Kim Jin-ahn, nhân viên tiếp thị tại một công ty mỹ phẩm ở Seoul, nhận thấy tính năng ghi âm cuộc gọi tích hợp trên chiếc smartphone Samsung Galaxy của mình khá hữu ích, vì công việc của anh ấy đòi hỏi nhiều cuộc trò chuyện trên điện thoại.
Anh cho biết: “Tôi nhận được nhiều cuộc gọi liên quan đến công việc, đặc biệt là khi làm việc tại nhà. Tôi nghe các bản ghi âm bất cứ khi nào tôi cảm thấy bối rối với những nhiệm vụ.”
Ghi âm cuộc gọi không phải là điều bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nếu người ghi âm là một bên tham gia cuộc trò chuyện. Thậm chí, nó còn được một số người khuyến khích như một thói quen tốt, giúp một người trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc hoặc kỹ lưỡng hay có trách nhiệm hơn nói chung.
Những chiếc smartphone Samsung Galaxy, vốn chiếm khoảng 70% thị trường smartphone Hàn Quốc, được tích hợp chức năng ghi âm cuộc gọi mặc định, cho phép người dùng ghi lại tất cả hoặc một số cuộc gọi một cách thuận tiện, mà không cần sự cho phép của đối phương ở đầu dây bên kia.
Tuy vậy, có nhóm các nhà lập pháp đang bày tỏ sự phản đổi đối với những bản ghi gâm cuộc gọi bí mật này. Được lãnh đạo bảo Hạ nghị sĩ Yoon Sang-hyun của Đảng Quyền lực Nhân dân, 11 nhà lập pháp gần đây đã đề xuất sửa đổi đạo luật bảo vệ bí mật thông tin liên lạc.
Họ lập luận, sự đồng ý từ một bên là không đủ. Những người muốn ghi âm cuộc gọi hoặc cuộc nói chuyện trực tiếp phải được sự đồng ý của bên liên quan, nếu cố tình làm như vậy mà không được phép, họ sẽ bị phạt 10 năm tù về tội nghe lén.
Hạ Nghị sĩ Yoon cho biết: “Các bản ghi âm giọng nói bí mật, xâm phạm quyền riêng tư của các cá nhân và quyền tự do giữ bí mật, được đảm bảo bởi Hiến pháp.”
Có một danh sách dài các trường hợp, trong đó điện thoại của một người được sử dụng làm máy ghi âm nhằm vạch trần tội ác hoặc những hành vi bất thường hay gây ra một vụ bê bối chính trị.
Cách đây không lâu, một nữ nhân viên tại một chi nhánh của Hợp tác xã Tín dụng Cộng đồng MG ở Namwon, tỉnh Bắc Jeolla, chia sẻ rằng cô đã được yêu cầu làm việc nhà, bao gồm nấu cơm cho bữa trưa, giặt khăn tắm và đồng phục khi đi làm. Để bảo vệ bản thân, cô đã ghi lại các cuộc trao đổi giữa mình và các quan chức cấp cao bằng chiếc điện thoại và chuyển những file âm thanh đó đến Gapjil 119 – một nhóm công dân vận động chống lạm dụng tại nơi làm việc.
Kwon Su-yeon, 34 tuổi, hiện là quản lý nhân sự tại một công ty thẻ tín dụng, cho biết không hiếm công nhân tận dụng những chiếc điện thoại làm máy ghi âm để bảo vệ bản thân khỏi bị lạm dụng tại nơi làm việc. “Tôi nghe nói rằng một số nữ công nhân bí mật ghi âm các cuộc trò chuyện bằng điện thoại của họ trong bữa tối sau giờ làm việc.”
Các đoạn ghi âm cuộc gọi thường xuyên xuất hiện trong những vụ bê bối chính trị của Hàn Quốc.
Trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba, file ghi âm gần 7 giờ trao đổi qua điện thoại giữa đệ nhất phu nhân đương nhiệm Kim Kun-hee và một nhà báo trên YouTube đã nổi lên thành một chủ đề nóng, sau khi nhà báo này công bố những cuộc trò chuyện này.
Các cuộc điện thoại của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hàn Quốc Lee Jae-myung với những người họ hàng bị ghẻ lạnh, cũng được công khai trong bối cảnh cuộc tranh cãi chính trị ngày càng gia tăng.
Dẫu việc ghi âm một cuộc trò chuyện khá hợp pháp với sự đồng ý của một người, thế nhưng, việc tiết lộ chúng một cách công khai mà không có sự đồng ý của các bên liên quan có thể bị trừng phạt hình sự.
