Quốc hội Hàn Quốc vào thứ sáu đã có buổi tranh luận sôi nổi về dự luật yêu cầu các nhà cung cấp nội dung quốc tế như Netflix và Google của Alphabet trả phí mạng cho nước này.
Các cân nhắc trên, đi theo đề xuất của một số quốc gia châu Âu muốn Ủy ban châu Âu phải ban hành luật đảm bảo Big Tech tài trợ một phần cho cơ sở hạ tầng viễn thông, vì dịch vụ phát trực tuyến video và mức sử dụng dữ liệu liên tục tăng.
Nhiều phiên bản khác nhau của dự luật được đưa ra bàn luận ở Hàn Luận với mục đích tìm ra mức giá mà những người làm luật coi là hợp lý.
"Google và Netflix chiếm hơn một phần ba lưu lượng truy cập trong nước … Các công ty nước ngoài nên xem xét vấn đề chủ động hơn”, nhà lập pháp Hong Suk-joon cho biết trong phiên điều trần.
Tuy nhiên, cũng trong phiên điều trần, một số người không tán thành với dự luật vì cho rằng việc áp đặt phí có thể khiến Big Tech tự tăng phí lên người dùng, và giảm sức cạnh tranh của các nhà sáng tạo nội dung từ xứ sở kim chi.
Jung Chung-rae, người đứng đầu ủy ban quốc hội giám sát vấn đề này cho biết: “Dự luật nếu được thông qua có thể dẫn đến sự sụp đổ của những nhà cung cấp nội dung lớn trong nước chỉ vì chính phủ đang cố bảo vệ một nhóm nhỏ nhà cung cấp Internet nội địa”.
Theo nhóm hoạt động Opennet, YouTube của Google đã vận động chống lại dự luật với hơn 259.824 người đã ký vào bản kiến nghị phản đối đạo luật này.
“Trước khi làm gì, rất cần thiết để xem xét lại kỹ lưỡng cách chúng tôi điều hành doanh nghiệp của mình”, Giám đốc Google Hàn Quốc, Kyoung Hoon Kim, nói với các nhà lập pháp, đề cập đến điều gì sẽ xảy ra nếu luật như vậy được ban hành.
Liz Chung, giám đốc đơn vị Netflix Hàn Quốc, cho biết công ty đang phải tìm cách để xử lý lượng truy cập tăng vọt. “Chúng tôi đang phát triển một số biện pháp kỹ thuật để sử dụng hiệu quả mạng lưới cũng như phản ứng thích hợp với lưu lượng tăng vọt”, Chung cho biết.
Ở châu Âu, kế hoạch của các cơ quan quản lý nhằm khiến Google, Meta và Netflix phải chịu một số chi phí mạng viễn thông đã được nhiều nhà khai thác mạng viễn thông lớn chào mừng. Tuy nhiên, những nhà khai thác nhỏ lại cho rằng dự luật có thể làm méo mó thị trường telecom đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh.
Theo chuyên gia, việc xây dựng và duy trì cáp và hạ tầng vận chuyển dữ liệu dưới biển vốn đã rất tốn kém, trong khi đó sự bùng nổ của nội dung video quốc tế đã làm tăng thêm chi phí đưa dữ liệu ra nước ngoài.
YouTube có 41,8 triệu người dùng Hàn Quốc trong tổng số 51,6 triệu dân số. Nhóm người khổng lồ này dành tổng cộng 1.38 tỷ giờ trên Youtube trong tháng 9, theo nhà cung cấp dữ liệu Mobile Index.
Lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu đạt 67 exabyte mỗi tháng vào cuối năm 2021, dự kiến đạt 282 exabyte vào năm 2027, hãng phân tích Ericsson của Thụy Điển cho biết trong báo cáo tháng 6. Lưu lượng truy cập video chiếm khoảng 69% tổng lưu lượng truy cập hàng năm và dự kiến sẽ tăng lên 79% vào năm 2027.
Nhà cung cấp mạng SK Broadband của Hàn Quốc đã phải ra tòa với hy vọng bắt Big Tech phải trả phí.
