Dũng Đỗ
Writer
Giấc mơ vào Tesla không phải chuyện dễ dàng, và với Dhruv Loya, chàng kỹ sư phần mềm đến từ Ấn Độ, đó là hành trình kéo dài hơn nửa năm cùng 300 đơn xin việc, 500 email, và hàng chục lần... đắn đo giữa việc tiếp tục hay bỏ cuộc. Để có được công việc tại Tesla - mơ ước mà anh khát khao đến mức không còn nhà để ở, không bảo hiểm để bảo vệ, và suýt bị... đuổi về nước.
“Rải đơn như phát tờ rơi” và cuộc chiến 6 tháng tìm việc
“300 đơn xin việc, 500 email, 10 cuộc phỏng vấn và chỉ một lời đề nghị làm việc! Dù có trong tay ba kỳ thực tập, GPA ‘đẹp như tranh’ và hoạt động ngoại khóa không thiếu một thứ, tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp suốt 5 tháng,” Dhruv Loya chia sẻ.
Quãng thời gian ấy, Dhruv đã nếm đủ mùi "ở nhờ, ngủ nhờ, và chắt bóp từng đồng lẻ". Visa của anh có nguy cơ hết hạn, hợp đồng thuê nhà bị cắt, bảo hiểm sức khỏe cũng không còn, khiến giấc mơ Tesla của Dhruv như mỏng manh dần theo thời gian. Thế nhưng, nhờ vào bản lĩnh và sự kiên trì hiếm ai bì kịp, cuối cùng anh cũng đã nhận được cái gật đầu từ Tesla - và giờ thì anh có thể tự hào đứng trước cửa trụ sở công ty này với một nụ cười đắc thắng!
Giờ đây khi nhìn lại, Dhruv nhận ra rằng thị trường việc làm ở Mỹ đúng là không phải chuyện đùa, nhất là đối với những du học sinh nước ngoài. “Lời khuyên của tôi cho những người đang cùng cảnh ngộ là hãy coi việc xin việc như một công việc thực sự: lên kế hoạch, kiên trì, và luôn biết dành thời gian nghỉ ngơi cuối tuần. Tôi hiểu đây là hành trình khắc nghiệt về tinh thần, nhưng hãy giữ thái độ tích cực và tin rằng rồi mọi thứ sẽ ổn”, anh viết trên LinkedIn. Bài đăng này nhanh chóng thu hút sự chú ý với hơn 160.000 lượt thích, gần 5.000 bình luận và vô số lượt chia sẻ.
Sa thải và thị trường lao động - “một cơn ác mộng”
Trong khi Dhruv đã thành công, nhiều kỹ sư nước ngoài khác tại Mỹ lại đang đứng trước viễn cảnh không mấy tươi sáng. Sau làn sóng sa thải trong ngành công nghệ từ năm 2023, hàng nghìn kỹ sư nước ngoài phải “vật lộn” với hàng trăm đơn xin việc, chỉ để có thể gia hạn visa H-1B, loại visa dành cho những lao động có tay nghề cao. Visa này không cho phép nghỉ lâu: nếu không tìm được việc mới hoặc tiếp tục đi học, họ có thể bị trục xuất khỏi Mỹ.
Trên LinkedIn và các diễn đàn nghề nghiệp, từ khóa “sa thải H-1B” xuất hiện tràn lan, trở thành nỗi lo chung của cả một cộng đồng người lao động. Sushant Arora, cũng là một kỹ sư người Ấn Độ, đã phải gửi tới 500-600 đơn xin việc sau khi bị sa thải. Nhưng sau cả đống email gửi đi, chỉ có ba nơi gọi phỏng vấn! Arora nói thẳng là anh đã sẵn sàng chấp nhận bất cứ cơ hội nào, miễn là có thể ở lại Mỹ.
Trong khi hàng nghìn kỹ sư nước ngoài đang căng mình tìm việc, giới đầu tư lại nhìn làn sóng sa thải như một tín hiệu “ngon lành”. Giáo sư Jeff Shulman tại Đại học Washington cho biết, sa thải nhân sự giúp các công ty vận hành “tinh gọn” hơn, từ đó làm hài lòng các nhà đầu tư và khiến giá cổ phiếu tăng cao. Thậm chí, làn sóng sa thải còn trở thành “trend” giữa các doanh nghiệp lớn: cứ thấy công ty khác “dọn dẹp” thì mình cũng bắt chước cho bằng bạn bằng bè!
