minhbao171
Pearl
Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này khi “đội quân con một” đang tích cực bổ sung máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo.
Sức mạnh quân sự có thể nhìn thấy, như tên lửa và xe tăng, chỉ là một phần, nhuệ khí của binh sĩ lại là một phần khác (Ảnh: AP)
Một trong những dấu hiệu cho thấy điều đó là việc xây dựng các bãi phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới ở một vùng sa mạc trong nước. Một dấu hiệu khác là chuỗi các biện pháp nhằm tăng tỉ lệ sinh con, trong đó bao gồm việc giảm gánh nặng chi phí giáo dục trẻ em. Những động thái này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang phải giải quyết những lo ngại liên quan đến nhuệ khí của binh sĩ và khả năng chống chọi của quân đội trước một cuộc chiến kéo dài.
Trong gần một thập kỷ, Trung Quốc đã rất bận rộn với việc trang bị hệ thống radar và tên lửa để ngăn chặn máy bay và tàu quân sự nước ngoài tiếp cận khu vực. Và cuối cùng là triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến thuật có khả năng phóng tên lửa đạn đạo bên trong vùng biển đã được bảo vệ.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, hay SLBM, chính là vũ khí tối thượng. Chúng cho phép các quốc gia tránh bị rơi vào vị thế bất lợi vì tàu ngầm mang tên lửa hoạt động dưới biển sâu và giữ chân kẻ địch trong vịnh cho đến cuối cuộc chiến.
Vậy vì sao Trung Quốc lại thúc đẩy xây dựng căn cứ ICBM mới tại các vùng hoang mạc trong nước? Các chuyên gia tin rằng nguyên do nằm ở sự thật là mặc dù Trung Quốc đã quân sự hóa một số vùng biển và triển khai SLBM, nước này không còn tự tin có đủ khả năng phòng thủ khu vực nếu phát sinh xung đột.
Tháng 1/2018, một tàu ngầm của Trung Quốc đã cho thấy sự yếu kém một cách ê chề. Lúc đó, tàu ngầm của Trung Quốc đang di chuyển dưới đáy biển thuộc vùng tiếp giáp của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông, và nhanh chóng bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện.
Chiếc tàu ngầm này đã ngay lập tức nổi lên mặt nước và không ngần ngại giương cao lá cờ Trung Quốc, hành động này được xem là giương cờ trắng đầu hàng. Có thể thủy thủ đoàn lo sợ rằng họ sẽ bị tấn công nếu tiếp tục di chuyển dưới mặt nước.
Theo luật pháp quốc tế, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể xem chiếc tàu ngầm này là “tàu ngầm không xác định” xâm nhập vùng biển nước này khi đang lặn.
Nhiều quan chức của Nhật Bản và Mỹ tin rằng vụ việc này đã thể hiện nhuệ khí yếu kém của quân đội Trung Quốc.
Một tàu ngầm Trung Quốc giương cờ đầu hàng sau khi buộc phải nổi lên gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản vào tháng 1/2018 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản)
Trong 25 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã giành thời gian để tăng cường nguồn lực cho quân đội, tổ chức các cuộc diễu binh và duyệt binh hải quân. Tuy nhiên, những thứ nhìn thấy được như tên lửa và xe tăng cũng chỉ là một phần trong sức mạnh quân sự nói chung. Vẫn có những yếu tố vô hình khác góp phần vào sức mạnh này, chẳng hạn như nhuệ khí của binh sĩ.
Hải quân Trung Quốc đã và đang phát triển chương trình chế tạo tàu sân bay, nhưng cựu quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định rằng tàu sân bay của Trung quốc sẽ không thể rời cảng khi xảy ra xung đột nếu cứ lo sợ sẽ bị tấn công và chìm tàu.
Nhiều người cho rằng nhuệ khí của quân đội Trung Quốc thấp là vì chính sách một con của nước này kéo dài trong nhiều thập kỷ. Chính điều này mà quân đội Trung Quốc được ví là “đạo quân con một” hàng đầu thế giới.
“Hơn 70% binh sĩ Trung Quốc là ‘con một’, số còn lại là con thứ và bố mẹ họ đã phải nộp phạt để sinh ra họ”, Kinichi Nishimura cho biết, ông là cựu sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, người đã giành nhiều năm phân tích cán cân quân sự khu vực Đông Á tại Trụ sở Tình báo Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và các nơi khác.
Quan điểm Nho giáo vẫn còn ăn sâu vào hệ tư tưởng của người Trung Quốc, theo đó, con cái phải tôn trọng và chăm sóc cho bố mẹ và tổ tiên. Kết quả là các bậc cha mẹ đặc biệt không sẵn sàng trước nguy cơ nhìn thấy con cái chết sớm. Phụ huynh của những đứa con một càng phải mạnh mẽ hơn khi đứa con duy nhất của họ trở nên không hơn gì một chiếc “đinh” trong tục ngữ nước này.
