Đối với việc sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương vào TP Hồ Chí Minh để tạo lập một thành phố mới thì rừng ngập mặn Cần Giờ và Hồ Dầu Tiếng quả thực như là 2 "kho báu xanh" cho sự phát triển bền vững của một thành phố lớn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Rừng ngập mặn Cần Giờ được mệnh danh "lá phổi xanh" của thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Rừng ngập mặn Cần Giờ có tác dụng điều tiết môi trường, chống biến đổi khí hậu, chắn gió ngăn bão lũ, cung cấp cho thành phố nguồn thủy hải sản dồi dào và là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách cả nước và quốc tế.
Tính đến nay, Hồ Dầu Tiếng, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam đã bước sang tuổi 41.
Hồ chứa nước Dầu Tiếng có diện tích 270km2, dung tích 1,58 tỷ mét khối nước thuộc địa phận 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.
Hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam-Hồ Dầu Tiếng có các nhiệm vụ sau
Thứ nhất: Cấp nước ngọt phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Sài Gòn, hỗ trợ tạo nguồn tưới, xả dòng chảy môi trường, cải thiện môi trường và chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và các nhiệm vụ khác.
Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á về diện tích mặt nước (khoảng 270 km²) và dung tích chứa nước (khoảng 1,58 tỷ m³).
Hồ nước nhân tạo nổi tiếng này nằm trên địa phận của ba tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Mặc dù, phần lớn diện tích Hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, nhưng đối với một thành phố mới thành lập sau sáp nhập thì việc có một phần diện tích mặt nước hồ cũng là sở hữu một "kho báu xanh".
Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và là một trong các hồ nhân tạo có diện tích lớn của Đông Nam Á.
Hồ được hình thành do việc chặn dòng chảy của sông Sài Gòn. Hồ được khởi công xây dựng vào năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985. Tên gọi "Dầu Tiếng" xuất phát từ tên của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nơi có một phần diện tích hồ.
Hồ Dầu Tiếng không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng mà còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mặt hồ rộng lớn với nhiều đảo nhỏ. Hồ Dầu Tiếng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đa dạng đối với đời sống kinh tế - xã hội, nông nghiệp và môi trường của khu vực Đông Nam Bộ.
Hồ Dầu Tiếng có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội tỉnh Bình Dương, các tỉnh Đông Nam bộ
Cung cấp nước sinh hoạt
Hồ Dầu Tiếng là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt của người dân ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và cả TP Hồ Chí Minh. Sau sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP HCM thì Hồ Dầu Tiếng vẫn là nơi cung cấp nước ngọt cho một thành phố mới-thành phố có dân số đông nhất Việt Nam.
Phát triển du lịch
Với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, hồ Dầu Tiếng trở thành một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, cắm trại, câu cá, đi thuyền... góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Giao thông thủy
Hồ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy nội địa ở một số khu vực.
An ninh quốc gia
Hồ Dầu Tiếng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Hồ Dầu Tiếng có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp, góp phần hình thành nên một phần vành đai xanh của một thành phố mới sau sáp nhập vai trò quan trọng nhất của Hồ Dầu Tiếng.
Nguồn nước ngọt của hồ đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và một phần TP Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi), góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản, cung cấp nguồn thực phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Vai trò của hồ Dầu Tiếng đối với môi trường
Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam này có khả năng điều tiết lượng nước, giúp giảm thiểu nguy cơ ngập lụt cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn vào mùa mưa. Hồ góp phần cải tạo khí hậu, tạo không gian xanh, điều hòa nhiệt độ cho khu vực.
Hồ có vai trò quan trọng trong việc duy trì dòng chảy môi trường. Hồ Dầu Tiếng thực hiện việc xả nước để duy trì dòng chảy tối thiểu cho hạ lưu sông Sài Gòn, đảm bảo môi trường sống cho các hệ sinh thái dưới nước và ngăn chặn xâm nhập mặn vào mùa khô.
Một khía cạnh khác, hồ Dầu Tiếng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực quanh hồ có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật, cần được bảo vệ và phát triển.
Hồ Dầu Tiếng có cả các hòn đảo và rừng xanh bao quanh, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và đa dạng. Trên mặt hồ Dầu Tiếng rộng lớn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác, tạo điểm nhấn thú vị cho cảnh quan.
