Gửi Google: Hãy làm Safe Mode cho điện thoại Android tử tế hơn!

Đó là những gì mà người dùng điện thoại Android đang cần để đảm bảo dữ liệu trên smartphone của mình an toàn tuyệt đối, trước khi gửi đến các cửa hàng sửa điện thoại.

Nhu cầu cấp thiết của Safe Mode

Chẳng ai mong muốn điện thoại của mình bị hỏng và nặng đến nỗi phải gửi đến cửa hàng sửa chữa. Khi bạn không có một phương tiện liên lạc hay phục vụ các nhu cầu hằng ngày như trước, bạn chỉ mong mỏi nó sẽ nhanh chóng được trở về với tình trạng ban đầu mà không tốn quá nhiều chi phí. Có sẽ bạn sẽ thấy hơi khó chịu khi tài sản riêng, thậm chí là có giá trị cao của mình đang nằm trong tay người khác. Hiện nay theo luật của một số quốc gia, các công ty sửa chữa điện thoại cần phải bảo vệ dữ liệu riêng tư của khách hàng nhưng nhiều quốc gia khác thì không. Điều này đồng nghĩa, vài nhà cung cấp dịch vụ sẽ áp dụng một số quy định về an toàn dữ liệu như một phần bắt buộc của việc sửa chữa, nhưng số khác lại không.
Gửi Google: Hãy làm Safe Mode cho điện thoại Android tử tế hơn!
Đối với nhân viên sửa chữa, họ có 2 trường hợp lựa chọn: một là yêu cầu khách hàng cung cấp các phương pháp mở khóa để xác minh khi hoàn tất việc sửa chữa, hoặc thực hiện các bài kiểm tra ở mức tối thiểu và gửi lại điện thoại cho bạn. Cả 2 biện pháp này đều không lý tưởng nếu nói đến việc đảm bảo an toàn cho thiết bị và có lẽ đã đến lúc Google nên xây dựng một chế độ sửa chữa Android an toàn cho mọi khách hàng, trong đó bất kỳ ai cũng có thể can thiệp vào phần cứng mà không làm rò rỉ bất cứ dữ liệu cá nhân nào. Sau những sự cố rò rỉ Pixel gần đây đã được báo chí đề cập và mặc dù nó không liên quan đến quá trình sửa chữa nhưng nó vẫn khiến chúng ta đặt câu hỏi tại sao Android vẫn thiếu tính năng thiết yếu này. Nó không phải là "câu chuyện kinh dị" đầu tiên hay cuối cùng về việc sửa chữa điện thoại mà chúng ta nghe thấy, cũng như việc nó không thể chìm trong quên lãng với những cuộc dàn xếp trị giá hàng triệu đô.

Điện thoại lưu giữ cả... cuộc sống của chúng ta

Khi giao điện thoại cho người khác gồm cả nhân viên sửa chữa điện thoại, chúng ta sẽ lo lắng về những hình ảnh cá nhân có thể bị người khác nhìn thấy hoặc thậm chí "đánh cắp", chưa kể những smartphone cao cấp ngày nay còn chứa rất nhiều những dữ liệu quan trọng và nhạy cảm khác. Khi bạn cấp quyền truy cập thiết bị cho một người lạ đồng nghĩa với việc họ có thể làm những gì mà bạn từng làm với điện thoại. Xem lịch sử trò chuyện, tin nhắn của bạn, mở email, xem địa chỉ nhà trên Maps, biết những nơi bạn đã đến, mở các tài liệu kinh doanh, đọc nhật ký của bạn hay thậm chí là đăng nội dung lên mạng xã hội của bạn. Chưa kể để đến việc nếu chúng ta kết nối thiết bị với hệ thống an ninh của ngôi nhà, họ có thể mở khóa cửa, vô hiệu quả hệ thống báo động hoặc xem cảnh quay từ camera an ninh của chúng ta.
Gửi Google: Hãy làm Safe Mode cho điện thoại Android tử tế hơn!