Người dùng Galaxy có tên Woo Seung-won đã mô tả tính năng ghi âm cuộc gọi tích hợp là một trong những điểm mạnh cốt lõi của các chiếc điện thoại Samsung so với Apple iPhone. “Tôi chọn Samsung phần lớn do dịch vụ thanh toán di động Samsung Pay và tính năng ghi âm cuộc gọi. Tôi nghĩ rằng những chức năng này làm cho điện thoại Galaxy trở nên cạnh tranh hơn.”
Trên toàn cầu, các nhà sản xuất điện thoại Android khác, chẳng hạn như Xiaomi, cũng cung cấp những chức năng tương tự, nhưng sự hiện diện trên thị trường của họ ở Hàn Quốc là không đáng kể. Trong khi đó, Apple lại không cung cấp chức năng ghi âm cuộc gọi tích hợp do chính sách bảo mật của công ty.
Ở Hàn Quốc, đã có những lời kêu gọi dai dẳng về việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tốt hơn. Các nhà phê bình cũng chỉ ra rằng, quy tắc đồng ý một bên đang bị những kẻ có mục đích xấu lạm dụng, chẳng hạn như tống tiền.
Một người dùng Twitter viết: “Tôi nghĩ rằng một số người sử dụng đoạn ghi âm để đe dọa hoặc tống tiền người khác. Không nên bỏ qua tầm quan trọng đối với quyền riêng tư của các cá nhân. Việc lạm dụng các bản ghi âm giọng nói cần được giải quyết bằng những quy định liên quan.”
Nhưng một số chuyên gia chỉ ra quy tắc một bên hoạt động như một công cụ tự vệ cho những người dễ bị tổn thương hơn.
Giáo sư Luật Choi Kyung-jin tại Đại học Gachon cho biết: “Hầu như không có cách nào để người lao động chứng minh mình bị lạm dụng tình dục tại nơi làm việc, mà không có các bản ghi âm giọng nói. Chúng cũng hữu ích để đối phó với các tội phạm như lừa đảo bằng giọng nói, gian lận và tống tiền. Chính phủ nên cho phép ghi âm giọng nói như một biện pháp hợp pháp để tự vệ trong các vấn đề dân sự và hình sự. Cần có thêm các cuộc thảo luận để đạt được sự đồng thuận xã hội về vấn đề này.”
>>> Đừng nghe các hãng quảng cáo cảm biến 200MP trên điện thoại, chúng ta không cần số điểm ảnh lớn đến như thế đâu!
Nguồn: The Korea Herald
Ghi âm cuộc gọi không phải là điều bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nếu người ghi âm là một bên tham gia cuộc trò chuyện. Thậm chí, nó còn được một số người khuyến khích như một thói quen tốt, giúp một người trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc hoặc kỹ lưỡng hay có trách nhiệm hơn nói chung.
Những chiếc smartphone Samsung Galaxy, vốn chiếm khoảng 70% thị trường smartphone Hàn Quốc, được tích hợp chức năng ghi âm cuộc gọi mặc định, cho phép người dùng ghi lại tất cả hoặc một số cuộc gọi một cách thuận tiện, mà không cần sự cho phép của đối phương ở đầu dây bên kia.
Tuy vậy, có nhóm các nhà lập pháp đang bày tỏ sự phản đổi đối với những bản ghi gâm cuộc gọi bí mật này. Được lãnh đạo bảo Hạ nghị sĩ Yoon Sang-hyun của Đảng Quyền lực Nhân dân, 11 nhà lập pháp gần đây đã đề xuất sửa đổi đạo luật bảo vệ bí mật thông tin liên lạc.
Họ lập luận, sự đồng ý từ một bên là không đủ. Những người muốn ghi âm cuộc gọi hoặc cuộc nói chuyện trực tiếp phải được sự đồng ý của bên liên quan, nếu cố tình làm như vậy mà không được phép, họ sẽ bị phạt 10 năm tù về tội nghe lén.
Hạ Nghị sĩ Yoon cho biết: “Các bản ghi âm giọng nói bí mật, xâm phạm quyền riêng tư của các cá nhân và quyền tự do giữ bí mật, được đảm bảo bởi Hiến pháp.”
Ghi âm
Quy tắc đồng ý một bên, cùng với tính năng ghi âm tiện lợi của điện thoại Android, đã khiến nhiều người Hàn Quốc chuyển sang ghi âm các cuộc trò chuyện riêng tư để bảo vệ mình khỏi mọi loại rắc rối, từ thông tin sai lệch cho đến tội phạm. Các bản ghi âm đối thoại, có thể được chấp nhận làm bằng chứng trước tòa, miễn là người gửi bản ghi âm đó có tham gia cuộc trò chuyện.Có một danh sách dài các trường hợp, trong đó điện thoại của một người được sử dụng làm máy ghi âm nhằm vạch trần tội ác hoặc những hành vi bất thường hay gây ra một vụ bê bối chính trị.