Trong số các đảo ở hồ Dầu Tiếng, nổi bật nhất là đảo Nhím (hay còn gọi là đảo Cò) và đảo Trảng. Ngoài ra còn có thể kể đến đảo Xỉn và đảo Đồng Bò.
Đảo Nhím là một trong những đảo lớn, có vẻ đẹp hoang sơ, cây cối xanh tốt. Du khách có thể đến đây bằng thuyền, cano để tham quan, cắm trại, câu cá và tận hưởng không khí trong lành.
Đảo còn có tên gọi khác là đảo Cò vì trước đây có nhiều cò sinh sống. Đảo Trảng: Thường nhỏ hơn đảo Nhím, mang vẻ yên tĩnh, thích hợp cho những ai muốn tìm nơi thư giãn.
Đảo Xỉn cũng là một đảo có diện tích khá lớn, có địa hình đồi núi thấp và được bao phủ bởi rừng cây xanh. Ngoài ra còn có đảo Đồng Bò-một hòn đảo khác trên hồ.
Các hòn đảo này là điểm đến hấp dẫn cho các tour tham quan bằng thuyền, mang lại cảm giác khám phá những vùng đất hoang sơ, biệt lập giữa lòng hồ.
Xung quanh hồ Dầu Tiếng có cả rừng tự nhiên và các khu rừng phòng hộ. Đó là rừng phòng hộ Núi Cậu. Khu vực núi Cậu gần hồ được bao phủ bởi rừng phòng hộ có diện tích lớn (hơn 3.600 ha), đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho khu vực Bình Dương, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. Rừng có nhiều loại thảm thực vật phong phú.
Khu rừng Kiến An nằm gần hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, có giá trị lịch sử là căn cứ cách mạng. Đây là khu rừng già, có địa hình thuận lợi giữa hai con sông Sài Gòn và sông Thị Tính. Ở một số khu vực ven hồ, đặc biệt là gần suối Trúc, có những khu rừng trúc và các thảm thực vật hoang dã xen kẽ.
Theo các báo cáo về việc thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, các loài cá như cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép thường được thả với số lượng lớn nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Điều này có thể cho thấy chúng có số lượng đáng kể trong hồ.
Khi nói đến loài cá ngon nhất ở hồ Dầu Tiếng, thì loài cá lăng nha, cá lăng vàng thường được nhắc đến như là những cá đặc sản nổi tiếng với thịt thơm ngon và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, số lượng cá lăng trong hồ Dầu Tiếng đã giảm đi đáng kể theo thời gian do bị khai thác nhiều.
Ngoài ra, các loài cá tự nhiên và cá được nuôi lồng bè như cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ cũng được đánh giá cao về chất lượng thịt và là nguồn thực phẩm quan trọng tại khu vực hồ Dầu Tiếng.
Rừng ngập mặn Cần Giờ, còn được gọi là Rừng Sác, là một hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo và có tầm quan trọng đặc biệt. Rừng Sác nằm ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.
Phía Đông rừng ngập mặn Cần Giờ giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang, phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, phía Nam giáp Biển Đông.
Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay có tổng diện tích gần 35.000 ha, chiếm 50% diện tích huyện Cần Giờ.
Rừng Cần Giờ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong những khu rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất trên thế giới, năm 2000, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Nằm ở cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đổ ra biển Đông, rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò như một "lá chắn xanh" bảo vệ đất liền khỏi tác động của gió bão, triều cường và xâm nhập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào Sài Gòn - Gia Định và tỏa khắp miền Nam.
Theo một tài liệu từ Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM thì vị trí địa lý đặc biệt của Rừng ngập mặn Cần Giờ làm cho số phận của khu rừng này gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của miền Nam nước ta.
Năm 1296, sứ giả Trung Hoa là Châu Đạt Quan trên đường đi sứ Chân Lạp (Campuchia) mô tả đoạn qua cửa biển Cần Giờ xưa như sau: “Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cây cổ thụ, cát vàng và lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào” (Chân Lạp phong thổ ký).
Từ năm 1698 đến năm 1858, rừng ngập mặn Cần Giờ hoang vu (xưa gọi là Rừng Sác Gia Định), dân cư thưa thớt, nhà Nguyễn cho thiết lập một số đồn để canh phòng cửa biển Cần Giờ, chỉ có lính canh và dân buôn bán, đánh cá ven đồn, trồng trọt trên các giồng đất cao ở các làng Cần Thạnh, Đồng Tranh.