Đừng cung cấp mật khẩu máy!​

Hãy thử tưởng tượng bạn đang lưu một tài khoản liên quan đến công việc cũng như các dữ liệu quan trọng, nhưng thiết bị lại đang trong tay người khác. Nếu họ biết mã PIN hay cách mở khóa, họ có thể vào các ứng dụng ngân hàng tài chính của bạn hoặc bất kỳ ứng dụng nào nếu có mật khẩu. Cho nên lời khuyên cho bạn là trước khi gửi thiết bị đến nơi sửa chữa, hãy reset điện thoại của mình đầu tiên. Còn nếu bạn không làm được thì ít nhất cũng nên từ chối cung cấp mã mở khóa nếu bạn được hỏi.

Chế độ an toàn của Android hiện tại không giải quyết được vấn đề gì

Android hiện cũng đã cung cấp một chế độ an toàn để vô hiệu hóa các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba, hỗ trợ xác minh việc một vấn đề mà bạn đang gặp phải là do lỗi hệ thống hay do một ứng dùng nào đó gây ra. Đây là tiện ích được xây dựng cho chủ sở hữu thiết bị với các lý do sau: - Chủ sở hữu được yêu cầu mở khóa điện thoại bằng vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt, nhưng bạn cũng phải có các phương pháp mở khóa dự phòng bằng mã Pin hoặc hình khóa để truy cập dữ liệu điện thoại. Điều này dường như sẽ phủ nhận việc yêu cầu nhân viên sửa chữa điện thoại chuyển sang một chế độ an toàn để sửa thiết bị. - Thứ hai, chế độ an toàn vẫn cho phép truy cập vào các ứng dụng của Google ở chế độ ngoại tuyến, có nghĩa là các dữ liệu hình ảnh (cả trên thiết bị hay đã lưu trên bộ nhớ cache), sự kiện trên lịch, email, danh bạ vẫn hiển thị.

Vậy một chế độ sửa chữa điện thoại an toàn là gì?

Gửi Google: Hãy làm Safe Mode cho điện thoại Android tử tế hơn!
Một nhân viên sửa chữa điện thoại có thể cũng đã xác định được những vấn đề phần cứng trên thiết bị kể cả khi điện thoại của bạn bị khóa. Thêm vào đó họ có thể kiểm tra màn hình và chức năng cảm biến, kiểm tra nút nguồn, nút âm lượng, khởi động camera, thực hiện quay video để kiểm tra chất lượng hình ảnh, micro và loa, đảm bảo Pin và bộ sạc còn hoạt động. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phiên bản phần mềm Android, họ có thể hoặc không thể truy cập được các tính năng khác. Câu hỏi ở đây là bạn có thể thay đổi các cài đặt nhanh nào trên màn hình khóa hay không, chẳng hạn như nếu thiết bị của bạn đang ở Chế độ máy bay và bạn không thể tắt chế độ này khi màn hình bị khóa thì sẽ không xác minh được khay Sim, mạng, Bluetooth và Wi-Fi có hoạt động hay không. Một số cảm biến sẽ không thể chẩn đoán khi điện thoại bị khóa. Khi thực hiện các bài kiểm tra mang tính giới hạn trên Pixel 5 và 6 Pro, chúng ta đã nhận thấy không có cách nào để kiểm tra xem La bàn, GPS, cảm biến Con quay hồi chuyển, cảm biến gia tốc, cảm biến tiệm cận có hoạt động khi màn hình đang bị khóa. Một chế độ sửa chữa Android phù hợp sẽ kích hoạt tất cả những tính năng này, hoàn toàn độc lập với những thiết lập mà chủ sở hữu thiết bị đã thực hiện. Bạn không cần mở khóa điện thoại mà vẫn chạy các bài kiểm tra, truy cập các loại cảm biến hoặc yếu tố phần cứng nào để xác minh chúng đang hoạt động. Những điều này sẽ được thực hiện một cách an toàn mà không ảnh hưởng đến các dữ liệu cá nhân. Nếu có một ứng dụng chẩn đoán tích hợp có thể được kích hoạt từ màn hình khóa, chẳng hạn như camera hay chức năng gọi khẩn cấp, người dùng hoàn toàn có thể tự kích hoạt nó nếu cảm thấy có gì đó bất ổn mà không cần đến đội sửa chữa. Hay chế độ chẩn đoán trong Fastboot của Android có thể thực hiện ngay cả khi điện thoại không hoạt động và tách biệt với phần còn lại của hệ điều hành. Dường như các giải pháp này sẽ giúp người dùng điện thoại Android cảm thấy an tâm hơn khi đưa điện thoại đi sửa chữa. Nguồn Androidauthority
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top