Góc khuất tàn nhẫn trong thế giới loài chim: có hẳn mafia đe dọa, ép nuôi hộ con, không nghe sẽ "giáng họa" cả nhà

Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về các hoạt động ngầm, tội phạm có tổ chức và mafia ở xã hội con người. Nhưng liệu có mafia trong thế giới loài chim không?
Những bộ phim về xã hội đen và tội phạm có tổ chức thường tiết lộ sự gan lì và bạo lực của con người. Nhưng ngạc nhiên hơn, "hội chứng Bố già" cũng xuất hiện trong cả thế giới loài chim. Tuy nhiên, chim thì không buôn hàng cấm, chất cấm hay sử dụng vũ khí thanh toán băng đảng như chúng ta. Trong xã hội loài chim, "bè lũ mafia" khác xa so với bạn nghĩ đấy!

Vậy Mafia trong thế giới loài chim thực chất là gì?

Các loài động vật vốn tương tác theo nhiều cách khác nhau: kẻ thù săn mồi, đối tác cùng thu lợi, kẻ thù tranh chấp. Trong số tất cả những mối quan hệ này, một trong những tội ác lớn nhất chính là tương tác ký sinh. Một sinh vật có đời sống ký sinh, "ăn bám" vào một sinh vật khác (gọi là vật chủ), đôi khi gây hại cho nó hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Ký sinh trùng sử dụng vật chủ để làm thức ăn, nơi ở hay lợi dụng làm "vú nuôi" để chăm sóc những con non của nó. Loài ký sinh trùng đặt biệt này được gọi là ký sinh trùng bố mẹ.
Một số loài chim đã dành nhiều thời gian và công sức để làm tổ, nơi chúng đẻ trứng và bảo vệ đàn con một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, có những loài chim lại rất lười biếng, không biết chỉ tình cờ hay hữu ý mà bay qua và đẻ trứng vào những tổ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng của loài khác.
Nói cách khác, quả trứng đang "ăn bám" vào 1 gia đình không phải bố mẹ ruột thịt của nó.

Góc khuất tàn nhẫn trong thế giới loài chim: có hẳn mafia đe dọa, ép nuôi hộ con, không nghe sẽ giáng họa cả nhà
Trong mối quan hệ ký sinh trùng - vật chủ, luôn có những xung đột giữa các hai bên. Vật chủ không muốn trứng của ký sinh trùng tồn tại "ăn bám" vào mình. Nhưng ký sinh trùng thì luôn mong muốn điều ngược lại. Vì thế, cả hai "thế lực" này luôn đối chọi lẫn nhau. Khi phát hiện trứng của kẻ sống ký sinh, xu hướng đầu tiên của chim chủ là loại bỏ nó khỏi tổ của chính mình. Vậy ký sinh trùng phản ứng với điều này như thế nào?
Amotz Zahavi, một nhà sinh vật học tiến hóa người Israel, vào năm 1979 đã đề xuất rằng những ký sinh trùng như chim cu có thể thường xuyên đến thăm tổ ký sinh, nếu chúng nhận ra trứng của mình đã bị "trục xuất" thì sẽ... "ra tay" với trứng của chủ nhà. Mặt khác, nếu vật chủ đã chấp nhận trứng của kẻ ký sinh và chăm sóc tốt, chúng sẽ để yên cho những quả trứng khác. Nghe đã thấy không khác gì hành vi của xã hội đen ở thế giới con người rồi.
Khi một "mafia" như vậy để mắt đến, những vật chủ không có khả năng chống lại các cuộc tấn công của đám mafia ký sinh. Chúng chọn đánh đổi: chấp nhận một số trứng ký sinh sống cùng, còn hơn là mất cả gia đình vào tay "tổ chức côn đồ". Điều này được gọi là 'giả thuyết Mafia.'
Theo thống kê, có đến khoảng 80 loài chim, chiếm khoảng 1% tổng số, được coi là ký sinh trùng chim bố mẹ. Nhưng trong số đó, chỉ có một số loài được ghi nhận là có hành vi giống mafia.