Rừng Sác Gia Định xưa có diện tích hơn 160.000 ha, kéo dài từ cửa biển Cần Giờ lên đến vùng Nhơn Trạch và Nhà Bè ngày nay, rừng bị thu hẹp dần theo quá trình khai khẩn đất đai.
Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, xuất bản năm 1818, cho biết ở tổng An Thít và tổng Cần Giờ xưa có nhiều cọp, beo, hươu, nai, khỉ, rùa vàng.
Dưới sông dồi dào hải sản, nhiều loài cá quý hiếm như cá chìa vôi vây dài 8 -10cm, cá đường bụng trắng dài tới 1m, cá mú có con dài tới 1,5m, cá heo, cá sấu, đồi mồi ...
Đặc biệt có cá voi thường giúp đỡ ngư dân, mỗi khi người dân bị đắm thuyền thì dìu họ vào bờ, do vậy nhân dân rất kính lễ và lập đền thờ như vị Thành Hoàng, nay còn đền thờ ở xã Cần Thạnh.
Trong khoảng thời gian từ năm 1776 – 1801, 05 lần kéo quân vào Gia Định dẹp Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều đi bằng đường thuỷ từ Qui Nhơn đến cửa Cần Giờ, theo sông Lòng tàu vào thành Gia Định. Trên dòng sông này đã xảy ra một số trận thuỷ chiến lớn giữa quân Nguyễn Huệ và quân Nguyễn Ánh.
Tháng giêng năm Ất Tỵ (1785), lần thứ 05 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định cũng đi qua cửa Cần Giờ, sau đó hợp với quân trấn thủ thành Gia Định của Trương Văn Đa kéo về Mỹ Tho tiêu diệt 20 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút.
Năm 1858 quân Pháp tấn công Đà Nẵng, âm mưu xâm lược nước ta, nhưng gặp sự kháng cự quyết liệt của quân dân Đà Nẵng, chúng buộc phải chuyển hướng vào đánh chiếm thành Gia Định.
Ngày 10/02/1859 quân Pháp bắt đầu bắn phá pháo đài Phước Thắng ở núi Lại Sơn, Hòn Rái, bờ bắc cửa biển Cần Giờ, sau đó chúng vừa đánh các đồn canh phòng dọc sông Lòng Tàu vừa dò dẫm vượt qua rừng Sác Cần Giờ để tiến vào đánh chiếm thành Gia Định.
Rừng Sác hoang vu, nhiều bất trắc hiểm nguy, người dân trong vùng làm nghề đốn củi, đánh cá, mò cua, bắt ốc thường tụ tập thành từng đoàn ghe để tương trợ lẫn nhau, đã hiệp với quân triều đình tại các đồn dọc cửa biển Cần Giờ chống quân xâm lược, mặc dù tay không đương cự với tàu sắt, súng đồng nhưng đã kìm chân quân Pháp gần một tuần lễ, đánh đắm 01 tàu Pháp tại cửa biển Cần Giờ.
Năm 1863, khi căn cứ Tân Hoà ở Tiền Giang thất thủ, nghĩa quân Trương Định lui về dựng căn cứ tại xã Lý Nhơn, Cần Giờ, đóng tại rạch Trú. Rừng Cần Giờ trở thành chiến khu của nghĩa quân Trương Định, tiếp tục cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.
Từ năm 1962 – 1969 rừng Sác Cần Giờ đón 120 lượt tàu thuyền với hàng ngàn tấn hàng hoá chuyển vào phục vụ chiến trường, và từ Cần Giờ những chuyến ghe xuồng của cơ sở cách mạng, bí mật vượt sông Lòng Tàu, Thị Vãi đi vào các chiến khu miền Đông Nam bộ.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc (30/4/1975), toàn dân bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước.
Năm 1978, Thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Đây quả là quyết định vô cùng sáng suốt của các nhà Lãnh đạo trong bối cảnh Thành phố sau ngày giải phóng với muôn vàn khó khăn, lo toan chồng chất.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo thành phố, nhân dân Cần Giờ nô nức đi trồng rừng, vẫn còn in đậm mãi trong lòng cán bộ và nhân dân, hàng ngàn người dân các xã: Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hòa, Cần Thạnh và đội viên Thanh niên xung phong các quận nội thành, các nhà khoa học, nhà quản lý bì bõm lội sình cắm từng trái đước xuống “vành đai trắng” Cần Giờ. Lực lượng lao động trồng rừng có khi lên đến 6.000 người.
