Hà Lan đầu tư 1,2 tỷ USD để tạo ra nhà vô địch bán dẫn thứ 2 sau ASML

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Với khoản đầu tư 1,2 tỷ USD vào công nghệ quang tử học thế hệ tiếp theo, Hà Lan hy vọng sẽ tạo ra nhà vô địch bán dẫn thứ hai, sau ASML Holding NV có trụ sở tại Veldhoven.
Kỹ thuật này sử dụng ánh sáng thay vì các tín hiệu điện tử để truyền thông tin và có thể được ứng dụng vào sản xuất chip, vốn đang có nhu cầu cao trên thế giới.

Hà Lan đầu tư 1,2 tỷ USD để tạo ra nhà vô địch bán dẫn thứ 2 sau ASML
Về sự thiếu hụt chip, một số nhà phân tích cho biết vấn đề này khó giải quyết sớm trừ khi nhu cầu mua giảm đột ngột. Hầu hết những người trong ngành đều dự đoán tình trạng khan hiếm sẽ kéo dài đến nửa cuối năm 2022, một số sản phẩm vẫn bị trì hoãn sản xuất cho đến năm 2023 do thiếu chip.
Tuy nhiên, quang tử học là một trong sáu công nghệ tạo dựng quan trọng, theo Ủy ban Châu Âu. Những báo cáo trước đây cho biết các mạch tích hợp quang tử làm tăng băng thông và đạt tốc độ lớn hơn.
PhotonDelta, cơ quan được chính phủ hậu thuẫn để phát triển hệ sinh thái quang tử ở Hà Lan, phụ trách kế hoạch triển khai. Cơ quan này sẽ đầu tư vào 200 doanh nghiệp mới và giúp 26 doanh nghiệp hiện tại mở rộng quy mô.
Chính phủ Hà Lan sẽ đóng góp khoảng 509 triệu USD, với số vốn còn lại được đồng đầu tư bởi một số đối tác, bao gồm Đại học Công nghệ Eindhoven và Đại học Twente.
Ewit Roos, Giám đốc điều hành của PhotonDelta, hy vọng rằng Hà Lan sẽ thống trị ngành công nghiệp chip quang tử toàn cầu, giống như sự độc quyền của ASML đối với máy in thạch bản cực tím tiên tiến.
Về định giá thị trường, ASML đã vượt qua Intel Corp. Ông nói rằng “nếu chúng ta tiếp tục những bước phát triển này, lĩnh vực quang tử ở Hà Lan sẽ đạt doanh thu 5 tỷ euro vào năm 2030”, với thị phần khoảng 30%.
Khoản đầu từ này là nỗ lực thứ hai của chính phủ Hà Lan đối với công nghệ quang tử, sau khi rót gần 20 triệu euro vào Smart Photonics, một nhà sản xuất chip quang tử có trụ sở tại Eindhoven, để cạnh tranh lại với sự đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực này.
Theo Roos, các công ty quang tử Hà Lan tiếp tục thu hút sự quan tâm của Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chính phủ Hà Lan từ chối cấp giấy xuất khẩu để ngăn cản nỗ lực mở rộng của ASML sang thị trường tỷ dân thông qua việc bán các hệ thống in thạch bản cực tím.
“Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền và nghiên cứu vào pin mặt trời, nhưng lại mất toàn bộ ngành công nghiệp vào tay Trung Quốc. Chúng tôi có cơ hội để sửa sai lần này”, Roos cho biết.
Công nghệ quang tử được kỳ vọng là công nghệ chiến lược và có khả năng thích ứng cao, với đa dạng ứng dụng từ ôtô tự lái đến cơ sở hạ tầng dữ liệu tiên tiến phục vụ cho điện toán lượng tử cũng như kết nối 5G.
Nguồn: News18
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top