định trục của động cơ quay vào đó để ổn định vòng quay của đĩa. Kết quả của những nỗ lực phát triển này, Sony công bố đĩa mềm 3.5 inch vào năm 1980 và tung ra hệ thống xử lý văn bản tiếng Anh "Series 35" trang bị đĩa mềm này ra thị trường Mỹ.

1722779729372.png


Đĩa mềm 3.5 inch thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp và thị trường. Sony tin rằng việc phổ biến hơn nữa đĩa mềm 3.5 inch là chìa khóa để tiếp tục bán sản phẩm xử lý văn bản ở Mỹ, vì vậy họ bắt đầu tìm cách áp dụng nó trong nhiều sản phẩm của công ty khác. Vào năm 1982, họ phát hành máy tính cá nhân "SMC-70" của riêng mình được trang bị đĩa mềm 3.5 inch này.

Tình hình thay đổi đáng kể khi Hewlett-Packard (HP) đề nghị áp dụng đĩa này. Trong cùng năm đó, Ủy ban Tiêu chuẩn Đĩa mềm Vi mô (MIC) được thành lập ở Mỹ, Sony đã hợp tác phát triển FDD 3.5 inch với HP, đồng thời thực hiện các cải tiến nhỏ như cơ chế cửa chớp tự động đóng mở đĩa.

Kết quả là, MIC đã đề xuất tiêu chuẩn đĩa mềm 3.5 inch cho Hiệp hội Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI). Năm 1984, nó cũng được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) công nhận là tiêu chuẩn quốc tế. Apple đã áp dụng đĩa mềm 3.5 inch cho Macintosh được phát hành năm đó, IBM cũng áp dụng nó cho sản phẩm máy tính cá nhân PC/AT. Nhiều nhà sản xuất máy tính đã làm theo. biến phần lớn phương tiện lưu trữ ngoại vi cho sản phẩm cá nhân trở thành đĩa mềm 3.5 inch.

Điểm nhấn cuối cùng có lẽ là vào năm 1995, khi Microsoft phát hành Windows 95, một hệ điều hành đột phá với GUI (Giao diện người dùng đồ họa - hệ điều hành sử dụng chuột và các thiết bị khác để di chuyển con trỏ) cho PC/AT và dòng máy tính PC-98 của NEC. Với sự ra đời của kỷ nguyên Internet, Windows 95 đã đưa máy tính đến mọi gia đình, đĩa mềm được sử dụng trong mọi tình huống trao đổi dữ liệu.

1722779748917.png


Ngoài ra, CD-ROM, một phương tiện chỉ đọc dung lượng lớn 650MB, cũng trở nên phổ biến cùng với máy tính cá nhân chạy Windows 95. Tuy nhiên vào thời điểm đó, máy tính cá nhân cần sử dụng đĩa mềm làm đĩa khởi động chương trình khi cài đặt hệ điều hành Windows vào ổ cứng.

Vào cuối những năm 1990, CD-ROM có thể được sử dụng làm đĩa khởi động để cài đặt hệ điều hành trên PC, đĩa mềm không còn cần thiết cho PC nữa. Ngoài ra, nhiều phương tiện dung lượng lớn đã xuất hiện trong thời gian này khiến nhu cầu đĩa mềm giảm mạnh. Các nhà sản xuất dần dần ngừng sản xuất đĩa mềm. Sony là công ty cuối cùng bán đĩa mềm 3.5 inch, cũng ngừng sản xuất vào năm 2011.

Vì sao đĩa mềm vẫn còn tồn tại sau hơn 50 năm?​


Cần lưu ý rằng đã có sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm thay thế khác nhau cho đến khi đĩa mềm 3.5 inch phổ biến rộng rãi. Vào đầu những năm 1980, các loại đĩa mềm với nhiều kích thước khác nhau, chẳng hạn 2 inch, 2.5 inch, 3 inch và 3.25 inch, đã được nhiều hãng phát triển nhằm thay thế đĩa mềm 5.25 inch. Tuy nhiên, không có loại nào trong số chúng có thể vượt qua đĩa mềm 5.25 inch.

Quick Disk do Mitsumi Electric phát triển có thể coi là một thành công nhất định vì nó đã được áp dụng cho Famicom Disk System, một thiết bị ngoại vi cho máy chơi game Famicom rất phổ biến của Nintendo. Đĩa này là 1 đĩa từ có vỏ ngoài kích thước 3x4 inch, rất giống với đĩa mềm 3.5 inch.

1722779808426.png


Ngoài ra, sau khi đĩa mềm 3.5 inch ra đời, các phương tiện lưu trữ dung lượng lớn hơn như Zip (dung lượng 100/250MB) và SuperDisk (120/240MB) của Iomega đã được thương mại hóa rộng rãi. Song tất cả đều suy sụp vào đầu năm 2000 khi CD-R/RW xuất hiện, để rồi biến mất khỏi thị trường. Ở Nhật Bản, đĩa quang từ MO (128MB ~ 2.3GB) phổ biến một thời gian nhưng cũng suy giảm vào những năm 2000.

Nhờ tăng tốc độ đường truyền Internet và gia tăng các dịch vụ xử lý dữ liệu dung lượng lớn như video, tính đến năm 2024, ổ USB flash và ổ cứng gắn ngoài/ổ đĩa thể rắn (SSD) trở thành chủ đạo trên thị trường dưới dạng phương tiện lưu trữ vật lý chính. Nhiều người sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây, khiến ngày càng có nhiều bạn trẻ không biết đến đĩa mềm. Gen Z ngày nay hoàn toàn không biết đó là gì.

Hiện tại, đĩa mềm 3.5 inch mới chỉ còn sót lại trong kho và vẫn có sẵn với giá tương đối rẻ trên các trang mua sắm trực tuyến như Amazon. Song, việc tiếp tục sử dụng 1 phương tiện lưu trữ đã ngừng sản xuất hơn 10 năm trước cho các công việc quan trọng như thủ tục hành chính gây lãng phí tài nguyên.

Bộ trưởng Kono, người vừa tuyên bố chiến thắng trong "cuộc chiến đĩa mềm", cho biết trong cuộc họp báo của Cơ quan Chuyển đổi Kỹ thuật số rằng ông cũng đang nỗ lực thay đổi nhiều thiết bị thông tin cũ kỹ khác, chẳng hạn chuyển đổi máy fax sang email.
 
  • 1722779784073.png
    1722779784073.png
    378.2 KB · Lượt xem: 55


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top