Đến năm 1998 cơ bản hoàn thành công tác trồng lại rừng tại Cần Giờ, tiếp theo là chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng.
Kết quả sau 30 năm kiên trì trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thành phố Hồ Chí Minh đã khôi phục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ.
Rừng ngập mặn Cần Giờ cung cấp nguồn lợi thủy sản quan trọng, là nơi khai thác các loài hải sản và nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương.
Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và hệ sinh thái độc đáo, rừng ngập mặn Cần Giờ là một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Lịch sử diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ trải qua nhiều giai đoạn biến động, chủ yếu do các yếu tố chiến tranh, khai thác và nỗ lực phục hồi.
Trước năm 1975, rừng ngập mặn Cần Giờ từng là một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn, có diện tích ước tính khoảng 40.000 - 45.000 ha.
Giai đoạn chiến tranh (1962-1971), trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá nặng nề do bom đạn và chất độc hóa học (chất da cam). Ước tính diện tích rừng bị mất lên đến 35.000 ha, chỉ còn lại khoảng 5.000 - 10.000 ha rải rác.
Giai đoạn sau chiến tranh (từ 1978 đến nay). Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam, cấp ủy, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã có những chương trình, dự án lớn để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế và cộng đồng địa phương, diện tích rừng đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Hiện tại: Theo các số liệu thống kê gần đây, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt khoảng 35.000 ha. Đây là kết quả của quá trình trồng mới, tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng hiệu quả và cũng là bảo bệ lá phổi xanh, "kho báu xanh" của một thành phố mới sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vung Tàu vào TP HCM.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Rừng ngập mặn Cần Giờ được mệnh danh "lá phổi xanh" của thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Rừng ngập mặn Cần Giờ có tác dụng điều tiết môi trường, chống biến đổi khí hậu, chắn gió ngăn bão lũ, cung cấp cho thành phố nguồn thủy hải sản dồi dào và là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách cả nước và quốc tế.
Tính đến nay, Hồ Dầu Tiếng, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam đã bước sang tuổi 41.

Hồ chứa nước Dầu Tiếng có diện tích 270km2, dung tích 1,58 tỷ mét khối nước thuộc địa phận 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.
Hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam-Hồ Dầu Tiếng có các nhiệm vụ sau
Thứ nhất: Cấp nước ngọt phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Sài Gòn, hỗ trợ tạo nguồn tưới, xả dòng chảy môi trường, cải thiện môi trường và chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và các nhiệm vụ khác.
Thành phố HCM sáp nhập với 2 tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập, có thể TP HCM sở hữu "kho báu xanh" thứ nhất: Hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á về diện tích mặt nước (khoảng 270 km²) và dung tích chứa nước (khoảng 1,58 tỷ m³).
Hồ nước nhân tạo nổi tiếng này nằm trên địa phận của ba tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Mặc dù, phần lớn diện tích Hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, nhưng đối với một thành phố mới thành lập sau sáp nhập thì việc có một phần diện tích mặt nước hồ cũng là sở hữu một "kho báu xanh".
Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và là một trong các hồ nhân tạo có diện tích lớn của Đông Nam Á.

Hồ được hình thành do việc chặn dòng chảy của sông Sài Gòn. Hồ được khởi công xây dựng vào năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985. Tên gọi "Dầu Tiếng" xuất phát từ tên của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nơi có một phần diện tích hồ.
Hồ Dầu Tiếng không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng mà còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mặt hồ rộng lớn với nhiều đảo nhỏ. Hồ Dầu Tiếng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đa dạng đối với đời sống kinh tế - xã hội, nông nghiệp và môi trường của khu vực Đông Nam Bộ.
Hồ Dầu Tiếng có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội tỉnh Bình Dương, các tỉnh Đông Nam bộ
Cung cấp nước sinh hoạt
Hồ Dầu Tiếng là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt của người dân ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và cả TP Hồ Chí Minh. Sau sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP HCM thì Hồ Dầu Tiếng vẫn là nơi cung cấp nước ngọt cho một thành phố mới-thành phố có dân số đông nhất Việt Nam.