1. Chim cúc cu - "kẻ đểu giả"

Chim cúc cu còn được gọi là "kẻ đểu giả" vì chúng thường lừa loài khác nuôi hộ con mình.
Góc khuất tàn nhẫn trong thế giới loài chim: có hẳn mafia đe dọa, ép nuôi hộ con, không nghe sẽ giáng họa cả nhà
Một con chim cu đang cố gắng ném con non của chim chủ ra khỏi tổ
Lý thuyết mafia do Zahavi đề xuất đã được Manuel Soler thử nghiệm và xác nhận vào năm 1995. Ông phát hiện ra chim cu gáy đang sử dụng tổ của chim ác là để đẻ trứng. Nếu trứng của chim cu bị lấy ra khỏi tổ, nó sẽ quay lại mổ trứng chim ác là để làm hỏng chúng.
Nhiều chim cúc cu mẹ trước khi đẻ trứng vào ổ chim khác còn mổ vỡ trứng trong tổ, hoặc hất chúng xuống đất để đảm bảo cơ hội tốt nhất cho con mình. Trong một số trường hợp, chúng còn tấn công những con chim ác là non nớt. Soler lưu ý, những con chim cu gáy thường xuyên kiểm tra tổ chúng như một phần trong hành vi được tính toán.

2. Loài Brown-headed Cowbird - lười biếng và cơ hội​

Một loài ký sinh ở chim bố mẹ sống ở vùng Bắc Mỹ được gọi là chim Brown-headed Cowbird cũng thể hiện hành vi kiểu "mafia". Chúng đẻ trứng trong tổ chim chích chòe và có hành vi trả đũa nếu bị ném trứng ra ngoài.
Thậm chí còn có một chiến lược phòng ngừa được gọi là 'Chiến lược nuôi', trong đó ký sinh trùng dọn sạch những tổ mà chúng chưa đẻ trứng. Điều này là do khi tổ của chúng bị hư hỏng, vật chủ sẽ làm tổ mới, tạo cơ hội cho chim ký sinh đẻ trứng trong tương lai.
Sau khi đã hiểu phần nào về một số hệ thống mafia trong thế giới loài chim, một số người sẽ băn khoăn liệunhững con chim mafia thu được gì từ tất cả những điều này?

Góc khuất tàn nhẫn trong thế giới loài chim: có hẳn mafia đe dọa, ép nuôi hộ con, không nghe sẽ giáng họa cả nhà
Loài Brown-headed Cowbird
Với việc ký sinh, những loài chim ký sinh này sẽ tránh được việc làm tổ mất nhiều thời gian. Ngoài ra, chúng không phải chăm sóc con non hay trứng. Điều đó tạo điều kiện cho việc kiếm mồi hay sinh thêm nhiều con hơn nữa. Suy cho cùng, chúng đẩy trách nhiệm đó sang loài khác, "ký sinh" con non vào gia đình chim khác, còn bản thân thì tập trung vào việc kiếm ăn, sinh sản.
Mọi tương tác giữa vật chủ và ký sinh đều là một phần của quá trình tiến hóa. Đó là khi một bên tạo ra một sự thích nghi còn bên kia phản hồi bằng một sự đồng điều chỉnh. Mặt khác, khi những con chim ký sinh tạo ra những quả trứng giống hệt trứng của vật chủ, vật chủ sẽ thích nghi bằng cách phát triển các cơ chế để nhận ra những quả trứng ngoại lai này.
Mối quan hệ này luôn là một cuộc chiến không bao giờ có hồi kết. Và theo thời gian, nó thúc đẩy nhiều sự thích nghi hơn dẫn đến sự đa dạng hóa của cả hai loài, hoặc nó có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một trong hai.


>>> Rùa thở bằng mông.
Nguồn scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top