Hàng ngàn người Hàn Quốc qua đời mỗi năm trong sự cô đơn, sống không ai biết, mất chẳng ai hay

Xã hội Hàn Quốc hiện đang nổi lên một vấn đề đáng sợ: có hàng nghìn người, trong đó nhiều người ở độ tuổi trung niên đang bị cô lập và chết trong cô đơn hàng năm. Thậm chí, họ còn không được phát hiện trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Hàng nghìn người qua đời mỗi năm, đàn ông trung niên chiếm đa số

Người Hàn Quốc gọi đây là "godoksa" hay "chết trong cô đơn", một hiện tượng phổ biến mà chính phủ nước này đã cố gắng hạn chế trong nhiều năm trong tình hình dân số già đi nhanh chóng. Theo luật pháp Hàn Quốc, “cái chết cô đơn” là khi một người sống một mình, xa cách gia đình hoặc người thân, chết do ***** hoặc bệnh tật và thi thể của họ chỉ được tìm thấy sau khi đã chết một thời gian. Vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng và thu hút sự chú ý của toàn xã hội trong thập kỷ qua bởi vì số người chết trong cô đơn ngày càng tăng lên. Các yếu tố đằng sau xu hướng này bao gồm cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của đất nước, khoảng cách về phúc lợi xã hội, nghèo đói và sự cô lập xã hội - tất cả đều trở nên rõ ràng hơn kể từ đại dịch Covid-19.
Hàng ngàn người Hàn Quốc qua đời mỗi năm trong sự cô đơn, sống không ai biết, mất chẳng ai hay
Nhân viên tại một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tổ chức tang lễ cho những người đã "chết trong cô đơn" Theo báo cáo của Bộ Y tế Hàn Quốc, năm ngoái, nước này ghi nhận 3.378 ca tử vong như vậy, tăng từ 2.412 ca vào năm 2017. Mặc dù những cái chết cô đơn ảnh hưởng đến mọi người thuộc nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau, nhưng báo cáo cho thấy đàn ông trung niên và cao tuổi có nguy cơ đặc biệt cao. Số nam giới chết trong cô đơn gấp 5,3 lần so với nữ giới vào năm 2021, tăng gấp 4 lần so với trước đó. Những người ở độ tuổi 50 và 60 chiếm tới 60% số ca tử vong trong cô đơn năm ngoái, với một số lượng lớn ở độ tuổi 40 và 70. Những người ở độ tuổi 20 và 30 chiếm 6% đến 8%. Báo cáo không nêu rõ cụ thể nguyên nhân, nhưng các nhà chức trách đã cố gắng tìm hiểu điều gì gây nên những cái chết này và tìm cách hỗ trợ tốt hơn cho những người dễ bị tổn thương.

Nhiều người sống trong cảnh già neo đơn, dưới mức nghèo khổ

Hàn Quốc là một trong số các quốc gia châu Á đang phải đối mặt với sự suy giảm nhân khẩu học, với việc người dân sinh ít con hơn và sinh con muộn hơn. Tỷ lệ sinh giảm sút và nhiều người cho rằng đó là hệ quả của văn hóa làm việc đòi hỏi khắt khe, chi phí sinh hoạt tăng và tiền lương trì trệ.
Hàng ngàn người Hàn Quốc qua đời mỗi năm trong sự cô đơn, sống không ai biết, mất chẳng ai hay
Một mục sư tình nguyện cầu nguyện trước một ngôi đền tạm cho hai người đã chết Hàng triệu cư dân Hàn Quốc cao tuổi đang phải vật lộn một mình để sinh tồn. Tính đến năm 2016, hơn 43% người Hàn Quốc trên 65 tuổi sống dưới mức nghèo khổ. Son`g In-joo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm phúc lợi Seoul, cho rằng cuộc sống của những người trung niên và cao tuổi Hàn Quốc “xấu đi nhanh chóng” nếu họ bị loại khỏi thị trường lao động và thị trường nhà ở và đây là “nguyên nhân chính dẫn đến tử vong”. Một trường người lao động 64 tuổi chết vì bệnh gan liên quan đến rượu, một năm sau khi mất việc vì khuyết tật. Anh ta không được học hành, gia đình hay thậm chí là một chiếc điện thoại di động. Hay một cụ bà 88 tuổi gặp khó khăn về tài chính sau cái chết của con trai, sau đó bà cũng qua đời khi trung tâm phúc lợi chăm sóc cho mình đóng cửa khi đại dịch bùng phát.
Hàng ngàn người Hàn Quốc qua đời mỗi năm trong sự cô đơn, sống không ai biết, mất chẳng ai hay
Những người chết trong cô đơn thường gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe trước đó, khó khăn về kinh tế, sự mất kết nối và bị từ chối từ xã hội. Trong một nghiên cứu trong năm 2021, nhiều người chết đã từng sống trong những không gian chật chội, tồi tàn. Thậm chí có một gia đình nhiều người bị mắc kẹt và chết đuối khi mưa lũ lớn xảy ra ở Seoul. Tại các thành phố lớn như Seoul, thị trường nhà ở nổi tiếng đắt đỏ nên những người có thu nhập thấp có rất ít lựa chọn. Ngoài điều kiện sống tồi tệ, họ còn bị cô lập, bị kỳ thị trong các khu ổ chuột. >>>Người thiểu năng trí tuệ bị yêu cầu triệt sản, dịch vụ phúc lợi bị phản đối dữ dội Nguồn CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top