Phát triển du lịch
Với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, hồ Dầu Tiếng trở thành một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, cắm trại, câu cá, đi thuyền... góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Giao thông thủy
Hồ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy nội địa ở một số khu vực.
An ninh quốc gia

Hồ Dầu Tiếng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Hồ Dầu Tiếng có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp, góp phần hình thành nên một phần vành đai xanh của một thành phố mới sau sáp nhập vai trò quan trọng nhất của Hồ Dầu Tiếng.
Nguồn nước ngọt của hồ đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và một phần TP Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi), góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản, cung cấp nguồn thực phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Vai trò của hồ Dầu Tiếng đối với môi trường
Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam này có khả năng điều tiết lượng nước, giúp giảm thiểu nguy cơ ngập lụt cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn vào mùa mưa. Hồ góp phần cải tạo khí hậu, tạo không gian xanh, điều hòa nhiệt độ cho khu vực.

Hồ có vai trò quan trọng trong việc duy trì dòng chảy môi trường. Hồ Dầu Tiếng thực hiện việc xả nước để duy trì dòng chảy tối thiểu cho hạ lưu sông Sài Gòn, đảm bảo môi trường sống cho các hệ sinh thái dưới nước và ngăn chặn xâm nhập mặn vào mùa khô.
Một khía cạnh khác, hồ Dầu Tiếng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực quanh hồ có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật, cần được bảo vệ và phát triển.
Hồ Dầu Tiếng có cả các hòn đảo và rừng xanh bao quanh, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và đa dạng. Trên mặt hồ Dầu Tiếng rộng lớn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác, tạo điểm nhấn thú vị cho cảnh quan.
Trong số các đảo ở hồ Dầu Tiếng, nổi bật nhất là đảo Nhím (hay còn gọi là đảo Cò) và đảo Trảng. Ngoài ra còn có thể kể đến đảo Xỉn và đảo Đồng Bò.
Đảo Nhím là một trong những đảo lớn, có vẻ đẹp hoang sơ, cây cối xanh tốt. Du khách có thể đến đây bằng thuyền, cano để tham quan, cắm trại, câu cá và tận hưởng không khí trong lành.
Đảo còn có tên gọi khác là đảo Cò vì trước đây có nhiều cò sinh sống. Đảo Trảng: Thường nhỏ hơn đảo Nhím, mang vẻ yên tĩnh, thích hợp cho những ai muốn tìm nơi thư giãn.
Đảo Xỉn cũng là một đảo có diện tích khá lớn, có địa hình đồi núi thấp và được bao phủ bởi rừng cây xanh. Ngoài ra còn có đảo Đồng Bò-một hòn đảo khác trên hồ.
Các hòn đảo này là điểm đến hấp dẫn cho các tour tham quan bằng thuyền, mang lại cảm giác khám phá những vùng đất hoang sơ, biệt lập giữa lòng hồ.
Xung quanh hồ Dầu Tiếng có cả rừng tự nhiên và các khu rừng phòng hộ. Đó là rừng phòng hộ Núi Cậu. Khu vực núi Cậu gần hồ được bao phủ bởi rừng phòng hộ có diện tích lớn (hơn 3.600 ha), đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho khu vực Bình Dương, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. Rừng có nhiều loại thảm thực vật phong phú.
Khu rừng Kiến An nằm gần hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, có giá trị lịch sử là căn cứ cách mạng. Đây là khu rừng già, có địa hình thuận lợi giữa hai con sông Sài Gòn và sông Thị Tính. Ở một số khu vực ven hồ, đặc biệt là gần suối Trúc, có những khu rừng trúc và các thảm thực vật hoang dã xen kẽ.
Theo các báo cáo về việc thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, các loài cá như cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép thường được thả với số lượng lớn nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Điều này có thể cho thấy chúng có số lượng đáng kể trong hồ.
Khi nói đến loài cá ngon nhất ở hồ Dầu Tiếng, thì loài cá lăng nha, cá lăng vàng thường được nhắc đến như là những cá đặc sản nổi tiếng với thịt thơm ngon và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, số lượng cá lăng trong hồ Dầu Tiếng đã giảm đi đáng kể theo thời gian do bị khai thác nhiều.
