Giắt thức ăn và cách xử trí

ThanhDat
ThanhDat
Phản hồi: 0

ThanhDat

Intern Writer
Giắt thức ăn là gi?

Giắt thức ăn là tình trạng thức ăn bị mắc kẹt lại vùng kẽ răng ở bất kì vị trí nào trên cung hàm và khó lấy sạch ra ngoài, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.

Nguyên nhân gây giắt thức ăn:

Do răng thưa

Răng thưa là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng giắt răng. Giữa các răng trên cung hàm có khe hở tạo điều kiện cho vụn thức ăndễ dàng lọt vào và bị kẹt lại. Đặc biệt, ở người chỉ thưa răng khoảng nhỏ, thức ăn sẽ dễ bị giắt lại hơn sau mỗi lần ăn nhai.

Do răng mọc lệch lạc

Răng mọc lệch, mọc không đúng vị trí trên cung hàm tạo thành nhiều kẽ răng to, nhỏ với các kích thước khác nhau khiến cho thức ăn mắc kẹt, rất khó để làm sạch

Do sâu răng gây ra lỗ hổng

Sâu răng là tình trạng men răng bị bào mòn và xuất hiện các lỗ hổng ở thân răng hoặc chân răng .Những lỗ hổng là môi trường lý tưởng cho các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ

Do nhai quá mạnh

Những thực phẩm dai như thịt gà, thịt bò, khô mực,… cần lực nhai mạnh. Điều này vô tình khiến thực phẩm bị đẩy qua các kẽ răng và kẹt ở đó.

- Do thói quen xỉa răng bằng tăm tre:các kẽ răng được xỉa bằng tăm rất dễ bị tổn thương lợi và vùng gai nướu, lâu ngày vùng kẽ răng sẽ rộng dần và gây giắt thức ăn

- Do chụp răng bị hở điểm tiếp giáp với răng bên cạnh: là do vỡ sứ rìa gần hoặc xa; do phục hình lâu năm không còn khít sát, do phục hình sai

Hậu quả của giắt thức ăn:

230927-1-1-142858-280923-15.jpg

Răng thưa

230927-1-2-142858-280923-75.jpg

Răng sâu kẽ

230927-1-3-142858-280923-50.jpg

Răng chen chúc

- Chảy máu chân răng

Thức ăn bị nhét vào kẽ răng gây tổn thương gai nướu gây viêm lợi, tụt lợi quanh răng , chảy máu, tiêu xương vùng kẽ răng làm kẽ răng ngày một rộng hơn, cuối cùng dẫn tới tình trạng trên diễn viêm quanh răng lung lay răng.

Khi thức ăn giắt lại ở kẽ răng lâu ngày sẽ tạo nên một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm ký sinh gây sâu răng phát triển. Bệnh lý trên thường có những triệu chứng điển hình như thân răng xuất hiện những mảng màu đen,lỗ hổng gây đau nhức dai dẳng, hôi miệng, răng nhạy cảm…

- Gây ra tình trạng hôi miệng

Thức ăn giắt vào răng lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại sinh phát triển kết hợp với axit trong dịch vị phân hủy sẽ gây ra mùi hôi rất khó chịu

- Làm mất thẩm mỹ hàm răng

Thức ăn bị kẹt lại vùng kẽ sẽ gây mất thẩm mỹ nhất là các loại thức ăn có màu(rau xanh, thịt bò...). Mặt khác khi bị giắt răng, chúng ta có thói quendùng tăm xỉa. Mỗi lần xỉa răng làm cho kẽ hở giữa hai răng trở nên rộng hơn gây mất thẩm mỹ cho răng cửa và giắt răng cho răng hàm

Xử trí khi bị giắt thức ăn

Dùng chỉ tơ nha khoa

Trước đây, người ta thường dùng tăm xỉa răng để lấy thức ăn bị kẹt. Tuy nhiên xỉa răng bằng tăm sẽ làm răng thưa, thức ăn bị nhồi nhét nhiều hơn và tăng nguy cơ tổn thương nướu. Do đó, thay vì sử dụng tăm xỉa răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa.Đây là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng. Chỉ nha khoa được thiết kế với kết cấu mỏng, mịn và dai, giúp lấy thức ăn bị kẹt dễ dàng mà không ảnh hưởng tới nướu cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng. Nhờ vậy, chúng sẽ không gây chảy máu hay đau nhức.

Sử dụng bàn chải kẽ răng

Bàn chải kẽ răng là loại ngắn nhỏ có cấu trúc tương tự như bàn chải cọ chai, có hình chóp hoặc hình trụ, có nhiều kích thước, giúp làm sạch rất tốt những kẽ răng khá rộng.

Dùng máy tăm nước

Tăm nước là một thiết bị vệ sinh răng miệng hiện đại, nhờ tác dụng cơ học của tia nước với lực phun mạnh, đầu bơm rửa của máy có thể di chuyển sâu vào bên trong khe nhỏ giữa răng và nướu, kết hợp với áp lực tia nước giúp lấy đi các mảng bám trên răng, làm sạch răng và nướu dễ dàng mà ít gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi sử dụng.

230927-1-4-142858-280923-35.jpg

Dùng chỉ tơ nha khoa

230927-1-5-142858-280923-50.jpg

Dùng bàn chải kẽ răng





230927-1-6-142858-280923-35.jpg

Dùng máy tăm nước


Cần làm gì để hạn chế bị giắt thức ăn

- Hàn răng: là biện pháp sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để phủ kín những lỗ hổng vùng kẽ răng, áp dụng cho những trường hợp sâu răng nhẹ hoặc thưa răng không quá nghiêm trọng. Nếu số lượng răng thưa nhiều, lỗ hổng do sâu răng lớn thì bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp khác để đạt được hiệu quả tối ưu.

- Một số trường hợp cần chỉnh nha

- Chụp răng sứ

Nếu giắt răng do răng thưa nặng, lỗ sâu răng lớn, răng khấp khểnh nhẹ… có thể dùng phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ hoặc thiết lập lại điểm tiếp giáp giữa 2 răng

230927-1-7-142858-280923-35.jpg


Răng thưa gây giắt thức ăn và mất thẩm mỹ

230927-1-8-142858-280923-10.jpg


Chụp răng tái lập lại điểm tiếp giáp 2 răng cạnh nhau

Người viết: Khoa Răng - Bệnh viện TWQĐ 108
Đọc chi tiết tại đây: https://www.benhvien108.vn/giat-thuc-an-va-cach-xu-tri.htm
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top