Kim Hyun-kyung, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul cho biết: "Dù có bắt Big Tech trả phí thì cuối cùng cũng sẽ đến lượt người dùng phải trả”.
>>>Phần mềm mới của Adobe hỗ trợ sản xuất nội dung 3D trong metaverse
Nguồn: Reuters
Nhiều phiên bản khác nhau của dự luật được đưa ra bàn luận ở Hàn Luận với mục đích tìm ra mức giá mà những người làm luật coi là hợp lý.
"Google và Netflix chiếm hơn một phần ba lưu lượng truy cập trong nước … Các công ty nước ngoài nên xem xét vấn đề chủ động hơn”, nhà lập pháp Hong Suk-joon cho biết trong phiên điều trần.
Tuy nhiên, cũng trong phiên điều trần, một số người không tán thành với dự luật vì cho rằng việc áp đặt phí có thể khiến Big Tech tự tăng phí lên người dùng, và giảm sức cạnh tranh của các nhà sáng tạo nội dung từ xứ sở kim chi.
Jung Chung-rae, người đứng đầu ủy ban quốc hội giám sát vấn đề này cho biết: “Dự luật nếu được thông qua có thể dẫn đến sự sụp đổ của những nhà cung cấp nội dung lớn trong nước chỉ vì chính phủ đang cố bảo vệ một nhóm nhỏ nhà cung cấp Internet nội địa”.
Theo nhóm hoạt động Opennet, YouTube của Google đã vận động chống lại dự luật với hơn 259.824 người đã ký vào bản kiến nghị phản đối đạo luật này.
“Trước khi làm gì, rất cần thiết để xem xét lại kỹ lưỡng cách chúng tôi điều hành doanh nghiệp của mình”, Giám đốc Google Hàn Quốc, Kyoung Hoon Kim, nói với các nhà lập pháp, đề cập đến điều gì sẽ xảy ra nếu luật như vậy được ban hành.
Liz Chung, giám đốc đơn vị Netflix Hàn Quốc, cho biết công ty đang phải tìm cách để xử lý lượng truy cập tăng vọt. “Chúng tôi đang phát triển một số biện pháp kỹ thuật để sử dụng hiệu quả mạng lưới cũng như phản ứng thích hợp với lưu lượng tăng vọt”, Chung cho biết.
Ở châu Âu, kế hoạch của các cơ quan quản lý nhằm khiến Google, Meta và Netflix phải chịu một số chi phí mạng viễn thông đã được nhiều nhà khai thác mạng viễn thông lớn chào mừng. Tuy nhiên, những nhà khai thác nhỏ lại cho rằng dự luật có thể làm méo mó thị trường telecom đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh.
Theo chuyên gia, việc xây dựng và duy trì cáp và hạ tầng vận chuyển dữ liệu dưới biển vốn đã rất tốn kém, trong khi đó sự bùng nổ của nội dung video quốc tế đã làm tăng thêm chi phí đưa dữ liệu ra nước ngoài.
YouTube có 41,8 triệu người dùng Hàn Quốc trong tổng số 51,6 triệu dân số. Nhóm người khổng lồ này dành tổng cộng 1.38 tỷ giờ trên Youtube trong tháng 9, theo nhà cung cấp dữ liệu Mobile Index.
Lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu đạt 67 exabyte mỗi tháng vào cuối năm 2021, dự kiến đạt 282 exabyte vào năm 2027, hãng phân tích Ericsson của Thụy Điển cho biết trong báo cáo tháng 6. Lưu lượng truy cập video chiếm khoảng 69% tổng lưu lượng truy cập hàng năm và dự kiến sẽ tăng lên 79% vào năm 2027.
Nhà cung cấp mạng SK Broadband của Hàn Quốc đã phải ra tòa với hy vọng bắt Big Tech phải trả phí.
Kim Hyun-kyung, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul cho biết: "Dù có bắt Big Tech trả phí thì cuối cùng cũng sẽ đến lượt người dùng phải trả”.
>>>Phần mềm mới của Adobe hỗ trợ sản xuất nội dung 3D trong metaverse
Nguồn: Reuters