Ngoài ra, các loài cá tự nhiên và cá được nuôi lồng bè như cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ cũng được đánh giá cao về chất lượng thịt và là nguồn thực phẩm quan trọng tại khu vực hồ Dầu Tiếng.
Thành phố mới thành lập sau sáp nhập sở hữu khu rừng ngập mặn có diện tích lớn của Việt Nam

Rừng ngập mặn Cần Giờ, còn được gọi là Rừng Sác, là một hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo và có tầm quan trọng đặc biệt. Rừng Sác nằm ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.
Phía Đông rừng ngập mặn Cần Giờ giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang, phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, phía Nam giáp Biển Đông.
Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay có tổng diện tích gần 35.000 ha, chiếm 50% diện tích huyện Cần Giờ.
Rừng Cần Giờ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong những khu rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất trên thế giới, năm 2000, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Nằm ở cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đổ ra biển Đông, rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò như một "lá chắn xanh" bảo vệ đất liền khỏi tác động của gió bão, triều cường và xâm nhập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào Sài Gòn - Gia Định và tỏa khắp miền Nam.
Theo một tài liệu từ Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM thì vị trí địa lý đặc biệt của Rừng ngập mặn Cần Giờ làm cho số phận của khu rừng này gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của miền Nam nước ta.
Năm 1296, sứ giả Trung Hoa là Châu Đạt Quan trên đường đi sứ Chân Lạp (Campuchia) mô tả đoạn qua cửa biển Cần Giờ xưa như sau: “Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cây cổ thụ, cát vàng và lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào” (Chân Lạp phong thổ ký).

Từ năm 1698 đến năm 1858, rừng ngập mặn Cần Giờ hoang vu (xưa gọi là Rừng Sác Gia Định), dân cư thưa thớt, nhà Nguyễn cho thiết lập một số đồn để canh phòng cửa biển Cần Giờ, chỉ có lính canh và dân buôn bán, đánh cá ven đồn, trồng trọt trên các giồng đất cao ở các làng Cần Thạnh, Đồng Tranh.
Rừng Sác Gia Định xưa có diện tích hơn 160.000 ha, kéo dài từ cửa biển Cần Giờ lên đến vùng Nhơn Trạch và Nhà Bè ngày nay, rừng bị thu hẹp dần theo quá trình khai khẩn đất đai.
Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, xuất bản năm 1818, cho biết ở tổng An Thít và tổng Cần Giờ xưa có nhiều cọp, beo, hươu, nai, khỉ, rùa vàng.
Dưới sông dồi dào hải sản, nhiều loài cá quý hiếm như cá chìa vôi vây dài 8 -10cm, cá đường bụng trắng dài tới 1m, cá mú có con dài tới 1,5m, cá heo, cá sấu, đồi mồi ...
Đặc biệt có cá voi thường giúp đỡ ngư dân, mỗi khi người dân bị đắm thuyền thì dìu họ vào bờ, do vậy nhân dân rất kính lễ và lập đền thờ như vị Thành Hoàng, nay còn đền thờ ở xã Cần Thạnh.
Trong khoảng thời gian từ năm 1776 – 1801, 05 lần kéo quân vào Gia Định dẹp Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều đi bằng đường thuỷ từ Qui Nhơn đến cửa Cần Giờ, theo sông Lòng tàu vào thành Gia Định. Trên dòng sông này đã xảy ra một số trận thuỷ chiến lớn giữa quân Nguyễn Huệ và quân Nguyễn Ánh.
Tháng giêng năm Ất Tỵ (1785), lần thứ 05 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định cũng đi qua cửa Cần Giờ, sau đó hợp với quân trấn thủ thành Gia Định của Trương Văn Đa kéo về Mỹ Tho tiêu diệt 20 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút.
Năm 1858 quân Pháp tấn công Đà Nẵng, âm mưu xâm lược nước ta, nhưng gặp sự kháng cự quyết liệt của quân dân Đà Nẵng, chúng buộc phải chuyển hướng vào đánh chiếm thành Gia Định.
Ngày 10/02/1859 quân Pháp bắt đầu bắn phá pháo đài Phước Thắng ở núi Lại Sơn, Hòn Rái, bờ bắc cửa biển Cần Giờ, sau đó chúng vừa đánh các đồn canh phòng dọc sông Lòng Tàu vừa dò dẫm vượt qua rừng Sác Cần Giờ để tiến vào đánh chiếm thành Gia Định.
