Bui Nhat Minh
Intern Writer
Trong nhiều thập kỷ qua, ngành sản xuất máy bay chở khách quốc tế gần như là sân chơi riêng của hai ông lớn Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu). Nhưng giờ đây, một cái tên mới đến từ Trung Quốc Comac đang dần trở thành đối thủ đáng gờm, với tham vọng phá vỡ thế độc quyền kép này.
Tính đến năm 2024, đã có 19 chiếc C919 được đưa vào hoạt động thương mại, chủ yếu trong các hãng hàng không Trung Quốc. Tuy nhiên, Comac tuyên bố đã nhận hơn 1.000 đơn đặt hàng và kỳ vọng sản lượng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Ngay cả hãng hàng không giá rẻ Ryanair của châu Âu cũng thừa nhận đang cân nhắc mua C919 nếu mức giá rẻ hơn Airbus từ 10 đến 20%.
Không chỉ dừng lại ở C919, Comac còn đang phát triển các mẫu máy bay thân rộng như C929, C939, và thậm chí là một mẫu máy bay siêu thanh C949, cho thấy tầm nhìn dài hạn và tham vọng toàn cầu của hãng.
Ngoài ra, Trung Quốc nhiều lần bị cáo buộc đánh cắp công nghệ từ các công ty hàng không phương Tây. Một số vụ án hình sự tại Mỹ đã nêu đích danh mối liên hệ giữa các kỹ sư, tin tặc và Comac, làm dấy lên nghi ngờ trong cộng đồng quốc tế. Điều này khiến quá trình cấp chứng nhận quốc tế cho C919 gặp khó khăn đặc biệt tại châu Âu, nơi có thể mất từ 3–6 năm để đánh giá toàn diện.
Tuy vậy, tiềm năng phát triển nội địa là vũ khí quan trọng của Comac. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 1/5 nhu cầu máy bay thương mại toàn cầu, và chính phủ nước này đang ưu tiên hỗ trợ các hãng nội địa sử dụng máy bay “cây nhà lá vườn”. (Yahoo Finance)
C919 "chiếc Airbus giá rẻ" của Trung Quốc
Comac, tên đầy đủ là Tổng công ty Máy bay thương mại Trung Quốc, được thành lập năm 2008 và hiện là nhà sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu nước này. Dòng máy bay chủ lực của hãng C919 được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với Boeing 737 và Airbus A320. Mẫu máy bay này có sức chứa từ 156 đến 168 hành khách, tầm bay xa, một lối đi gần như là “bản sao giá rẻ” của A320.
Tính đến năm 2024, đã có 19 chiếc C919 được đưa vào hoạt động thương mại, chủ yếu trong các hãng hàng không Trung Quốc. Tuy nhiên, Comac tuyên bố đã nhận hơn 1.000 đơn đặt hàng và kỳ vọng sản lượng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Ngay cả hãng hàng không giá rẻ Ryanair của châu Âu cũng thừa nhận đang cân nhắc mua C919 nếu mức giá rẻ hơn Airbus từ 10 đến 20%.
Không chỉ dừng lại ở C919, Comac còn đang phát triển các mẫu máy bay thân rộng như C929, C939, và thậm chí là một mẫu máy bay siêu thanh C949, cho thấy tầm nhìn dài hạn và tham vọng toàn cầu của hãng.
Thách thức lớn: thuế quan, công nghệ và niềm tin quốc tế
Dù có tiềm năng, Comac cũng đối mặt với không ít khó khăn. Trước hết, máy bay C919 phụ thuộc nhiều vào linh kiện từ Mỹ và châu Âu chiếm hơn 70% nhà cung cấp, theo Bank of America. Các đòn thuế quan từ chính quyền Mỹ, nếu được áp dụng trở lại, có thể làm chậm hoặc thậm chí đình trệ toàn bộ chương trình.
Ngoài ra, Trung Quốc nhiều lần bị cáo buộc đánh cắp công nghệ từ các công ty hàng không phương Tây. Một số vụ án hình sự tại Mỹ đã nêu đích danh mối liên hệ giữa các kỹ sư, tin tặc và Comac, làm dấy lên nghi ngờ trong cộng đồng quốc tế. Điều này khiến quá trình cấp chứng nhận quốc tế cho C919 gặp khó khăn đặc biệt tại châu Âu, nơi có thể mất từ 3–6 năm để đánh giá toàn diện.
Tuy vậy, tiềm năng phát triển nội địa là vũ khí quan trọng của Comac. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 1/5 nhu cầu máy bay thương mại toàn cầu, và chính phủ nước này đang ưu tiên hỗ trợ các hãng nội địa sử dụng máy bay “cây nhà lá vườn”. (Yahoo Finance)