Đại dịch đã ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau, một trong số đó là hàng không vận tải. Nợ của ngành hàng không đã vượt qua mức có thể tưởng tượng (gần 400 tỷ USD), các ngân hàng liên tục yêu cầu thanh toán. Thời hạn cuối cùng để thanh toán những con số khổng lồ là vào cuối thập kỷ này, hoặc ngân hàng phải dừng cho vay và thu hồi tài sản. Nhiều hãng hàng không phải giảm giá vé để thu hút khách hàng nhưng rất khó vì tâm lý e ngại dịch bệnh của nhiều du khách.
Hai năm Covid đã làm xáo trộn hệ thống mà ngành hàng không sử dụng để định giá vé. Cụ thể, giá vé thường dựa vào phân tích lưu lượng khách của năm trước đó, được cập nhật liên tục dựa vào dữ liệu về nhu cầu đi lại của hành khách. Hiện tại, kho thông tin đó hoàn toàn trống rỗng và vô ích. Tình hình dịch bệnh khiến dữ liệu duy nhất mà chúng ta có là năm 2019, và đương nhiên không thể dùng nó để dự đoán cho năm 2022 hay bất kỳ năm nào khác.
“Họ sẽ bay mù nếu dựa vào dữ liệu cũ. Thông thường giá vé càng gần ngày bay sẽ càng tăng cao do nhu cầu đặt chuyến khẩn cấp nhưng điều đó sẽ không còn trong tình cảnh dịch bệnh như hiện giờ. Khách hàng phải suy tính rất kỹ càng trước khi quyết định đặt vé hoặc hủy chuyến bay, họ thậm chí phải làm điều đó trước mấy tháng”, Oliver Ranson, cựu giám đốc điều hành QCSC của Qatar Airways, người tư vấn cho các hãng hàng không về chính sách giá.
John Harrison - cựu quản lý doanh thu của hãng bay Iberia, hiện tại là nhân viên của Cumberland Consulting - cho biết những hãng hàng không giá rẻ có một số lợi thế trong tình hình này. Các hãng này chỉ tập trung vào việc lấp kín chỗ ngồi trong những đường bay đơn giản nên họ ưu tiên sử dụng hệ thống định giá dựa vào thời gian thực, thay vì dữ liệu từ mùa bay trước. Với mạng lưới toàn cầu phức tạp, họ nhanh chóng thu hút khách và giành chiến thắng chung cuộc.
Lưu trữ thông tin trên máy tính hiện tại rẻ hơn 1% so với 20 năm trước, nhưng khác với công ty tiêu dùng, ngành hàng không vẫn tỏ ra chậm chân khi tận dụng nguồn thông tin thay thế để dự đoán nhu cầu. “Những thứ mà ngành hàng không đang dùng đã có từ 20 đến 30 năm trước, đó là hệ thống đặt chỗ với cấu trúc và truyền thông dữ liệu sơ khai”, ông nói.
Theo Ranson, các nguồn thông tin thay thế có ba dạng chính. Đầu tiên là mạng xã hội, nền tảng này cho phép họ tăng giá, tận dụng trữ lượng và tạo ra những điểm đến mới phổ biến. Tiếp theo là dữ liệu thẻ tín dụng, cho biết thời điểm mọi người bắt đầu đi du lịch, chi trả nhiều cho nhu cầu ăn uống, đồ trang sức, vé xem kịch. Loại thông tin cuối cùng là từ điện thoại di động và các nền tảng liên lạc như Zoom, lượng thời gian trò chuyện tăng lên là dấu hiệu tiết lộ nhu cầu đi lại sớm bùng nổ của khách hàng.
Tất nhiên, không có dữ liệu nào trong số này có giá rẻ. Sở dĩ ngành hàng không trì hoãn đổi mới cách thức bán vé vì họ phải xoay sở với việc vận hành và duy trì hoạt động hàng ngày của toàn bộ hệ thống. Chiến lược trên hoàn toàn ổn nếu đặt trong thời điểm những năm trước, nhưng trong thời điểm hồi phục hậu Covid nó không còn hiệu quả.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ sớm thay đổi. Ngành hàng không phải sớm thích nghi và phát triển để tạo ra thu nhập nếu không muốn bị phá sản do nợ.