Kwon Su-yeon, 34 tuổi, hiện là quản lý nhân sự tại một công ty thẻ tín dụng, cho biết không hiếm công nhân tận dụng những chiếc điện thoại làm máy ghi âm để bảo vệ bản thân khỏi bị lạm dụng tại nơi làm việc. “Tôi nghe nói rằng một số nữ công nhân bí mật ghi âm các cuộc trò chuyện bằng điện thoại của họ trong bữa tối sau giờ làm việc.”
Các đoạn ghi âm cuộc gọi thường xuyên xuất hiện trong những vụ bê bối chính trị của Hàn Quốc.
Trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba, file ghi âm gần 7 giờ trao đổi qua điện thoại giữa đệ nhất phu nhân đương nhiệm Kim Kun-hee và một nhà báo trên YouTube đã nổi lên thành một chủ đề nóng, sau khi nhà báo này công bố những cuộc trò chuyện này.
Các cuộc điện thoại của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hàn Quốc Lee Jae-myung với những người họ hàng bị ghẻ lạnh, cũng được công khai trong bối cảnh cuộc tranh cãi chính trị ngày càng gia tăng.
Dẫu việc ghi âm một cuộc trò chuyện khá hợp pháp với sự đồng ý của một người, thế nhưng, việc tiết lộ chúng một cách công khai mà không có sự đồng ý của các bên liên quan có thể bị trừng phạt hình sự.
Tác động lớn đến những chiếc điện thoại Galaxy?
Một số người dùng cho biết, nếu được ban hành, lệnh cấm đề xuất sẽ giáng một đòn mạnh vào những chiếc smartphone Galaxy của Samsung Electronics.Người dùng Galaxy có tên Woo Seung-won đã mô tả tính năng ghi âm cuộc gọi tích hợp là một trong những điểm mạnh cốt lõi của các chiếc điện thoại Samsung so với Apple iPhone. “Tôi chọn Samsung phần lớn do dịch vụ thanh toán di động Samsung Pay và tính năng ghi âm cuộc gọi. Tôi nghĩ rằng những chức năng này làm cho điện thoại Galaxy trở nên cạnh tranh hơn.”
Trên toàn cầu, các nhà sản xuất điện thoại Android khác, chẳng hạn như Xiaomi, cũng cung cấp những chức năng tương tự, nhưng sự hiện diện trên thị trường của họ ở Hàn Quốc là không đáng kể. Trong khi đó, Apple lại không cung cấp chức năng ghi âm cuộc gọi tích hợp do chính sách bảo mật của công ty.
Tranh cãi pháp lý
Các quốc gia như Pháp và Đức không cho phép ghi âm các cuộc trò chuyện nếu chỉ một bên đồng ý. Tại Hoa Kỳ, 13 tiểu bang bao gồm Florida và California cũng có luật chống lại vấn nạn này.Ở Hàn Quốc, đã có những lời kêu gọi dai dẳng về việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tốt hơn. Các nhà phê bình cũng chỉ ra rằng, quy tắc đồng ý một bên đang bị những kẻ có mục đích xấu lạm dụng, chẳng hạn như tống tiền.
Một người dùng Twitter viết: “Tôi nghĩ rằng một số người sử dụng đoạn ghi âm để đe dọa hoặc tống tiền người khác. Không nên bỏ qua tầm quan trọng đối với quyền riêng tư của các cá nhân. Việc lạm dụng các bản ghi âm giọng nói cần được giải quyết bằng những quy định liên quan.”
Nhưng một số chuyên gia chỉ ra quy tắc một bên hoạt động như một công cụ tự vệ cho những người dễ bị tổn thương hơn.
Giáo sư Luật Choi Kyung-jin tại Đại học Gachon cho biết: “Hầu như không có cách nào để người lao động chứng minh mình bị lạm dụng tình dục tại nơi làm việc, mà không có các bản ghi âm giọng nói. Chúng cũng hữu ích để đối phó với các tội phạm như lừa đảo bằng giọng nói, gian lận và tống tiền. Chính phủ nên cho phép ghi âm giọng nói như một biện pháp hợp pháp để tự vệ trong các vấn đề dân sự và hình sự. Cần có thêm các cuộc thảo luận để đạt được sự đồng thuận xã hội về vấn đề này.”
>>> Đừng nghe các hãng quảng cáo cảm biến 200MP trên điện thoại, chúng ta không cần số điểm ảnh lớn đến như thế đâu!
Nguồn: The Korea Herald