"Hết hồn" khi thấy rắn hổ mang bạch tạng bò vào nhà, toàn thân 1 màu trắng "chết chóc"

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Những người hàng xóm phát hiện con rắn hổ mang trắng toát vượt ra khỏi dòng nước chảy xiết trên mặt đất và đi vào lối đi bên cạnh ngôi nhà ở thành phố Coimbatore thuộc bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Các chuyên gia từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã (WNCT) sau đó đã đến nơi bắt con rắn, rồi thả nó về tự nhiên.
Con rắn dài 1,5 m được xác định là rắn hổ mang Ấn Độ bạch tạng (Naja naja), đại diện của WNCT viết trên Facebook. Loài này, còn được gọi là rắn hổ mang mắt, được coi là một trong "tứ đại" loài rắn gây ra nhiều vụ rắn cắn nhất ở Ấn Độ.
Bạch tạng là một tình trạng di truyền ngăn động vật sản xuất sắc tố melanin, tạo màu cho da, lông, lông vũ hoặc vảy của chúng. Đó là gien lặn, có nghĩa là cả bố và mẹ đều phải sở hữu gien này và truyền nó cho con cái.
Động vật bạch tạng cũng thiếu sắc tố trong mống mắt, nghĩa là chúng có mắt màu hồng hoặc đỏ, dẫn đến giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn; hơn nữa, da của chúng rất dễ bị cháy nắng.
Đối với hầu hết các loài động vật, bệnh bạch tạng có thể là bản án tử hình. Màu trắng của chúng khiến chúng trở nên nổi bật trước những kẻ săn mồi, có nghĩa là nhiều con chết khi còn nhỏ.
Hết hồn khi thấy rắn hổ mang bạch tạng bò vào nhà, toàn thân 1 màu trắng chết chóc
Tuy nhiên, bệnh bạch tạng không phải lúc nào cũng là bất lợi, ít nhất là đối với một số loài rắn. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2022 trên tạp chí Zoology, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những con rắn giả để kiểm tra xem rắn trắng hoặc bạch tạng có nguy cơ bị chim ăn thịt cao hơn so với những cá thể có màu bình thường hay không. Kết quả cho thấy rằng, bệnh bạch tạng không làm tăng tỷ lệ ăn thịt, có thể là do sự đổi màu của chúng khiến những con chim bối rối, không dám ăn thịt.
Bắt rắn một cách an toàn là rất quan trọng vì loài này có nọc độc cao. Nọc độc của chúng có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Điều quan trọng là phải xử lý những con rắn này một cách cẩn thận và thành thạo, vì bất kỳ sai lầm nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có từ 81.000 đến 138.000 ca tử vong xảy ra ở Ấn Độ mỗi năm do bị rắn cắn.

Theo Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top