Hành trình vào Tesla của Dhruv là minh chứng cho thấy chỉ có sự kiên trì và bản lĩnh mới giúp bạn sống sót trong cơn bão việc làm. Dù là “tạm trú” trên sàn nhà bạn bè, sống thiếu thốn từng đồng, nhưng cuối cùng Dhruv cũng đạt được giấc mơ của mình, chứng minh rằng, đôi khi giấc mơ không phải thứ rơi từ trên trời xuống mà là kết quả của những nỗ lực đến tận cùng.
“Rải đơn như phát tờ rơi” và cuộc chiến 6 tháng tìm việc
“300 đơn xin việc, 500 email, 10 cuộc phỏng vấn và chỉ một lời đề nghị làm việc! Dù có trong tay ba kỳ thực tập, GPA ‘đẹp như tranh’ và hoạt động ngoại khóa không thiếu một thứ, tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp suốt 5 tháng,” Dhruv Loya chia sẻ.
Quãng thời gian ấy, Dhruv đã nếm đủ mùi "ở nhờ, ngủ nhờ, và chắt bóp từng đồng lẻ". Visa của anh có nguy cơ hết hạn, hợp đồng thuê nhà bị cắt, bảo hiểm sức khỏe cũng không còn, khiến giấc mơ Tesla của Dhruv như mỏng manh dần theo thời gian. Thế nhưng, nhờ vào bản lĩnh và sự kiên trì hiếm ai bì kịp, cuối cùng anh cũng đã nhận được cái gật đầu từ Tesla - và giờ thì anh có thể tự hào đứng trước cửa trụ sở công ty này với một nụ cười đắc thắng!
Giờ đây khi nhìn lại, Dhruv nhận ra rằng thị trường việc làm ở Mỹ đúng là không phải chuyện đùa, nhất là đối với những du học sinh nước ngoài. “Lời khuyên của tôi cho những người đang cùng cảnh ngộ là hãy coi việc xin việc như một công việc thực sự: lên kế hoạch, kiên trì, và luôn biết dành thời gian nghỉ ngơi cuối tuần. Tôi hiểu đây là hành trình khắc nghiệt về tinh thần, nhưng hãy giữ thái độ tích cực và tin rằng rồi mọi thứ sẽ ổn”, anh viết trên LinkedIn. Bài đăng này nhanh chóng thu hút sự chú ý với hơn 160.000 lượt thích, gần 5.000 bình luận và vô số lượt chia sẻ.
Sa thải và thị trường lao động - “một cơn ác mộng”
Trong khi Dhruv đã thành công, nhiều kỹ sư nước ngoài khác tại Mỹ lại đang đứng trước viễn cảnh không mấy tươi sáng. Sau làn sóng sa thải trong ngành công nghệ từ năm 2023, hàng nghìn kỹ sư nước ngoài phải “vật lộn” với hàng trăm đơn xin việc, chỉ để có thể gia hạn visa H-1B, loại visa dành cho những lao động có tay nghề cao. Visa này không cho phép nghỉ lâu: nếu không tìm được việc mới hoặc tiếp tục đi học, họ có thể bị trục xuất khỏi Mỹ.
Trên LinkedIn và các diễn đàn nghề nghiệp, từ khóa “sa thải H-1B” xuất hiện tràn lan, trở thành nỗi lo chung của cả một cộng đồng người lao động. Sushant Arora, cũng là một kỹ sư người Ấn Độ, đã phải gửi tới 500-600 đơn xin việc sau khi bị sa thải. Nhưng sau cả đống email gửi đi, chỉ có ba nơi gọi phỏng vấn! Arora nói thẳng là anh đã sẵn sàng chấp nhận bất cứ cơ hội nào, miễn là có thể ở lại Mỹ.
Trong khi hàng nghìn kỹ sư nước ngoài đang căng mình tìm việc, giới đầu tư lại nhìn làn sóng sa thải như một tín hiệu “ngon lành”. Giáo sư Jeff Shulman tại Đại học Washington cho biết, sa thải nhân sự giúp các công ty vận hành “tinh gọn” hơn, từ đó làm hài lòng các nhà đầu tư và khiến giá cổ phiếu tăng cao. Thậm chí, làn sóng sa thải còn trở thành “trend” giữa các doanh nghiệp lớn: cứ thấy công ty khác “dọn dẹp” thì mình cũng bắt chước cho bằng bạn bằng bè!
Hành trình vào Tesla của Dhruv là minh chứng cho thấy chỉ có sự kiên trì và bản lĩnh mới giúp bạn sống sót trong cơn bão việc làm. Dù là “tạm trú” trên sàn nhà bạn bè, sống thiếu thốn từng đồng, nhưng cuối cùng Dhruv cũng đạt được giấc mơ của mình, chứng minh rằng, đôi khi giấc mơ không phải thứ rơi từ trên trời xuống mà là kết quả của những nỗ lực đến tận cùng.