Vào năm 2019, giới khoa học toàn cầu chấn động khi loài rùa tưởng đã tuyệt chủng gần một thế kỷ trước đột nhiên được tìm thấy. Nhân vật truyền kỳ trên là một con rùa cái, có tên gọi là Fernanda, thuộc loài rùa đảo Fernandina. Cô là cá thể rùa thứ hai được ghi nhận của loài này.
Quần đảo Galápagos là nơi sinh sống của nhiều loài rùa khổng lồ, một số loài đã tuyệt chủng sau khi được phát hiện. Cá thể nổi tiếng nhất chắc chắn là Lonesome George, con rùa Đảo Pinta cuối cùng, đã chết vào năm 2012 khi gần 100 tuổi, đánh dấu sự tuyệt chủng của loài.
Fernanda (Fern) được tìm thấy vào năm 2019 trên đảo núi lửa Fernandina. Sau khi xét nghiệm DNA, các nhà khoa học xác nhận nó có cùng mẫu gen với cá thể được lưu giữ trong viện bảo tàng tồn tại một thế kỷ trước. Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Current Biology.
Fernanda - con rùa cái độc nhất vô nhị trên Trái Đất
Stephen Gaughran, nhà động vật học tại Đại học Princeton cho biết: “Vì rùa có thể di chuyển giữa các hòn đảo, chúng tôi không chắc Fernanda có phải là rùa bản địa ở Đảo Fernandina hay nó di cư đến Fernandina từ một hòn đảo khác ở Galápagos”. Mặc dù rùa cạn không biết bơi nhưng chúng vẫn có thể nổi khi bị bão lớn cuốn đi. Ngoài ra, con người cũng có thể là nhân tố di chuyển chúng.
“Để xác thực nghi vấn, chúng tôi đã lấy máu của Fern và tiến hành giải trình tự gen. Sau đó, chúng tôi so sánh bộ gen của cô ấy với bộ gen của mẫu rùa Fernandina trong viện bảo tàng cùng bộ gen của tất cả loài rùa khổng lồ Galápagos khác”, Gaughran nói thêm.
Phân tích của nhóm cho thấy Fernanda và mẫu vật được phát hiện vào năm 1906 là cùng một loài. Đây cũng là loài rùa Đảo Fernandina duy nhất từng được phát hiện. Hai mẫu gen đều khác biệt so với 12 loài rùa cạn còn tồn tại ở Galápagos, cũng như loài rùa Đảo Pinta đã tuyệt chủng.
"Ông cố" của Fernanda tồn tại một thế kỷ trước
Phát hiện trên mang đến hy vọng rằng có thể đồng loại của Fernanda vẫn còn sống. Fern hiện đã hơn 50 tuổi song so với mặt bằng chung, cô thuộc loại nhỏ, có lẽ vì thảm thực vật kém phong phú trên đảo. Fern đã được chuyển đến Trung tâm Rùa Công viên Quốc gia Galápagos, nơi các chuyên gia có thể chăm sóc cho Fern thay vì cô phải tự lo cho mình.
Vì nhiều bằng chứng trái chiều nên trường hợp một loài bị tuyên bố “tuyệt chủng nhầm” không còn quá mới mẻ. Tất cả chúng ta không bao giờ có thể chứng minh một loài đã hoàn toàn tuyệt chủng, đó là một giả định tạm thời sau nhiều năm tìm kiếm vô vọng. Với sự xuất hiện của Fern, các nhà nghiên cứu lại cảm thấy lạc quan về khả năng tìm thấy bạn đời cho cô nàng, mở ra cơ hội phục hồi loài rùa từng bị cho là đã biến mất khỏi Trái Đất.
>>> Thả "quái vật" 330 tấn hòng khai thác năng lượng đại dương.
Nguồn: Gizmodo
Quần đảo Galápagos là nơi sinh sống của nhiều loài rùa khổng lồ, một số loài đã tuyệt chủng sau khi được phát hiện. Cá thể nổi tiếng nhất chắc chắn là Lonesome George, con rùa Đảo Pinta cuối cùng, đã chết vào năm 2012 khi gần 100 tuổi, đánh dấu sự tuyệt chủng của loài.
Fernanda (Fern) được tìm thấy vào năm 2019 trên đảo núi lửa Fernandina. Sau khi xét nghiệm DNA, các nhà khoa học xác nhận nó có cùng mẫu gen với cá thể được lưu giữ trong viện bảo tàng tồn tại một thế kỷ trước. Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Current Biology.
Stephen Gaughran, nhà động vật học tại Đại học Princeton cho biết: “Vì rùa có thể di chuyển giữa các hòn đảo, chúng tôi không chắc Fernanda có phải là rùa bản địa ở Đảo Fernandina hay nó di cư đến Fernandina từ một hòn đảo khác ở Galápagos”. Mặc dù rùa cạn không biết bơi nhưng chúng vẫn có thể nổi khi bị bão lớn cuốn đi. Ngoài ra, con người cũng có thể là nhân tố di chuyển chúng.
“Để xác thực nghi vấn, chúng tôi đã lấy máu của Fern và tiến hành giải trình tự gen. Sau đó, chúng tôi so sánh bộ gen của cô ấy với bộ gen của mẫu rùa Fernandina trong viện bảo tàng cùng bộ gen của tất cả loài rùa khổng lồ Galápagos khác”, Gaughran nói thêm.
Phân tích của nhóm cho thấy Fernanda và mẫu vật được phát hiện vào năm 1906 là cùng một loài. Đây cũng là loài rùa Đảo Fernandina duy nhất từng được phát hiện. Hai mẫu gen đều khác biệt so với 12 loài rùa cạn còn tồn tại ở Galápagos, cũng như loài rùa Đảo Pinta đã tuyệt chủng.
Phát hiện trên mang đến hy vọng rằng có thể đồng loại của Fernanda vẫn còn sống. Fern hiện đã hơn 50 tuổi song so với mặt bằng chung, cô thuộc loại nhỏ, có lẽ vì thảm thực vật kém phong phú trên đảo. Fern đã được chuyển đến Trung tâm Rùa Công viên Quốc gia Galápagos, nơi các chuyên gia có thể chăm sóc cho Fern thay vì cô phải tự lo cho mình.
Vì nhiều bằng chứng trái chiều nên trường hợp một loài bị tuyên bố “tuyệt chủng nhầm” không còn quá mới mẻ. Tất cả chúng ta không bao giờ có thể chứng minh một loài đã hoàn toàn tuyệt chủng, đó là một giả định tạm thời sau nhiều năm tìm kiếm vô vọng. Với sự xuất hiện của Fern, các nhà nghiên cứu lại cảm thấy lạc quan về khả năng tìm thấy bạn đời cho cô nàng, mở ra cơ hội phục hồi loài rùa từng bị cho là đã biến mất khỏi Trái Đất.
>>> Thả "quái vật" 330 tấn hòng khai thác năng lượng đại dương.
Nguồn: Gizmodo