Ở Trung Quốc, người ta có xu hướng ít tôn trọng nghề lính. Họ có câu tục ngữ rằng: “Thép tốt thì không làm đinh”, hay có thể hiểu rằng những cá nhân đáng tôn trọng thì không làm lính. Để đảm bảo đủ quân số, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện tiền lương và lương hưu cho quân nhân.
Vào ngày 1/8/2021, Trung Quốc đã ban hành luật bảo vệ địa vị, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân. Nỗ lực tuyệt vọng nhằm cải thiện sự nghiệp quân nhân này có thể là một dấu hiệu cho thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã không thể xoay chuyển tình hình tuyển dụng nhân lực, đặc biệt là trước thực trạng tỉ lệ sinh ngày càng giảm của Trung Quốc.
“Kể từ vài năm trước, quân đội Trung Quốc đã tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu, nhưng tỉ lệ hoạt động lại không thật sự cao. Dường như họ không thể đào tạo đủ binh sĩ để bảo trì và sửa chữa” phần cứng công nghệ cao, ông Nishimura cho biết.
Đây có thể phần nào là nguyên nhân vì sao quân đội Trung Quốc đã dựa dẫm vào máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo trong những năm gần đây. Số lượng tên lửa đạn đạo được Trung Quốc triển khai đã tăng lên đến vài nghìn.
Một trong những học thuyết quân sự của PLA mà ít người biết đến cho rằng “Trong trận chiến đầu tiên, phóng một lượng lớn tên lửa và ngay lập tức rời khỏi tiền tuyến”. Chiến thuật này được lấy từ Liên Xô cũ, cũng chính là lực lượng đào tạo cho PLA từ khi mới thành lập.
Trải qua nhiều năm, PLA đã nhanh chóng bổ sung thêm máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu ngầm, điều này thể hiện ý định gia tăng lượng tên lửa có thể triển khai ngay khi bắt đầu một cuộc chiến. Máy bay không người lái được cho là có cùng mục đích tương tự. Chiến thuật này sẽ tiếp tục được áp dụng, đặc biệt là khi quân đội nước này không thể đảm bảo có đủ binh sĩ.
Để bảo vệ đất nước trước tên lửa của Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác phải bắt đầu tính đến tăng cường các biện pháp giảm thiểu thiệt hại. Các biện pháp bao gồm phát triển và triển khai vũ khí thế hệ mới, như vũ khí laser năng lượng cao hay súng điện từ (sử dụng lực điện từ để phóng đạn với tốc độ siêu cao). Nhật Bản đã có nền tảng công nghệ để phát triển các loại vũ khí này, dù năng lực này chưa được nhiều người trong nước biết đến.
Theo Nikkei Asia
Một trong những dấu hiệu cho thấy điều đó là việc xây dựng các bãi phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới ở một vùng sa mạc trong nước. Một dấu hiệu khác là chuỗi các biện pháp nhằm tăng tỉ lệ sinh con, trong đó bao gồm việc giảm gánh nặng chi phí giáo dục trẻ em. Những động thái này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang phải giải quyết những lo ngại liên quan đến nhuệ khí của binh sĩ và khả năng chống chọi của quân đội trước một cuộc chiến kéo dài.
Trong gần một thập kỷ, Trung Quốc đã rất bận rộn với việc trang bị hệ thống radar và tên lửa để ngăn chặn máy bay và tàu quân sự nước ngoài tiếp cận khu vực. Và cuối cùng là triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến thuật có khả năng phóng tên lửa đạn đạo bên trong vùng biển đã được bảo vệ.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, hay SLBM, chính là vũ khí tối thượng. Chúng cho phép các quốc gia tránh bị rơi vào vị thế bất lợi vì tàu ngầm mang tên lửa hoạt động dưới biển sâu và giữ chân kẻ địch trong vịnh cho đến cuối cuộc chiến.
Vậy vì sao Trung Quốc lại thúc đẩy xây dựng căn cứ ICBM mới tại các vùng hoang mạc trong nước? Các chuyên gia tin rằng nguyên do nằm ở sự thật là mặc dù Trung Quốc đã quân sự hóa một số vùng biển và triển khai SLBM, nước này không còn tự tin có đủ khả năng phòng thủ khu vực nếu phát sinh xung đột.
Tháng 1/2018, một tàu ngầm của Trung Quốc đã cho thấy sự yếu kém một cách ê chề. Lúc đó, tàu ngầm của Trung Quốc đang di chuyển dưới đáy biển thuộc vùng tiếp giáp của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông, và nhanh chóng bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện.
Chiếc tàu ngầm này đã ngay lập tức nổi lên mặt nước và không ngần ngại giương cao lá cờ Trung Quốc, hành động này được xem là giương cờ trắng đầu hàng. Có thể thủy thủ đoàn lo sợ rằng họ sẽ bị tấn công nếu tiếp tục di chuyển dưới mặt nước.