Rừng Sác hoang vu, nhiều bất trắc hiểm nguy, người dân trong vùng làm nghề đốn củi, đánh cá, mò cua, bắt ốc thường tụ tập thành từng đoàn ghe để tương trợ lẫn nhau, đã hiệp với quân triều đình tại các đồn dọc cửa biển Cần Giờ chống quân xâm lược, mặc dù tay không đương cự với tàu sắt, súng đồng nhưng đã kìm chân quân Pháp gần một tuần lễ, đánh đắm 01 tàu Pháp tại cửa biển Cần Giờ.

Năm 1863, khi căn cứ Tân Hoà ở Tiền Giang thất thủ, nghĩa quân Trương Định lui về dựng căn cứ tại xã Lý Nhơn, Cần Giờ, đóng tại rạch Trú. Rừng Cần Giờ trở thành chiến khu của nghĩa quân Trương Định, tiếp tục cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.
Rừng ngập mặn Cần Giờ-địa chỉ đỏ của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng Sác Cần Giờ là một địa chỉ đỏ của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.Từ năm 1962 – 1969 rừng Sác Cần Giờ đón 120 lượt tàu thuyền với hàng ngàn tấn hàng hoá chuyển vào phục vụ chiến trường, và từ Cần Giờ những chuyến ghe xuồng của cơ sở cách mạng, bí mật vượt sông Lòng Tàu, Thị Vãi đi vào các chiến khu miền Đông Nam bộ.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc (30/4/1975), toàn dân bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước.
Năm 1978, Thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Đây quả là quyết định vô cùng sáng suốt của các nhà Lãnh đạo trong bối cảnh Thành phố sau ngày giải phóng với muôn vàn khó khăn, lo toan chồng chất.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo thành phố, nhân dân Cần Giờ nô nức đi trồng rừng, vẫn còn in đậm mãi trong lòng cán bộ và nhân dân, hàng ngàn người dân các xã: Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hòa, Cần Thạnh và đội viên Thanh niên xung phong các quận nội thành, các nhà khoa học, nhà quản lý bì bõm lội sình cắm từng trái đước xuống “vành đai trắng” Cần Giờ. Lực lượng lao động trồng rừng có khi lên đến 6.000 người.
Đến năm 1998 cơ bản hoàn thành công tác trồng lại rừng tại Cần Giờ, tiếp theo là chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng.
Kết quả sau 30 năm kiên trì trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thành phố Hồ Chí Minh đã khôi phục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ.
Thành phố mới được thành lập bên khu dự trữ sinh quyển của thế giới
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài động thực vật quý hiếm, bao gồm các loài cây ngập mặn đặc trưng (đước, mắm, vẹt, bần...), các loài chim nước, động vật thân mềm, giáp xác và các loài cá có giá trị kinh tế.
Rừng ngập mặn Cần Giờ cung cấp nguồn lợi thủy sản quan trọng, là nơi khai thác các loài hải sản và nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương.
Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và hệ sinh thái độc đáo, rừng ngập mặn Cần Giờ là một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Lịch sử diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ trải qua nhiều giai đoạn biến động, chủ yếu do các yếu tố chiến tranh, khai thác và nỗ lực phục hồi.
Trước năm 1975, rừng ngập mặn Cần Giờ từng là một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn, có diện tích ước tính khoảng 40.000 - 45.000 ha.
Giai đoạn chiến tranh (1962-1971), trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá nặng nề do bom đạn và chất độc hóa học (chất da cam). Ước tính diện tích rừng bị mất lên đến 35.000 ha, chỉ còn lại khoảng 5.000 - 10.000 ha rải rác.
Giai đoạn sau chiến tranh (từ 1978 đến nay). Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam, cấp ủy, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã có những chương trình, dự án lớn để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế và cộng đồng địa phương, diện tích rừng đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Hiện tại: Theo các số liệu thống kê gần đây, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt khoảng 35.000 ha. Đây là kết quả của quá trình trồng mới, tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng hiệu quả và cũng là bảo bệ lá phổi xanh, "kho báu xanh" của một thành phố mới sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vung Tàu vào TP HCM.