Thay vì giữ giá vé ở mức thấp nhằm thu hút khách du lịch, ngành hàng không đang nâng cấp các dịch vụ phụ trợ như phí hành lý, ăn uống trên chuyến bay, hàng ghế cạnh lối đi và giá vé máy bay linh hoạt để tăng thu nhập. Những chi phí này ban đầu được cung cấp theo từng mục vé cụ thể, giờ đây có thể tùy chỉnh như một sản phẩm thương mại. Ngành hàng không đang cố gắng hết sức để bù lỗ, tránh thiệt hại nặng nề do giá quá thấp hoặc quá cao.
Covid 19 đã gây căng thẳng chưa từng có đối với ngành hàng không toàn cầu. Dù không muốn nhưng chính hành khách sẽ là những người phải trả tiền để hồi phục nó.
Nguồn: Bloomberg
“Họ sẽ bay mù nếu dựa vào dữ liệu cũ. Thông thường giá vé càng gần ngày bay sẽ càng tăng cao do nhu cầu đặt chuyến khẩn cấp nhưng điều đó sẽ không còn trong tình cảnh dịch bệnh như hiện giờ. Khách hàng phải suy tính rất kỹ càng trước khi quyết định đặt vé hoặc hủy chuyến bay, họ thậm chí phải làm điều đó trước mấy tháng”, Oliver Ranson, cựu giám đốc điều hành QCSC của Qatar Airways, người tư vấn cho các hãng hàng không về chính sách giá.
John Harrison - cựu quản lý doanh thu của hãng bay Iberia, hiện tại là nhân viên của Cumberland Consulting - cho biết những hãng hàng không giá rẻ có một số lợi thế trong tình hình này. Các hãng này chỉ tập trung vào việc lấp kín chỗ ngồi trong những đường bay đơn giản nên họ ưu tiên sử dụng hệ thống định giá dựa vào thời gian thực, thay vì dữ liệu từ mùa bay trước. Với mạng lưới toàn cầu phức tạp, họ nhanh chóng thu hút khách và giành chiến thắng chung cuộc.
Lưu trữ thông tin trên máy tính hiện tại rẻ hơn 1% so với 20 năm trước, nhưng khác với công ty tiêu dùng, ngành hàng không vẫn tỏ ra chậm chân khi tận dụng nguồn thông tin thay thế để dự đoán nhu cầu. “Những thứ mà ngành hàng không đang dùng đã có từ 20 đến 30 năm trước, đó là hệ thống đặt chỗ với cấu trúc và truyền thông dữ liệu sơ khai”, ông nói.
Tất nhiên, không có dữ liệu nào trong số này có giá rẻ. Sở dĩ ngành hàng không trì hoãn đổi mới cách thức bán vé vì họ phải xoay sở với việc vận hành và duy trì hoạt động hàng ngày của toàn bộ hệ thống. Chiến lược trên hoàn toàn ổn nếu đặt trong thời điểm những năm trước, nhưng trong thời điểm hồi phục hậu Covid nó không còn hiệu quả.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ sớm thay đổi. Ngành hàng không phải sớm thích nghi và phát triển để tạo ra thu nhập nếu không muốn bị phá sản do nợ.
Thay vì giữ giá vé ở mức thấp nhằm thu hút khách du lịch, ngành hàng không đang nâng cấp các dịch vụ phụ trợ như phí hành lý, ăn uống trên chuyến bay, hàng ghế cạnh lối đi và giá vé máy bay linh hoạt để tăng thu nhập. Những chi phí này ban đầu được cung cấp theo từng mục vé cụ thể, giờ đây có thể tùy chỉnh như một sản phẩm thương mại. Ngành hàng không đang cố gắng hết sức để bù lỗ, tránh thiệt hại nặng nề do giá quá thấp hoặc quá cao.
Covid 19 đã gây căng thẳng chưa từng có đối với ngành hàng không toàn cầu. Dù không muốn nhưng chính hành khách sẽ là những người phải trả tiền để hồi phục nó.
Nguồn: Bloomberg