Theo luật pháp quốc tế, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể xem chiếc tàu ngầm này là “tàu ngầm không xác định” xâm nhập vùng biển nước này khi đang lặn.
Nhiều quan chức của Nhật Bản và Mỹ tin rằng vụ việc này đã thể hiện nhuệ khí yếu kém của quân đội Trung Quốc.
Trong 25 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã giành thời gian để tăng cường nguồn lực cho quân đội, tổ chức các cuộc diễu binh và duyệt binh hải quân. Tuy nhiên, những thứ nhìn thấy được như tên lửa và xe tăng cũng chỉ là một phần trong sức mạnh quân sự nói chung. Vẫn có những yếu tố vô hình khác góp phần vào sức mạnh này, chẳng hạn như nhuệ khí của binh sĩ.
Hải quân Trung Quốc đã và đang phát triển chương trình chế tạo tàu sân bay, nhưng cựu quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định rằng tàu sân bay của Trung quốc sẽ không thể rời cảng khi xảy ra xung đột nếu cứ lo sợ sẽ bị tấn công và chìm tàu.
Nhiều người cho rằng nhuệ khí của quân đội Trung Quốc thấp là vì chính sách một con của nước này kéo dài trong nhiều thập kỷ. Chính điều này mà quân đội Trung Quốc được ví là “đạo quân con một” hàng đầu thế giới.
“Hơn 70% binh sĩ Trung Quốc là ‘con một’, số còn lại là con thứ và bố mẹ họ đã phải nộp phạt để sinh ra họ”, Kinichi Nishimura cho biết, ông là cựu sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, người đã giành nhiều năm phân tích cán cân quân sự khu vực Đông Á tại Trụ sở Tình báo Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và các nơi khác.
Quan điểm Nho giáo vẫn còn ăn sâu vào hệ tư tưởng của người Trung Quốc, theo đó, con cái phải tôn trọng và chăm sóc cho bố mẹ và tổ tiên. Kết quả là các bậc cha mẹ đặc biệt không sẵn sàng trước nguy cơ nhìn thấy con cái chết sớm. Phụ huynh của những đứa con một càng phải mạnh mẽ hơn khi đứa con duy nhất của họ trở nên không hơn gì một chiếc “đinh” trong tục ngữ nước này.
Ở Trung Quốc, người ta có xu hướng ít tôn trọng nghề lính. Họ có câu tục ngữ rằng: “Thép tốt thì không làm đinh”, hay có thể hiểu rằng những cá nhân đáng tôn trọng thì không làm lính. Để đảm bảo đủ quân số, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện tiền lương và lương hưu cho quân nhân.
Vào ngày 1/8/2021, Trung Quốc đã ban hành luật bảo vệ địa vị, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân. Nỗ lực tuyệt vọng nhằm cải thiện sự nghiệp quân nhân này có thể là một dấu hiệu cho thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã không thể xoay chuyển tình hình tuyển dụng nhân lực, đặc biệt là trước thực trạng tỉ lệ sinh ngày càng giảm của Trung Quốc.
“Kể từ vài năm trước, quân đội Trung Quốc đã tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu, nhưng tỉ lệ hoạt động lại không thật sự cao. Dường như họ không thể đào tạo đủ binh sĩ để bảo trì và sửa chữa” phần cứng công nghệ cao, ông Nishimura cho biết.
Đây có thể phần nào là nguyên nhân vì sao quân đội Trung Quốc đã dựa dẫm vào máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo trong những năm gần đây. Số lượng tên lửa đạn đạo được Trung Quốc triển khai đã tăng lên đến vài nghìn.
Một trong những học thuyết quân sự của PLA mà ít người biết đến cho rằng “Trong trận chiến đầu tiên, phóng một lượng lớn tên lửa và ngay lập tức rời khỏi tiền tuyến”. Chiến thuật này được lấy từ Liên Xô cũ, cũng chính là lực lượng đào tạo cho PLA từ khi mới thành lập.
Trải qua nhiều năm, PLA đã nhanh chóng bổ sung thêm máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu ngầm, điều này thể hiện ý định gia tăng lượng tên lửa có thể triển khai ngay khi bắt đầu một cuộc chiến. Máy bay không người lái được cho là có cùng mục đích tương tự. Chiến thuật này sẽ tiếp tục được áp dụng, đặc biệt là khi quân đội nước này không thể đảm bảo có đủ binh sĩ.
Để bảo vệ đất nước trước tên lửa của Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác phải bắt đầu tính đến tăng cường các biện pháp giảm thiểu thiệt hại. Các biện pháp bao gồm phát triển và triển khai vũ khí thế hệ mới, như vũ khí laser năng lượng cao hay súng điện từ (sử dụng lực điện từ để phóng đạn với tốc độ siêu cao). Nhật Bản đã có nền tảng công nghệ để phát triển các loại vũ khí này, dù năng lực này chưa được nhiều người trong nước biết đến.
Theo Nikkei Asia